Bí quyết học hiệu quả văn sử địa nhanh không cần học thuộc lòng

Bí quyết học hiệu quả văn sử địa nhanh không cần học thuộc lòng

Các môn xã hội (văn, sử, địa, công dân) vốn đã nhiều chữ dài dòng lại còn khó nhớ vì quá nhiều các chi tiết nhỏ. Cách học thuộc lòng truyền thống càng khiến chúng mình oải hơn nữa. Liệu có phương pháp học hiệu quả nào tốn ít thời gian mà không cần học thuộc lòng hay không? Câu trả lời sẽ nằm ở 3 cách tóm tắt kiến thức ngắn gọn cực kì dễ áp dụng dưới đây

Không cần học thuộc lòng mà chỉ cần áp dụng các cách nhớ nhanh, văn sử địa sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết

1, Tóm tắt kiến thức cô đọng, súc tích

Kiến thức các môn xã hội trong sách giáo khoa thường được trình bày rất dài dòng và nhiều chi tiết. Kể cả với những cuốn vở ghi trên lớp cũng thường rất dài dòng và chỉ như một phiên bản khác của sách giáo khoa mà thôi

Để có thể rút ngắn thời gian và có được cách học thuộc nhanh các môn xã hội, tất cả kiến thức đều phải được tóm tắt và sơ đồ hóa. Học theo ý hiểu, học theo sơ đồ sẽ giúp kiến thức các môn xã hội được mạch lạc, súc tích hơn

Phương pháp học hiệu quả thứ nhất: Lập bảng biểu

Đây là phương pháp tóm tắt kiến thức dễ dàng nhất. Đặc biệt được sử dụng để hệ thống hóa hai hay nhiều nội dung kiến thức có những đặc tính tương đồng.

Xem xét ví dụ dưới đây trích trong cuốn Hệ thống kiến thức Lịch sử từ cơ bản đến nâng cao 

Bảng so sánh Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)

Áp dụng bảng biểu như thế nào cho hợp lý?

Có thể thấy đây là phương pháp tóm tắt kiến thức thích hợp nhất với các kiến thức có sự tương đồng với nhau hoặc có chung một chủ đề lớn

Ngoài môn Lịch sử như ví dụ ở trên, em có thể áp dụng bảng biểu như một phương pháp học hiệu quả giúp hệ thống hóa các đặc điểm của 7 vùng kinh tế trong môn Địa lý, các biện pháp tu từ hay phương thức biểu đạt trong môn Ngữ văn.

Nhìn vào bảng biểu hệ thống hóa theo từng mục, em sẽ ngay lập tức so sánh được điểm giống và khác nhau trong từng đặc tính của mỗi chủ thể. Từ đó có được kiến thức tổng quan của toàn bộ chủ đề lớn

3 bước lập bảng biểu để có phương pháp học hiệu quả

Bước 1: Liệt kê danh sách các chủ thể trong bảng biểu (bao nhiêu cuộc chiến tranh, bao nhiêu vùng kinh tế, đó là những vùng nào,...)

Bước 2: Liệt kê toàn bộ các đặc tính của mỗi chủ thể (khái niệm, phân loại, đặc điểm, tiến trình, kết quả, ý nghĩa/ tác dụng,...)

Bước 3: Dựng bảng biểu và điền các thông tin tương ứng với từng đặc tính của chủ thể. Cố gắng không viết thông tin bằng cả câu dài mà chỉ liệt kê các từ khóa quan trọng.

Hoặc in đậm/ đánh dấu các từ khóa chính quan trọng của thông tin vừa viết. Để từ đó, khi ôn tập lại chỉ cần nhìn vào từ khóa chính là người học có thể ngay lập tức hình dung được kiến thức

Phương pháp học hiệu quả thứ hai: Lập sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy (mindmap) là cách thức tóm tắt thông tin theo dạng sơ đồ: gồm chủ đề chính ở trung tâm và các nhánh con diễn giải chủ đề chính. Sơ đồ tư duy là một phương pháp học hiệu quả dùng để tóm tắt một đơn vị kiến thức nhỏ

Nhược điểm: Do giới hạn về diện tích cũng như cách trình bày mà sơ đồ tư duy thường chỉ có thể liệt kê ra những đặc điểm chính của chủ đề. Còn để triển khai chi tiết chủ đề đó thành nội dung đầy đủ thì sơ đồ tư duy khó lòng làm được một cách hoàn hảo.

Do đó, khi học bằng sơ đồ tư duy, người học chủ yếu nắm được dàn ý chính của bài học và vẫn cần thêm sự hỗ trợ của tài liệu khác bên ngoài.

Phương pháp học hiệu quả thứ ba: Sử dụng infographic

Infographic là cách tóm tắt kiến thức sử dụng hình khối và màu sắc cùng các chi tiết minh họa phù hợp. Infographic không bị giới hạn dung lượng và cách trình bày như mindmap.

Do đó, nó có thể linh hoạt áp dụng cho nhiều loại kiến thức khác nhau như hệ thống hóa, so sánh, phân loại,... Đi kèm với đó là sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ minh họa làm phong phú nội d Infographic môn Địa lý

Infograpahic là cách tóm tắt kiến thức cho phương pháp học hiệu quả nhất hiện nay. Kiến thức được trình bày rành mạch, đầy đủ nhưng vẫn ngắn gọn và súc tích.

Các bộ sách sử dụng hoàn toàn infographic tóm tắt kiến thức của AT School – Xử lí nhanh kĩ năng Địa lí

2, Ôn tập định kỳ là phương pháp học hiệu quả các môn xã hội

Nếu chỉ tóm tắt kiến thức rồi "để đó" thì sẽ mang lại hiệu quả học tập nếu như em không định kỳ ôn lại nội dung bài học trong tài liệu. Em nên thường xuyên mở các bảng biểu, sơ đồ hay infographic ra đọc và hình dung lại kiến thức.

Em có thể nhìn qua các tài liệu trên rồi tự phát biểu lại bài học theo ý hiểu của mình. Hoặc em tự viết lại ra giấy nháp những ý chính của bài học rồi so sánh với tài liệu, sau đó tự ôn tập.

Đây là phương pháp học hiệu quả không chỉ cho các môn xã hội mà em cũng có thể áp dụng với các môn tự nhiên nữa. Với những kiến thức đã được hệ thống hóa, việc ôn tập này chỉ mất khoảng 3-5 phút với mỗi chuyên đề kiến thức nhưng mang lại hiệu quả củng cố kiến thức rất lớn

Trên đây là một số cách tóm tắt kiến thức áp dụng cho các phương pháp học hiệu quả môn văn, sử, địa nói riêng và các môn học trên lớp nói chung Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi tốt nghiệp THPT 2023. 

 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận