Tất cả bài viết

Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

1. HỘI VIỆT NAM CÁCH MẠNG THANH NIÊN Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925).- Tháng 6– 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.Quá trình hoạt động* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...* Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).* Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác – Lênin.* Hoạt động tiêu biểu:- Nguyễn Ái Quốc tiếp tục huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.- Tuyên truyền sách báo Mác-xít:+ Ra báo Thanh niên (6 – 1925) làm cơ quan ngôn luận.+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất- Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá”. Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.+ Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG Sự ra đời- Trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập, do Nguyễn Thái Học,... đứng đầu.Quá trình hoạt động* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tư sản dân tộc,..* Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở một số tỉnh Bắc Kì.* Đường lối đấu tranh:- Lúc mới thành lập, chưa có cương lĩnh rõ ràng, chỉ nêu chung chung là: trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng.- Năm 1929, công bố Chương trình hành động, nêu rõ nguyên tắc “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra qua 4 thời kì, nhằm mục đích:+ Đánh đuổi giặc Pháp, lật đổ ngôi vua.+ Thành lập chính phủ cộng hòa, thực hiện các quyền tự do dân chủ* Phương pháp đấu tranh:- Bạo động vũ trang, nặng về ám sát, khủng bố cá nhân.- Hoạt động đấu tranh thiên về quân sự, ít chú ý đến tuyên truyền cách mạng, xây dựng cơ sở trong quần chúng.* Hoạt động tiêu biểu: tổ chức khởi nghĩa yên bái (9/2/1930), nhưng thất bại. 3. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929Hoàn cảnh: Năm 1929 phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam ngày càng phát triển, kết thành làn sóng mạnh mẽ.Sự thành lập các tổ chức cộng sản* Đông Dương cộng sản đảng- Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên.- Từ ngày 01 - 9/5/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản song không được chấp nhận nên bỏ về nước.- 17/ 6/1929 đại biểu cộng sản miền Bắc họp tại nhà số 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội ) quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo Búa Liềm, cử ra Ban chấp hành Trung Ương Đảng.* An Nam cộng sản đảng- Tháng 8/1929, Cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam kỳ thành lập An Nam cộng sản đảng, ra tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận.* Đông Dương cộng sản liên đoàn.- Tháng 9/1929, một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.Ý nghĩa- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929) là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.- Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau,làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamHoàn cảnh- Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh => Hội Việt Nam cách mạng thanh niên không đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo => đòi hỏi phải thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản để tiếp tục lãnh đạo phong trào phát triển đi lên.- Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau => phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.- Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân liệt thành hai Đảng cộng sản, liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.Từ 6/1 đến 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản đã được triệu tập tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) với sự tham gia của các đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản đảng.Nội dung Hội nghị- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ.- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ai Quốc sọan thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.* Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:+ Đường lối chiến lược: cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn là tiến hành “cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: chống đế quốc, chống phong kiến.