Tất cả bài viết

TỔ CHỨC THI THỬ THÁNG 1 VÀ TỔNG ÔN TRƯỚC TẾT NGUYÊN ĐÁN ÔN THI TN THPT 2025

Để hỗ trợ tốt nhất việc ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 của các bạn học sinh cuối cấp trong dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán sắp tới, thầy cô giáo AT School tổ chức chương trình THI THỬ THÁNG 1 - TỔNG ÔN TRƯỚC TẾT từ ngày 7/1 - 12/1/2025.  Môn Tiếng anh do cô Amy tổ chức phát đề thi thử trên fanpage Tiếng anh cô Amy vào  20h tối ngày 7/1.21h30 cùng ngày cô livestream chữa chi tiết đề thi thử này trên TikTok Tiếng anh cô Amy. Tiếp đó, ngày 8/1 môn Địa lí của thầy Tùng sẽ tổ chức thi thửĐề thi thử và livestream chữa chi tiết được tổ chức trên fanpage Địa lí thầy Tùng: https://www.facebook.com/dialithaytungRiêng môn Ngữ Văn sẽ được phát đề trước 3 ngày để các bạn học sinh có thể sắp xếp thời gian tham gia đầy đủĐề thi thử và livestream chữa chi tiết được tổ chức trên fanpage Học Văn cô Minh Hương: https://www.facebook.com/vancominhhuongCuối cùng, môn Lịch sử sẽ được cô Lan Hương tổ chức vào ngày 11/1Đề thi thử và livestream chữa chi tiết được tổ chức trên fanpage Lịch sử cô Hương: https://www.facebook.com/hocsucohuongCác bạn học sinh lưu ý thời gian và nơi nhận đề thi thử, xem livestream chữa chi tiết để không bỏ lỡ cơ hội thử sức mình với cấu trúc đề thi mới và tổng ôn kiến thức.

CHÍNH THỨC MỞ BÁN SÁCH: TỪ KHÓA VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 12 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI

Nhằm phục vụ cho việc ôn thi tốt nghiệp THPT và đánh giá năng lực năm 2025 theo chương trình mới, thầy Đàm Thanh Tùng - giáo viên Địa lí tại AT School đã chính thức ra mắt sách mới mang tên TỪ KHÓA VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 12.Ngay từ ngày đầu mở bán, cuốn sách đã được sự đón nhận và tin tưởng của các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh trên cả nước với hơn 1000 lượt mở bán. 1. NỘI DUNG CUỐN SÁCH- Giải thích hàng trăm thuật ngữ, khái niệm Địa lí, được chia ra theo từng chuyên đề.- Hệ thống kiến thức từ cơ bản đến nâng cao dạng từ khóa theo từng chuyên đề, tổng hợp đầy đủ kiến thức của 3 bộ SGK hiện hành.- Đầy đủ 3 dạng bài tập theo cấu trúc đề thi mới: Có lời giải cực kì chi tiết cho các câu hỏi phần Kĩ năng Địa lí.Xem video giới thiệu sách của tác giả: https://www.tiktok.com/@dialithaytung/video/7438564998076501255 2. ĐIỂM ĐẶC BIỆT- Chuỗi livestream chữa chi tiết các câu hỏi hay và khó phần Lý thuyết trên fanpage.- Quà tặng kèm trong mỗi cuốn sách. 3. CUỐN SÁCH DÀNH CHO AI- Học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT, Đánh giá năng lực theo chương trình mới.- Phục vụ công tác nghiên cứu tài liệu giảng dạy cho giáo viên ôn thi tốt nghiệp THPT, Đánh giá năng lực theo chương trình mới. 4. TÁC GIẢ CUỐN SÁCH - THẦY ĐÀM THANH TÙNG - Kinh nghiệm hơn 10 năm luyện thi tốt nghiệp THPT, Đại học môn Địa lí.- Giáo viên dạy trực tuyến môn Địa lí có lượng theo dõi, tương tác lớn nhất trên Facebook.- 3 năm liên tiếp có học sinh thủ khoa khối C00 Toàn quốc.- Tác giả của nhiều đầu sách bán chạy: Xử lí nhanh trắc nghiệm Địa lí, Xử lí nhanh kĩ năng Địa lí, 25 đề Địa lí trọng tâm... Thông tin chi tiết cuốn sách và đặt mua tại đây: https://atschool.vn/pages/tukhoabaitapdiali12

Tác động của đại hình đến khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

 1. Khí hậu phân hóa theo độ cao rõ nét; do địa hình cao nhất cả nước:Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu phân hóa theo đai cao rõ rệt nhất, là miền địa lí tự nhiên duy nhất có đủ ba đai cao:- Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: giới hạn từ mặt đất lên đến độ cao 600 - 700m, khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình năm cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi.- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: giới hạn từ độ cao 600 - 700m đến 2600m, khí hậu mang tính chất cận nhiệt đới, không tháng nào nhiệt độ cao trên 25 độ C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.- Đai ôn đới gió mùa trên núi: có độ cao từ trên 2600m, chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn, khí hậu tương đồng với vùng ôn đới. Quanh năm nhiệt độ thấp dưới 15 độ C, mùa đông hạ thấp dưới 5 độ C.- Sự phân hóa khí hậu theo đai cao chủ yếu do miền có địa hình cao nhất Việt Nam, phổ biến từ 500 - 1000m và trên 1000m. Đây là miền núi non trùng điệp, nhiều dãy núi cao, đồ sộ (Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,…), các cao nguyên cao (Sơn La, Mộc Châu,…) và các đỉnh núi cao trên 2000m (Phan-xi-păng, Pu Si Lung, Phu Hoạt,…). 2. Khí hậu phân hóa theo hướng sườn; do hướng các loại gió kết hợp với hướng các dãy núi chính trong miền:* Mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau):- Mùa đông của miền bớt lạnh, đến muộn và kết thúc sớm, tính nhiệt đới tăng lên. Miền núi cũng thường chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 18 độ C. Ngay cả khi gió mùa Đông Bắc tràn tới, nhiệt độ ở đây cũng thường cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ từ 2 - 3 độ C.- Nguyên nhân: Dãy Hoàng Liên Sơn có hướng tây bắc - đông nam tạo thành bức tường lớn chắn gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào phía Tây, vì vậy chỉ có những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh mới có thể xâm nhập vào miền, nhưng cường độ đã bị giảm. Dãy Hoành Sơn chạy hướng tây - đông góp phần ngăn ảnh hưởng của không khí lạnh xuống phía nam của miền. Những đợt gió mùa Đông Bắc yếu, vào đầu mùa và cuối mùa ít ảnh hưởng đến miền nên mùa đông ngắn, đến muộn và kết thúc sớm.* Đầu mùa hạ (tháng 5 đến tháng 7):- Đầu mùa hạ ở Bắc Trung Bộ và phía nam Tây Bắc khô nóng do có phơn mạnh, khiến mùa mưa ở Bắc Trung Bộ lùi về thu – đông.- Nguyên nhân: Khu vực này nằm ở sườn khuất gió (gió tây nam từ vịnh Ben-gan) của các dãy núi lớn chạy dọc biên giới Việt - Lào. Đầu mùa hạ, gió tây nam từ vịnh Ben-gan tới, vuông góc với các dãy núi phía tây, gây mưa nhiều cho sườn đón gió. Khi sang phía đông, gió tây nam bị biến tính, gây ra thời tiết nóng, độ ẩm thấp cho khu vực này.* Mùa mưa của miền chậm dần từ Bắc vào Nam, Bắc Trung Bộ có mùa mưa lệch về thu – đông:- Khu vực Tây Bắc có mưa vào mùa hạ (Lai Châu mưa từ tháng 5 đến tháng 9), mùa mưa lùi dần về thu – đông khi đi về phía Nam (Thanh Hóa từ tháng 5 đến tháng 10, Quảng Bình mưa từ tháng 9 đến tháng 11).- Nguyên nhân: Khu vực Tây Bắc trong mùa hạ đón gió tây nam, gió đông nam và chịu tác động của dải hội tụ nên có mưa nhiều. Bắc Trung Bộ có mưa nhiều vào thu – đông do gió đông bắc di chuyển qua biển tương tác với địa hình đón gió là dãy Trường Sơn Bắc (hướng tây bắc - đông nam), gây mưa lớn; ngoài ra còn chịu tác động của bão (tháng 9 với tần suất 1,3 - 1,7 cơn/tháng, tháng 10 với 1 - 1,3 cơn/tháng), front và dải hội tụ. Điều này dẫn đến mùa mưa ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chậm dần về phía nam. 3. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có một số loại thiên tai như sương muối, sương giá, băng tuyết,… chủ yếu do độ cao địa hình, với nhiều đỉnh núi cao trên 2000m kết hợp với mùa đông lạnh.____Dương Phương – Địa lí thầy Tùng.Bài viết thuộc Phòng Chuyên môn của Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý.

Cơ chế và một số đặc điểm về phơn ở Việt Nam

Gió phơn là loại gió vượt núi, tính chất khô nóng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về loại gió này, cũng như ảnh hưởng của gió phơn tới sản xuất và đời sống.1. Cơ chế hoạt động của gió phơn:- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi và bị chặn lại ở sườn đón gió, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khối khí ẩm lên núi (khi lên cao, nhiệt độ không khí giảm 0,6 độ C/100m). Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, hình thành mây, gây mưa bên sườn đón gió.- Khi không khí vượt sang sườn bên kia (sườn khuất gió), hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn của khối khí khô xuống núi (khi xuống thấp, nhiệt độ không khí tăng 1 độ C/100m) nên sườn khuất gió có gió khô nóng. 2. Đặc điểm của phơn ở Việt Nam:* Nguồn gốc: Bản chất là gió tây nam từ vịnh Ben-gan (áp cao Bắc Ấn Độ Dương) thổi đến bị biến tính, trở nên khô nóng khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi khác chạy dọc biên giới Việt - Lào.* Hướng gió: Gió chủ yếu thổi theo hướng tây nam, hướng tây.* Tính chất: Gió phơn có tính chất là khô và nóng, đem đến nền nhiệt độ cao, không mưa, độ ẩm tương đối giảm thấp.* Thời gian hoạt động: Gió phơn xuất hiện chủ yếu vào đầu mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 7). Gió thổi từng đợt, kéo dài 2 - 3 ngày, có khi tới hơn 15 ngày. Cường độ gió mạnh nhất vào buổi trưa đến buổi chiều (từ 11 giờ đến 15 giờ).* Phạm vi ảnh hưởng: Gió tác động chủ yếu đến ven biển Trung Bộ và phía nam khu vực Tây Bắc. Trong đó, Bắc Trung Bộ là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn.* Tác động đến khí hậu:- Gây ra thời tiết nắng nóng, khô hạn, mưa rất ít, độ ẩm tương đối giảm thấp, trời quang mây. Một nơi được xác định có gió phơn hoạt động khi tại nơi đó, vào lúc 13h00, nhiệt độ không khí đo được trên 34 độ C và độ ẩm tương đối thấp dưới 65%.- Gió phơn tây nam khiến cho đầu mùa hạ Trung Bộ có mưa ít, đẩy mùa mưa ở đây lệch về thời kì thu - đông. 3. Gió phơn hoạt động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ:Bắc Trung Bộ là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển gió phơn, gồm hoàn lưu khí quyển, địa hình và bề mặt đệm.* Hoàn lưu khí quyển:- Vào đầu mùa hạ, gió tây nam từ vịnh Ben-gan hoạt động mạnh nhưng có tầng ẩm mỏng (bề dày từ mặt đất đến độ cao 4-5 km), thổi vượt dãy Trường Sơn Bắc gây hiệu ứng phơn khô nóng cho ven biển Bắc Trung Bộ. Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam có tầng ẩm rất dày nên không gây hiệu ứng phơn.- Hạ áp Bắc Bộ phát triển mạnh, khơi sâu, hút gió từ phía tây tạo thuận lợi cho gió tây nam vượt núi.* Địa hình:- Phần lớn diện tích Bắc Trung Bộ là đồi núi, phía tây là khu vực Trường Sơn Bắc với nhiều dãy núi chạy song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam, vuông góc với hướng gió thổi đến.- Nhiều dãy núi, đỉnh núi cao trên 2000m chạy dọc biên giới Việt - Lào làm tăng cường sự biến tính của gió vượt núi.* Bề mặt đệm:- Ven biển Bắc Trung Bộ chủ yếu là đất cát pha, có khả năng bị đốt nóng nhanh và bốc hơi mạnh.- Thảm thực vật nghèo nàn, kém phát triển làm tăng cường tính chất khô nóng của gió phơn. 4. Ảnh hưởng của phơn đến đời sống và sản xuất:- Ảnh hưởng tiêu cực: thời tiết hanh khô, độ ẩm tương đối giảm thấp, nóng bức, gây hạn hán, nứt nẻ ruộng đồng, dễ gây cháy rừng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người, làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng,…- Ảnh hưởng tích cực: tạo điều kiện thuận lợi để phơi sấy và bảo quản nông sản, phát triển năng lượng Mặt Trời, sản xuất muối,…  ____Dương Phương – Địa lí thầy Tùng.Bài viết thuộc Phòng Chuyên môn của Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý. 

Đề thi đánh giá năng lực môn Địa lí của Đại học Sư phạm Hà Nội (có đáp án)

