Tính điển hình của Cách mạng tháng Tám 1945 và Phong trào dân chủ 1936 - 1939
- Người viết: AT SCHOOL lúc
- Lịch sử
- - 0 Bình luận
Để phân biệt tính chất điển hình của một cuộc cách mạng, ít nhất phải dựa vào 2 yếu tố quan trọng là nhiệm vụ hàng đầu và kết quả đạt được.
Với Cách mạng tháng Tám 1945, đây là thành quả đầu tiên của Đảng ta với tư cách là lực lượng chính trị lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đi đến thắng lợi, điển hình cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trong thế kỷ XX. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám còn là điển hình cho khát vọng độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của toàn thể nhân loại trong thế kỷ XX.
Cách mạng tháng Tám mang tính DÂN TỘC ĐIỂN HÌNH vì nhiệm vụ hàng đầu của giai đoạn 1939 - 1945 là giải phóng dân tộc, kết quả là thành lập được chính quyền của toàn thể dân tộc.
Ảnh: Trích sách Hệ thống kiến thức Lịch sử từ cơ bản đến nâng cao.
Với Phong trào dân chủ 1936 - 1939 nhiệm vụ hàng đầu có phải giải phóng dân tộc không? Kết quả có giành được chính quyền dân tộc không? (Giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội).
Vào những năm 1936 – 1939, tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến lớn. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương chuyển từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai, nửa công khai kết hợp với bí mật. Vì thế mục tiêu đấu tranh thời kì này cũng thay đổi, chủ yếu là đòi tự do, dân sinh, dân chủ cơm áo và hoà bình.
Không thể khẳng định Phong trào 1936 - 1939 có tính dân tộc điển hình mà phong trào này có tính DÂN CHỦ ĐIỂN HÌNH. Đơn giản vì nhiệm vụ lúc bây giờ là đòi dân sinh dân chủ, kết quả là tập hợp lực lượng trong mặt trận dân chủ, Pháp phải thực hiện một số yêu sách dân sinh dân chủ.
Ảnh: Trích sách Hệ thống kiến thức Lịch sử từ cơ bản đến nâng cao.