+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo,...+ Động lực cách mạng: lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân, ngoài ra còn có: tiểu tư sản, trí thức; phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.+ Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.+ Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.- Đến ngày 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn ra nhập Đảng cộng sản Việt Nam.Ý nghĩa: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX.- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng.- Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

Một số thuật ngữ Lịch sử cần ghi nhớ

 * Trích Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông (GS Phan Ngọc Liên chủ biên) và Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam (Bộ Quốc phòng)1. BÀI HỌC LỊCH SỬNhững bài học rút ra từ quá khứ, có ích cho cuộc sống hiện tại. Đó là những bài học thành công và thất bại. Bài học lịch sử đạt trình độ cao hơn kinh nghiệm lịch sử ở tính khái quát - lí luận, thể hiện ở mức độ nhất định tính quy luật, giup cho người đời sau tránh được thiếu sót, sai lầm đã phạm, vận dụng, phát huy sáng tạo những điếu tích cực, thành công.2. BÃI CÔNGViệc tạm ngừng một bộ phận hay toàn bộ công việc sản xuất mang tính chất tập thể của công nhân, viên chức chống các chủ nhà máy, hầm mỏ, đồn điền nhằm đòi hỏi hoặc phản đối một việc gì. Bãi công là một hình thức đấu tranh của công nhân chống giai cấp tư sản về mặt kinh tế và tiến tới đấu tranh chính trị.3. BÃI CÔNG CHÍNH TRỊViệc tạm ngừng công việc của công nhân, viên chức để đòi thưc hiện; yêu sách chính trị, có mục đích chính tri: 4. BẠO ĐỘNGDùng sức mạnh vũ trang nhằm lật đổ, thay đổi người thống trị, hoặc để chống lại lực lượng tiến bộ. "Cuộc bạo động của Việt Nam quốc dân đảng (2-1930) nổ ra quá sớm nên khó thành công" (Nguyễn Ái Quốc).5. BẠO LỰCSức mạnh đấu tranh về quân sự, chính trị... của một giai cấp, một tập đoàn này đối với giai cấp, tập đoàn khác nhằm giành chính quyển, đàn áp hoặc lật đổ chính quyền; Có bạo lực cách mạng và bạo lực phản cách mạng.6. BẠO LỰC CÁCH MẠNGSức mạnh của quần chúng cách mạng dùng để đánh đổ chính quyền của bọn thống trị, giành lấy chính quyền về tay nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng: Bạo lực cách mạng là sức mạnh tông hợp (chính trị, quân sự...) rất to lớn. Đó là công cụ để đập tan một chế độ xã hội đã lỗi thời, thúc đẩy sự phát triển, chuyển biến cách mạng. Dùng bạo lực cách mạng chống bạo lực phản cách mạng.7. BỘ ĐỘI CHỦ LỰCLực lượng vũ trang nòng cốt của Quân đội nhân dân Viêt Nam, gồm các quân chủng, binh chủng, bộ đội chuyên môn, được tổ chức từ cấp tiểu đoàn đến quân đoàn, tìây là lưc lượng cơ động trên chiến trường, tác chiến tập trung, phối hợp với bộ đòi địa phương, bộ đội biên phòng và dân quân tự vệ. Tiền thân của bộ đội chủ lực là đội "Việt Nam tuyên tuyền giải phóng quân", thành lập ngày 22-12-1944.8. BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNGLực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 7-4- 1949, có nhiệm vụ tác chiến chủ yêu trên địa bàn một địa phương (tỉnh, thành phố, huyện, quận, thị xã). Tổ chức biên chế cao nhất là trung đoàn, có thể thêm một số đơn vị binh chủng, bộ đôi chuyên môn, làm nhiệm vụ hậu bị trực tiếp của bộ đội chủ lực và giúp đỡ dân quân du kích trong huấn luyện, phối hợp chiến đấu trên địa bàn.9. BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬThời điểm có những chuyển biến mạnh mẽ, tạo nên một sự thay đổi căn bản trong sự phát triển lịch sử. VD Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu 1930) là một bước ngoặt lịch sử trong công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.10. CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢNCách mạng tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ. Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản lập chế độ cộng hoà, nắm quyền thống trị thay cho giai cấp phong kiến. Cách mạng đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản giành độc lập và phát triển. Trong cách mạng dân chủ tư sản, đông đảo quẩn chúng nhân dân (công nhân, nông dân) đưa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị của mình, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng tư sản; một số yêu sách vượt khỏi giới hạn mà giai cấp tư sản đạt ra cho mình.11. CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN KIỂU MỚICách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa: Cách mạng 1905 ở Nga là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.12. CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦCách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là chống đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc và dân chủ cho nhân dân.13. CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN (thuật ngữ ra đời tại ĐH II-1951)Cách mạng dân tộc dân chủ mang tính chất nhân dân sâu sắc, nhằm đánh đổ thưc dân, phong kiến, xây dưng chế độ công hoà dân chủ rồi chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam tiến hành từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cuộc cách mang dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cách mạng này kết thúc vào năm 1975, khi cả nước được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất và cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.14. CÁCH MẠNG VÔ SẢNCách mạng do giai cấp vô sàn lãnh đạo, nhằm dùng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, lập nên chế độ xã hội chủ nghĩa: Cách mạng 18-3-1871 ở Pari là một cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới.15. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨACuộc cách mạng thực hiện nhiệm vụ chuyển xã hội từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang chế độ xã hội chủ nghĩa - giai đoạn đầu của chế độ cộng sản chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp vô sản lãnh đạo thông qua chính đảng mácxit - lêninnít, đập tan bộ máy nhà nước cũ, xác lập nền chuyên chính vô sản, xoá bỏ mọi hình thức, chế độ người bóc lột người và các đối kháng giai cấp, xác lập quyền sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, bảo đảm sự phát triển toàn diện và cân đối của con người. Đây là cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để nhất trong lịch sử và trải qua nhiều gay go, có khi tạm thất bại để cuối cùng sẽ thắng lợi.Tuy bản chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa giống nhau, song việc tiến hành ở mỗi nước rất sáng tạo.16. CẢI CÁCHĐổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không động tới nền tảng của chế đang hiện hành. Có nhiều loại và mức độ cải cách: cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như cuộc cải cách, đổi mới đất nước Việt Nam từ Đai hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay. Có nhiều thuật ngữ đồng nghĩa với thuật ngữ cải cách như "duy tân", "cải tô1', "đổi mới", ... nhưng vẫn có những điểm không giống nhau. Cải cách khác với cải lương, cũng khác cách mạng; nhưng cải cách và cách mạng có quan hệ với nhau. Cải cách tiến bô có tác dụng thúc đẩy cuộc cách mạng phát triển và thắng lợi.17. CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤTCuộc cách mạng nhằm đánh đổ ách áp bức, bóc lột cùng với sự chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, đem lại ruộng đất và quyền làm chủ cho nông dân lao động, ở Việt Nam, cải cách ruộng đất là một nhiệm vụ và nội dung của cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, nhằm xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến, địa chủ, thực hiên khẩu hiệu: ’’Người cày có ruộng”. Cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc năm 1953-1956 đã xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, chia ruộng cho nông dân, tạo sự phấn khởi và sức mạnh cho nhân dân, đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, cải cách ruộng đất cũng phạm một số sai lầm và Đảng đã kịp thời sửa sai.18. CAO TRÀO CÁCH MẠNGThời kì phong trào cách mạng lên đến đỉnh cao với khí thế manh mẽ và có quy mô rộng lớn, lôi cuốn được nhiểu người tham gia, dùng hình thức đấu tranh bằng bạo lực, nhằm mục tiêu giành và bảo vệ chính quyển. Cao trào Kháng Nhật cứu nước (1945) là phong trào quần chúng nổi dậy rộng khắp từ sau Nhật đảo chính Pháp (9-3- 1945) tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyển.19. CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNGKhu vưc lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố “địa lợi, nhân hoà", "Tiến khả di công, thoái khả dĩ thủ", có cơ sở vững chắc về chính trị và quân sự đươc dùng làm nơi xây dựng lực lượng cách mạng (bao gồm lưc lượng chính trị, lực lượng vũ trang) để từ đó phát triển rộng ra các nơi khác; là nơi cung cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ về tinh thần, chính trị trong cách mạng và kháng chiến. Xây dựng căn cứ địa cách mạng phải bắt đầu từ xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng chính quyển cách mạng, từng bước xây dựng kinh tế, xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng.Ở Việt Nam, căn cứ địa hình thành từ trong Cách mạng tháng Tám và tiếp tục hình thành trong kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954), kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam (1954-1975). Căn cứ địa ở Việt Nam được xây dựng không chỉ ở miền rừng núi mà cả ở vùng đồng bằng trên toàn quốc, đó là các vùng Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh, Liên khu V, Đổng Tháp Mười, rừng U Minh... trong đó Viêt Bắc là căn cứ địa chính của cả nước (trong Cách mang tháng Tám và kháng chiến chống Pháp).20. CHIẾN DỊCHHình thức tác chiến gổm nhiều trận chiến đấu theo kế hoạch chỉ huy thống nhất, để tiến công, phòng ngự hay phản công: Chiến dịch Điên Biên Phủ (13-3 đến 7-5- 1954) tấn công, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; Chiến dịch Hò Chí Minh (26 đến 30-4-1975) thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam.* CHIẾN DỊCH (Tr.153 TỪ ĐIỂN QUÂN SỰ)- Khái niệm: Là tổng thể các trận chiến đấu, các đòn đột kích, các hoạt động tác chiến kết hợp chặt chẽ với nhau theo mục đích, nhiệm vụ trên một hoặc nhiều chiến trường tác chiến nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược hoặc có ý nghĩa chiến lược.- Phân loại:    Theo loại tác chiến: có CD tiến công; CD phản công; CD phòng ngự => CD Việt Bắc và Biên giới khác nhau ở loại (loại hình tác chiến – 1 trận là phản công (Việt Bắc); một loại là tiến công (Biên Giới).   Theo quy mô: có CD quy mô lớn; vừa, nhỏ   Theo ý nghĩa:  có CD chiến lược; CD quyết chiến chiến lược.   Theo môi trường hoạt động: có CD trên bộ, trên không; trên biển…- CD gắn liền với sự gia tăng đáng kể và khả năng tác chiến của LL vũ trang.- Ở Việt Nam, các hiện tượng chiến dịch xuất hiện từ trong các cuộc chiến rtanh giải phóng và chiến tranh giữ nước thời phong kiến, trở thành hình thức tác chiến quan trọng của LLVTND trong KCCP và KCCM.- Trong chiến tranh nhân dân CN, Chiến dịch (của LLVT) có thể phối hợp với đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần chúng tức là kết hợp chiến tranh cách mạng và khởi nghĩa => Liên hệ với câu 40 của Đề Minh họa năm 2021.           21. CHIẾN KHUVùng căn cứ cách mạng trong đấu tranh vũ trang; nơi ở và làm việc của các cơ quan lãnh đạo cách mạng, trong kháng chiến VD Chiến khu Việt Bắc.22. CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNGĐường lối chung và cơ bản về nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng, về phương thức đấu tranh, về tổ chức sắp xếp lực lượng, về phân định bạn, thù trong toàn bộ cuộc cách mạng và trong từng giai đoạn cách mạng VD: Chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa.23. CHIẾN TRANHHiện tượng xã hội, chính tri được thể hiện ỏ cuộc đấu tranh vũ trang giữa các nước hoăc liên minh các nước. Mọi cuộc chiến tranh xét về bản chất xã hội, đều là sư tiếp tục chính trị bằng bạo lực. Về mục đích, tính chất có thể phân ra chiến tranh chính nghĩa và chiên tranh phi nghĩa.