Đề thi đánh giá năng lực môn Địa lí của Đại học Sư phạm Hà Nội và gợi ý đáp án. Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dành một phần chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do nhà trường tổ chức. Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một số bài thi tùy theo số lượng ngành mong muốn xét tuyển. Bài thi đánh giá năng lực Toán học có thời gian làm bài 90 phút, bao gồm 31 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận. Đối với các bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lí có thời gian làm bài 60 phút, gồm 29 - 30 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận. Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn diễn ra trong 90 phút, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu liên quan đến bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.Dưới đây là đề thi và gợi ý đáp án đề thi môn Địa lí:Đề thi đánh giá năng lực môn Địa lí của Đại học Sư phạm Hà NộiTrích dẫn đề thiCâu 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt làA.      đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.B.       du lịch biển, đảo.C.       giao thông vận tải biển.D.      kinh tế biển.Câu 2. Địa hình vùng núi Tây Bắc nước ta gồmA.      các dãy núi trung bình, núi thấp, cao nguyên rộng lớn và thung lũng sông hướng tây bắc - đông nam.B.       các dãy núi cao, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi và thung lũng sông hướng tây bắc - đông nam.C.       cao nguyên ba dan xếp tầng, các dãy núi cao đồ sộ và thung lũng sông hướng tây bắc - đông nam.D.      đồi núi thấp với các dãy núi đan xen các thung lũng sông hướng vòng cung mở rộng về phía bắc.Câu 3. Quá trình xâm thực ở vùng đồi núi nước ta diễn ra mạnh chủ yếu là doA.      địa hình dốc, mưa lớn tập trung theo mùa.B.       mưa lớn và sử dụng đất không hợp lý.C.       quá trình phong hóa mạnh, tầng đất mỏng.D.      tầng đất mỏng, thảm thực vật thưa thớt.Câu 4. Ảnh hưởng của địa hình đến đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta làA.      hướng chảy chính tây bắc - đông nam, độ dốc lớn và nhiều thác ghềnh.B.       hướng chảy chính tây bắc - đông nam, chế độ dòng chảy điều hòa.C.       hướng chảy chính đông bắc - tây nam, lưu lượng dòng chảy lớn.D.      hướng chảy chính đông bắc - tây nam, sông ngòi dày đặc.Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với Biển Đông?A.      Là vùng biển nhiệt đới, tương đối kín, có diện tích gần 3,5 triệu km2.B.       Là vùng biển tương đối kín, được bao bọc bởi các vòng cung đảo.C.       Là vùng biển nhiệt đới, tương đối kín, có diện tích khoảng 1 triệu km2.D.      Có khí hậu nhiệt đới gió mùa và nguồn tài nguyên phong phú. TẢI FILE PDF: TẠI ĐÂY Đáp án Đề thi đánh giá năng lực môn Địa lí của Đại học Sư phạm Hà NộiI. PHẦN TRẮC NGHIỆMXem video chữa chi tiết TẠI ĐÂY   II. PHẦN TỰ LUẬN  Tải trọn bộ đề thi Địa lí năm 2022 TẠI ĐÂY

Rét đậm, rét hại là gì?

Miền Bắc đang trong giai đoạn hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc. Sự xuất hiện của gió mùa Đông Bắc đã làm nền nhiệt hạ thấp. Trong một số bản tin dự báo thời tiết, các em có thể sẽ bắt gặp thuật ngữ “rét đậm, rét hại”. Vậy rét đậm, rét hại có gì khác nhau?Thật ra việc phân biệt hai khái niệm này rất đơn giản, điểm khác nhau cơ bản nhất của chúng chính là nhiệt độ trung bình ngày, cụ thể:-        Trời lạnh là khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực dao động phổ biến trong khoảng từ 20 đến 22 độ C.-        Trời rét: Khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực dao động phổ biến trong khoảng từ 15 đến 20 độ C.-        Rét đậm là khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực dao động phổ biến trong khoảng từ 13 đến 15 độ C.-         Rét hại là khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực giảm xuống dưới 13 độ C.Đây là hai hiện tượng chủ yếu được dùng cho vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và những thuật ngữ này không áp dụng đối với vùng núi (lý do là ở vùng núi, việc xảy ra hai hiện tượng này hầu như xảy ra suốt tháng thay vì từng đợt).Trên thực tế, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam với cây lúa là cây lương thực chủ đạo. Thuật ngữ rét đậm, rét hại được sử dụng chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa học đã tính toán được rằng khi nhiệt độ trung bình ngày dưới ngưỡng rét đậm, rét hại sẽ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây lúa. Nếu rét đậm, rét hại xảy ra trong 1 ngày thì cây lúa vẫn có khả năng quang hợp và phát triển bình thường. Nếu kéo dài từ 2 ngày trở lên thì cây lúa sẽ không còn khả năng quang hợp và tự bảo vệ mình dẫn đến không còn khả năng đề kháng và bị chết.Một điều cần chú ý là nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C và 13 độ C phải gắn với hiện trạng thời tiết nhiều mây, đầy mây và có thể có mưa nhỏ khi đó mới được coi là rét đậm, rét hại. Trong thực tế vào những ngày trời quang mây về đêm nhiệt độ xuống rất thấp, nhưng ban ngày trời nắng nhiệt độ lên rất cao, nhiệt độ trung bình ngày vẫn có thể dưới 15 độ C nhưng không được coi là rét đậm.