Câu chuyện học sinh

Gặp gỡ Thuỳ Dung - Á khoa khối C00 toàn quốc năm 2021

Nguyễn Thị Thùy Dung – Á khoa khối C00 toàn quốc, là một trong 7 học sinh đạt được điểm số 29 trong kì thi tốt nghiệp THPT 2021 của tỉnh Nghệ An.Thùy Dung sẽ chia sẻ cho các bạn về những “tips” đã áp dụng để ôn thi 3 môn khối C.1. PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬPNgoài việc học chính và học thêm ở trường cùng với việc học online, Thùy Dung tuân thủ các buổi sắp xếp của thầy cô, học tập đầy đủ. Thời gian còn lại mình sẽ dành để củng cố kiến thức. Bản thân Thùy Dung sẽ ưu tiên những vấn đề mà mình còn yếu, chưa hiểu rõ để học trước, sau đó sẽ ôn lại những thứ mình đã nắm chắc.Tùy vào từng giai đoạn sẽ có những cách học khác nhau:+ Học kì 1 lớp 12: chú trọng nắm chắc kiến thức cơ bản ở cả 3 môn. Các bạn phải đảm bảo rằng bản thân đã hiểu rõ kiến thức cơ bản, đặc biệt là SGK để có thể đi lên những lĩnh vực tri thức cao hơn một cách dễ dàng và chính xác!+ Học kì 2: kết hợp giữa ôn lại kiến thức và giải đề đối với môn Sử, Địa; đọc văn mẫu, tài liệu tham khảo uy tín, luyện đề môn văn.+ Khoảng tháng 5-6 ], ôn thi tại nhà. Buổi sáng dành thời gian để đọc và làm văn, buổi chiều luyện đề Địa, buổi tối dành thời gian cho Sử.+ Khoảng 1 tuần cuối trước lúc thi là thời gian rất quan trọng buộc bạn phải có một tâm lí thoải mái, vững vàng. Giai đoạn này Thùy Dung luyện đề ít hơn, dành thời gian để đọc tài liệu nhiều hơn.2. CÁCH HỌC CỤ THỂ TỪNG MÔNMình may mắn khi được biết đến cô Hương từ sớm. Đầu năm học Thùy Dung đã tin tưởng theo lộ trình với môn Sử của cô Hương. Hoàn toàn thực hiện theo chỉ dẫn của cô nên việc học Sử đã trở nên dễ dàng hơn. "Phương pháp KKGG của cô như một câu thần chú giúp mình chinh phục mọi đề thi", Thùy Dung chia sẻ.Với môn Sử - Địa: Đầu tiên cần nắm chắc kiến thức sách giáo khoa, sau đó hãy ghi nhớ các từ khóa và giải nghĩa các thuật ngữ. Tiếp theo, đi vào luyện đề, nhưng đừng luyện đề một cách mù quáng, tràn lan mà hãy biết tìm những đề chất lượng, uy tín để “bảo vệ kiến thức” không bị loãng và sai lệch!Với môn Văn: Đọc và viết thật nhiều! Mỗi lần đọc văn mẫu tham khảo nên gạch những từ khóa then chốt của một đoạn văn, những từ dễ “ăn điểm” từ giáo viên chấm thi. Muốn được điểm cao, bạn phải biết tìm và vận dụng những câu lí luận, so sánh…và trau dồi khả năng diễn đạt bằng cách luyện viết, sau đó nhờ các thầy cô giáo của mình chấm và sửa bài.3. GIẢI TRÍ, THƯ GIÃNMọi người cứ nghĩ dân khối C chắc học phải “quái vật”. Đúng là học rất nhiều! Tuy nhiên, nếu biết cách học đúng thì mọi việc sẽ trở nên nhẹ nhàng. Ngoài những giờ học căng thẳng, Thùy Dung chọn cách rủ bạn bè đi dạo, đi ăn, đi uống để cùng trò chuyện, tâm sự, xả stress.Điều cuối cùng Thùy Dung muốn nhắn nhủ: “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”(Hồ Chí Minh). Hãy theo đuổi ước mơ, thành công sẽ theo đuổi bạn. Cố lên, mình tin các bạn sẽ làm được!”

Dương Gấm - "Cô gái Combo" đạt điểm 10 môn Lịch sử

Dương Thị Gấm đã đạt 10 điểm môn Lịch Sử trong kì thi THPT 2022. Và hiện tại đang là sinh viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2. Hôm nay, Dương Gấm sẽ chia sẻ những kinh nghiệm chinh phục điểm 10 Lịch sử.Với môn học này Dương Gấm chia ra làm 3 giai đoạn:GIAI ĐOẠN 1: NẮM VỮNG KIẾN THỨCTrong giai đoạn này, tập trung học chắc kiến thức kết hợp làm bài tập theo từng bài, theo chủ đề. Để dễ nhớ, dễ hiểu các bạn nên học theo sơ đồ tư duy và từ khóa. Để không bị quên kiến thức, trước khi học bài mới nên dành ra một khoảng thời gian để ôn lại bài cũ. Ví dụ: học hết 4 bài thì quay lại ôn bài 1,2,3; học tiếp bài 5,6,7 rồi quay lại ôn từ bài 1-4; học hết phần Lịch sử thế giới thì quay lại ôn tập…). Cứ như vậy sẽ giúp các bạn ghi nhớ tốt hơn và nhớ lâu hơn.Khi làm bài tập mình thường áp dụng phương pháp KKGG - phương pháp độc quyền của cô Lan Hương. Bản thân mình thấy đây là một phương pháp cực kì hiệu quả không chỉ dành riêng cho các bài trắc nghiệm môn Sử mà còn áp dụng cho cả môn Địa.Phải có kiến thức thì mới dùng KKGG hiêu quả. Khi học, đọc SGK càng nhiều lần càng tốt, chú ý phần chữ nhỏ, nắm chắc kiến thức cơ bản trong SGK là bạn được 6-8 điểm rồi.GIAI ĐOẠN 2: LUYỆN ĐỀSau khi học hết kiến thức cơ bản, Dương Gấm mới làm dạng đề 40 câu giống đề thi THPT. Mình không làm quá nhiều đề mà làm ít nhưng chắc, một đề mình làm lại tới 2-4 lần để hiểu tường tận từng câu hỏi và sai câu nào mình ôn lại kiến thức của bài đó.Chú ý vừa làm đề vừa ôn lại kiến thức và học thêm một số kiến thức nâng cao như: so sánh các hội nghị, đại hội; học các khái niệm, thuật ngữ; so sánh các chiến dịch, chiến thuật, trận đánh…GIAI ĐOẠN 3: TỔNG RÀ SOÁTGiai đoạn này là khoảng 1 tháng cuối trước khi thi, không làm nhiều đề mà dành thời gian ôn lại toàn bộ kiến thức đã học và bổ sung những kiến thức mình còn thiếu và học phần nâng cao để chinh phục điểm 10.Trong suốt 3 giai đoạn, Dương Gấm luôn nhắc tới việc phải HỌC VÀ ÔN LẠI KIẾN THỨC THƯỜNG XUYÊN. Điều này vô cùng quan trọng bởi có kiến thức mới làm được bài nha Bên cạnh đó, đừng quên dành ra một khoảng thời gian để thư giãn, giải trí và nhớ chú ý sức khỏe nhé. Mong rằng với những kinh nghiệm của mình sẽ giúp được cho các bạn."Cuối cùng mình xin chúc tất cả các bạn có thật nhiều sức khỏe, ôn luyện thật tốt để đạt kết quả cao trong kì thi THPT 2022”.