*.24. CHIẾN TRANH CHÍNH NGHĨAChiến tranh của các dân tộc bị xâm lược, bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài, hoặc chiến tranh bảo vệ độc lập, tự do, tiến bộ xã hội, chống xâm lược.25. CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘCChỉến tranh chinh nghĩa, tiến bộ do nhân dân các nước thuộc địa, phu thuộc tiến hành, nhằm giành độc lập, thoát khỏi sự thống trị nước ngoài.26. CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC (Chiến tranh vệ quốc)Cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại sự xâm lược của nước ngoài: Chiến tranh giữ nước của nhân dân Liên Xô (1941-1945) chống phát xít Đức xâm lược và tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.27. CHIẾN TRANH NHÂN DÂNCuôc chiến tranh huy động đươc đông đảo quần chúng nhân dân tham gia chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, có từ thời cổ đại. Về sau cuộc chiến tranh chính nghĩa do quần chúng nhân dân tiến hành, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của một đảng cách mạng tiến bộ, đấu tranh bằng mọi hình thức, để đạt thắng lợi hoàn toàn: Chiến tranh nhân dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ (1945-1975) phát triển cao độ.28. CHÍNH SÁCHChủ trương cụ thể của một đảng hay chính phủ về nhiệm vụ: Chính sách kinh tế, chính sách ngoại giao.29. CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI (còn goi là NEP)Chính sách của nước Nga Xô viết trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hôi thưc hiện từ 1921 để thay thế cho Chính sách cộng sản thời chiến. Nhiều biện pháp mới được thực hiện, như thay việc trưng thu lượng thực bằng thuế lượng thực, cho phép tư nhân buôn bán, mở các xí nghiệp tư bản nhỏ, mở rộng chủ nghĩa tư bản nhà nước, thay thuế hiện vật bằng thuế tiền...30. CHỦ NGHĨA THỰC DÂN CŨSự xâm lược và thống trị thuộc địa của chủ nghĩa tư bản trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945). Các nước tư bản, đế quốc đem quân xâm chiếm, xoá bỏ nển độc lập các nước, đặt bộ máy cai trị trực tiếp, dùng giai cấp phong kiến thống trị cũ làm tay sai, bù nhìn cho chúng để đàn áp, bóc lột nhân dân. Chế độ thực dân đã đàn áp, bóc lột nhân dân thuộc địa rất dã man, tàn khốc nên phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.31. CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚIChính sách thực dân của chủ nghĩa đế quốc trong điều kiện sụp đổ của hệ thống thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Với chủ nghĩa thực dân mới, các nước đế quốc chuyển tư sự chiếm đóng, cai trị trực tiếp sang sử dụng những biện pháp tinh vi, xảo quyệt hơn nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc thế giới, như dùng bọn tay sai người bản xứ lập chính quyền thống trị nhân dân, với sự “viện trợ” vể kinh tế, quân sự của các nước đế quốc và hoàn toàn phụ thuộc vào chúng với danh nghĩa “độc lập".32. CỨ ĐIỂMVị trí đóng quân, nơi diễn ra trận đánh: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp (1953-1954).33. DU KÍCH(Quân). Một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân địa phương tổ chức, vừa sản xuất, vừa bảo vệ trị an và chiến đấu khi giặc ngoại xâm đến địa phương.(Chiến thuật). Một phương thức chiến đấu có những đặc trưng, như đánh nhỏ, đánh liên tục, đánh bất ngờ... dựa vào lực lượng nhân dân ở địa phương, nhằm làm hao mòn lực lượng địch.34. DU KÍCH CHIẾNPhương thức tác chiến chiến  chiến lược phổ biến của chiến tranh nhân dân do các đơn vị vũ trang nhỏ, lẻ phôi hơp với lực lượng vũ trang dân quân du kích, đánh địch bang vũ khí thô sơ và rất linh hoạt mà hiệu quả cũng cao.(CD Việt Bắc là điển hình du kích chiến; sau CD Việt Bắc đến trước CD Biên Giới là du kích vận động chiến – một bước phát triển; đến Biên giới tiêu biểu là vận động chiến (có hoạt động du kích); CD Điện Biên Phủ là đánh công kiên).35. ĐÁNH ĐIỂM DIỆT VIỆN (tr.331 Từ điển Quân sự)Phương pháp tác chiến dùng 1 bộ phận lực lượng đánh tiêu diệt (bao vây) cứ điểm, cụm cứ điểm của địch, tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu tiêu diệt quân địch đến cứu viện. Mục tiêu đánh điểm phải có ý nghĩa quan trọng về chiến thuật, chiến dịch và về chính trị, kinh tế, có nhiều khả năng buộc quân địch phải đến cứu viện hoặc đánh chiếm lại. Chiến dịch Biên giới (1950) là một điển hình về đánh điểm diệt viện.36. ĐÁNH LẤNTiến công quân địch phòng ngự trong công sự vững chắc bằng cách xây dựng trận địa trực tiếp tiếp xúc, tiến công, tiêu hoa, tiêu diệt từng bộ phận địch và lấn chiếm từng phần trận địa, bao vậy chặt, hạn chế địch từ bên trong ra, bên ngoài đến, triệt tiếp tế, gây cho địch hoang mang, dao động tiến tới tiêu diệt toàn bộ cứ điểm hoặc khu vực phòng ngự của địch. Được vận dụng rộng rãi trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 (vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt) và trong kháng chiến chống Mĩ.37. ĐÁNH NHANH THẮNG NHANH (TR.333)Phương châm chiến tranh chỉ đạo tiến hành nhằm khai thác triệt để thời cơ và thuận lợi để rút ngắn thời gian chiến tranh.Việc vận dụng ĐNTN phụ thuộc vào thời cơ, so sánh lực lượng, thế và lực của các bên tham chiến.ĐNTN thực hiện khi tiến hành chiến tranh xâm lược, nhằm tận dụng ưu thế hơn hẳn về thế và lực trong thời kì đầu chiến tranh để tiến công, áp đảo đối phương, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh càng nhanh càng tốt, tránh những khó khăn, bất lợi khi cuộc chiến tranh kéo dài. Các cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1954-1954) và đế quốc Mĩ ở Việt Nam (1954-1975) đều được bắt đầu bằng DNTN, nhưng vấp phải sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam nên đã phải đánh kéo dài và cuối cùng phải chịu thất bại.Với Việt Nam, trong nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược, ĐNTN được vận dụng sáng tạo, linh hoạt khi có thời cơ thuận lợi như kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789), hay giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đặc biệt trong CD Hồ Chí Minh (26-30/4/1975), ĐCSVN đã chỉ đạo ĐNTN bằng tư tưởng thần tốc, tạo bạo, bất ngờ, chắc thắng. ĐNTN còn gọi là tốc chiến tốc thắng.38. ĐÁNH VẬN ĐỘNG (CÒN GỌI VẬN ĐỘNG CHIẾN)Một phương thức tác chiến nhằm tập trung lực lượng ở một nơi rồi cơ động tiến công địch tại một vị trí, sau đó lại chuyển sang tiến công địch tại một vị trí khác. Đặc điểm nổi bật của đánh vận động là biến động cao, khẩn trương, tình huống diễn biến mau lẹ. (Từ CD Biên Giới, sau sử dụng nhiều trong các cuộc chiến đấu)39. ĐẢO CHÍNHLật đổ lẫn nhau giữa các nhóm, các tập đoàn thống trị, tiến hành bằng bạo lực của mình, hoặc dựa vào nước ngoài để nắm lấy chính quyền: VD Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945. Tính chất và xu hướng chính trị của đảo chính có thể tiến bộ hay phản động tuỳ mục đích của lực lượng làm đảo chính.40. ĐỐI TƯỢNG CÁCH MẠNGNgười hoặc giai cấp là kẻ thù mà cách mạng phải đánh đổ.41. ĐỔI MỚI (đường lối)Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, được Đại hội lần thứ VI của Đảng thông qua (12- 1986) và được tiếp tục hoàn thiện và phát triển trong các Đại hội tiếp theo. Việc Đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, tiến hành trên mọi mặt, nhằm xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đúng đắn, có hiệu quả, trước mắt giữ vĩmg ổn định chính trị và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống toàn diện của nhân dân, bảo vệ độc lập và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa được lựa chọn. Công cuộc đổi mới đất nước thu được nhiều kết quả lớn: Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, sự phát triển tạo tiền đề quan trong cho việc thực hiện cõng nghiệp hoá, hiện đại hoá...42. ĐỒNG KHỞICuộc khởi nghĩa nổ ra đổng loạt đều khắp. Phong trào "Đồng khởi" ở miền Nam từ đầu 1959 đến cuối 1960; tiêu biểu nhất là phong trào ở Bến Tre (từ 17-1-1960) và trước đó là cuộc khởi nghĩa Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8-1959. Từ cuối 1959 - đầu 1960, phong trào đồng khởi nổ ra đều khắp ở miền Nam.43. ĐƯỜNG LỐIChù trương lớn vạch ra để thực hiện nhiệm vụ trong từng thời kì tương đối dài: Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đường lối đổi mới của Đảng.44. HẬU PHƯƠNGVùng giải phóng trong nước có nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ với mặt trận làm cơ sở để cung cấp sức mạnh vật chất - quân sự, cổ vũ tinh thần •> chính trị cho cuộc chiến đấu.Hậu phương Việt Nam hình thành từ trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và tiếp tục hình thành trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Hậu phương của cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam trong giai đoạn từ 23- 9-1945 đến 19-12-1946 là miền Bắc. Hậu phương của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) là các căn cứ địa hình thành từ trong Cách mạng tháng Tám, những vùng tự do, vùng giải phóng như Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh, Liên khu V, Tây Nguyên, Đồng Tháp Mười... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc xã hội chủ nghĩa là hậu phương lớn của miền Nam tiền tuyến.Theo nghĩa rộng, dùng để nói những nước trên thế giới trực tiếp ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của một nước: Các nươc xã hội chủ nghĩa trước đây là hậu phương rộng lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. 45. KHỞI NGHĨAHình thức đấu tranh cao nhất của đông đảo nhân dân bị áp bức bóc lột, nổi lên lật đổ giai cấp thông trị trong nước hay bọn xâm lược, đô hộ nước ngoài. Khởi nghĩa nổ ra khi mâu thuẫn cực kì sâu sắc, đã có chuẩn bị, được tổ chức, lãnh đạo, nổ ra từng địa phương (từng phần) hay tổng khởi nghĩa cả nước...46. MẶT TRẬN- Nơi xảy ra chiến sự: mặt trận phía Đông…- Lĩnh vực đấu tranh: Mặt trận ngoại giao, mặt trận văn hcá.- Tổ chức tập hợp nhiều lực lượng chính trị, xã hội cùng phấn đấu cho mục đích chung: Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam…47. NỔl DẬY (phong trào)Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, do Đảng của giai cấp vô sản phát động và lãnh đạo, ở cả nông thôn và thành thị với những khẩu hiệu và hình thức thích hợp.Trong chiến tranh nhân dân, tấn công quân sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng được thực hiện trên những địa bàn rộng lớn với quy mô chiến dịch (trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, trong mùa Xuân 1975), hoặc ở trong từng trận đánh (kết hợp giữa tiêu diệt đồn bốt của quân chủ lực với phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ nông thôn và đô thị của nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước).Sự nổi dậy của quần chúng trong chiến tranh có thể diễn đi, diễn lại trong thế giằng co giữa địch và ta, song tạo điều kiện cho chiến tranh phát triển thuận lợi, cuối củng giành thắng lợi quyết định.Phong trào nổi dậy của quần chúng chỉ thắng lợi khi có sự phối hợp với tiến công quân sự và hội tụ đầy đủ các yếu tố chủ quan và khách quan của thời cơ cách mạng.48. PHONG TRÀOHoạt động chính trị, kinh tế hay văn hoá, tập hợp và lôi cuốn nhiều người hướng theo một mục tiêu nhất đinh: Phong trào cách mạng, phong trào lao động sản xuất, phong trào Bình dân học vụ.49. PHÒNG NGỰ (giai đoạn)Giai đoạn chiến tranh có đặc điểm nổi bật là một bên (hoặc cả hai bên) hành dộng chủ yếu nhằm bảo vệ lực lượng của mình khỏi bị đối phương tiêu diệt, không tiến hành những cuộc tiên công chiến lược.50. PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNGPhạm trù lý luận chính trị chỉ tất cả các hình thức hoạt động, cách thức tiến hành cách mạng mà Đảng của giai cấp công nhân sử dụng để lãnh đạo đông đảo giai cấp công nhân và nhân dân lao động tích cực đấu tranh chống chế độ thống trị, để xây dựng chế độ mới.Phươrg pháp cách mạng thể hiện trước hết ở sự hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật trong tổ chức xây dựng các lực lượng và sử dụng các hình thức đấu tranh cách mạng. Việc xác định phương pháp cách mạng dựa vào các căn cứ, quy luật khách quan, không chủ quan, tuỳ tiện, sẽ dẫn tới thất bại. Phương pháp cách mạng có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh, vì mục tiêu, đường lối cách mạng đúng mà phương pháp cách mạng sai thi cách mạng cũng sẽ không thành công hay dẫm chân tại chỗ.51. TẢ KHUYNH (tư tưởng)Một loại khuynh hướng tư tưởng sai lầm về đường lối, chủ trương, hoạt động cách mạng, do không đánh giá đúng thực tế và tình hình quần chúng, đề ra biện pháp, yêu cầu quá cao, quá khích, gây tai hại cho phong trào (biểu hiện trái với hữu khuynh); "Bệnh ấu trĩ tả khuynh" trong phong trào cộng sản.52. “THẾ GIỚI THỨ BA"Từ chỉ những nước mới giành độc lập, "những nước không liên kết" trên thế giới.Ở phương Tây, thuật ngữ "thế giới thứ ba" chỉ các nước nhỏ yếu, nghèo không thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống tư bản chủ nghĩa (ngày nay thuật ngữ này ít được dùng).53. THỜI CƠThời gian, điều kiện và hoàn cảnh chủ quan, khách quan thuận lợi để tiến hành thắng lợi một việc gì: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” (Hồ Chi Minh).54. THUỘC ĐỊA KIỂU MỚINước không bị bọn đế quốc xâm lược bằng quân sự và đặt quân cai trị, nhưng chỉ độc lập trên hình thức, trong thực tế bị lệ thuộc mọi mặt vào một nước tư bản, đế quốc (qua các hình thức hiệp ước, hiệp định, "viện trợ", "cố vấn" v.v...), xuất hiện vào thời kì sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi chế độ thuộc địa kiểu cũ sụp đổ.55. THUỘC ĐỊA - NỬA PHONG KIẾN (nước)Những nước bị các nước đế quốc chủ nghĩa cai trị, bóc lột. về thực chất đó là một nước thuộc địa, nhưng vẫn được duy trì chế độ phong kiến bằng cách nuôi dưỡng, sử dụng bọn tay sai phong kiến bản địa để tăng cường thống trị, đàn áp nhân dân.56. TÌNH THẾ CÁCH MẠNGToàn bộ những điều kiện chính trị, xã hội đã chín muồi để một cuộc cách mạng nổ ra. Theo Lênin, những đặc trưng cơ bản của nó là sự khủng hoảng của tấng lớp thống trị (không thể cai trị như cũ), các ầng lớp bị trị không muốn sống như cũ vì lâm vào tình trạng đăc biệt khốn khổ, tính tích cực chính trị của quần chúng được nâng cao. Có tình thế cách mạng nhưng phải có lãnh đạo sáng suốt thì cách mạng mới thành công.(Ko nhầm với thời cơ): Khi Nhật đảo chính Pháp đã tạo ra tình thế cách mạng. Nhưng khi Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện mới có thời cơ.57. TỐI HẬU THƯThư gửi lần cuối cùng nêu những yêu cầu, điều kiện bắt buộc đối phương phải theo, nếu không sẽ bị tiến công ngay.*58. TỔNG CÔNG KÍCHTiến công đồng loạt, cùng một thời gian ở khắp mặt trận. TỔNG TIẾN CÔNGChủ động tiến đánh quân địch mạnh mẽ cùng một thời gian trên tất cả các mặt trận: Cuộc tổng tiến công và nổi dây Tết Mậu Thân (1968).59. TỔNG KHỞI NGHĨAKhởi nghĩa đồng loạt ở nhiều nơi trong cả nước: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.60. TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAMCơ quan lãnh đạo trực tiêp của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Thành lập năm 1961; Là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ương, gồm một số uỷ viên Trung ương Đảng, do Ban Chấp hành Trung ương cử và uỷ nhiệm chỉ đạo công tác Đảng ở miền Nam. Trung ương Cục có nhiệm vụ vận dụng các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, đề ra chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch cụ thể, được thực hiện ở miền Nam.61. TỰ PHÁT (đấu tranh)Phát sinh tự nhiên, không có sự lãnh đạo, chưa có ý thức giác ngộ.62. ‘VÀNH ĐAI DIỆT MỸ”Xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vùng ở chung quanh một thành phố, đô thị, căn cứ lớn của Mỹ, bị quân Mỹ càn quét, khủng bố ác liệt, lập vành đai trắng. Nhưng nhân dân trong vùng đã bám trụ chiến đấu anh dũng, không chịu lùi bước, gây cho địch nhiều tổn thất lớn.Nhiều nơi, vành đai diệt Mỹ có những địa đạo, bảo đảm chiến đấu, sản xuất và sinh hoạt. Một số chiến sĩ được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ở vùng vành đai diệt Mỹ: Vành đai diệt Mỹ Hoà Vang (Đà Nẵng), Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh).63. VÀNH ĐAI TRẮNGVùng xung quanh nơi quân giặc chiếm đóng bị chúng đốt phá, xua đuổi nhân dân đi để ngân ngừa bị tấn công và bảo vệ căn cứ của mình.VD Vành đai trắng bao quanh ĐB BB trong kế hoạch Đờ lát Đơ tatxinhi (cuối năm 1950).64. VŨ TRANG (đấu tranh)Hình thức đấu tranh cao nhất có sử dụng vũ khí: Khởi nghĩa là một hình thức đấu tranh vũ tranh.65. XÔ VIẾT(Từ tiếng Nga, có nghĩa là "Uỷ ban"). Tổ chức tự quản ra đời trong phong trào CM 1905-1907 ở Nga. Đó là tổ chức chính quyền cách mạng, tiền thân của Nhà nước Liên Xô sau này. 66. XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ỏ nước ta, do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh dạo. Nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã đấu tranh vũ trang giành chính quyền, lập chính quyền kiểu Xô viết ở nhiều địa phương. Các Xô viết đem lại nhiều quyền lợi thiết thực cho nhân dân, như chia ruộng đất, bài trừ mê tín dị đoan, trấn áp bọn phản cách mạng...67. XUNG KÍCH (lực lượng)Lực lượng mạnh, tiến đánh đầu tiên vào một vị trí địch.Bộ phận hăng hái, mạnh mẽ, đi hàng đầu trong một phong trào, một tổ chức.VD: Đội xung kích trong phong trào diệt dốt.68. Ý NGHĨA LỊCH SỬĐiều cấn thiết, có tác dụng về lịch sử rút ra từ nột sự kiện.VD: Ý nghĩa lịch sử của sự thành lập Đảng Cộng sản VN.