Tin tức

Thông báo về Kì thi Đánh giá năng lực của trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2025

Ngày 21/11/2024, Trường ĐHSP Hà Nội ban hành Thông báo số 1899/TB-ĐHSPHN về Kỳ thi SPT – Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2025.Căn cứ Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;Căn cứ Công văn số 95/BGDĐT-GDĐH ngày 10/01/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án tổ chức kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để xét tuyển đại học hệ chính quy;Căn cứ nhu cầu hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng tuyển sinh đại học chính quy, Trường ĐHSP Hà Nội thông báo kế hoạch tổ chức Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực – Kỳ thi SPT năm 2025 như sau:1. Mục đích của kỳ thi– Góp phần thúc đẩy đổi mới giáo dục phổ thông, định hướng hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.– Tuyển chọn sinh viên có năng lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu đầu vào của một số nhóm ngành đào tạo đại học chính quy, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo và đầu ra.– Đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, gia tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh sớm định hướng ngành học bậc đại học.2. Đối tượng, điều kiện dự thi và phạm vi áp dụnga) Đối tượng dự thiThí sinh là học sinh lớp 12 THPT hoặc đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), có nhu cầu tham gia thi đánh giá năng lực để sử dụng kết quả trong xét tuyển đại học.b) Điều kiện dự thi– Điều kiện chung:+ Có hồ sơ hợp lệ; đóng đầy đủ lệ phí thi theo quy định.+ Có đủ sức khỏe, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị cấm thi theo quy định của pháp luật hiện hành.– Điều kiện riêng: Thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của từng trường đại học và quy định cụ thể của mỗi trường về điều kiện xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của Trường ĐHSP Hà Nội (gọi tắt là kết quả thi SPT).c) Phạm vi áp dụng– Kết quả thi SPT chỉ có giá trị sử dụng xét tuyển đại học hệ chính quy trong năm tuyển sinh 2025.– Danh sách cơ sở giáo dục đại học công nhận và sử dụng kết quả Kỳ thi SPT để xét tuyển đại học chính quy:+ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội+ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2+ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh+ Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên+ Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế+ Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng+ Trường Đại học Quy Nhơn+ Trường Đại học Vinh+ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh+ Trường Đại học Xây dựng Hà Nội+ Trường Đại học Y Dược Thái Bình+ Học viện Quản lý Giáo dục+ Học viện Phụ nữ Việt Nam+ Học viện Dân tộc+ Trường Đại học Thủ đô Hà Nội+ Trường Đại học Tây Bắc+ Trường Đại học Hải Phòng+ Trường Đại học Hạ Long+ Trường Đại học Hoa Lư+ Trường Đại học Hồng Đức+ Trường Đại học Tây Nguyên+ Trường Đại học Thủ Dầu MộtDanh sách này được tiếp tục cập nhật tại địa chỉ: https://bit.ly/3UMDcpN.3. Nội dung thia) Các bài thiThí sinh được đăng ký thi các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và sử dụng kết quả thi để đăng kí xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy theo yêu cầu của mỗi trường đại học.Mỗi trường đại học quy định số lượng và tổ hợp môn thi khác nhau để lấy kết quả thi, xét tuyển vào các ngành đào tạo. Vì vậy, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của từng trường để đăng kí đúng và đủ số môn thi, phù hợp với nguyện vọng xét tuyển.* Lưu ý: Từ năm 2026, dự kiến kỳ thi SPT sẽ bổ sung các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.b) Đề cương đề thiNội dung các bài thi tương ứng với nội dung các môn học, môn thi cấp THPT; phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và định hướng dạy học, kiểm tra đánh giá của Bộ GDĐT.Đề thi kết hợp các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ điểm phù hợp theo cấu trúc từng bài thi; đánh giá mức độ thông hiểu kiến thức cốt lõi và năng lực lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Thí sinh làm bài trực tiếp tại phòng thi, trả lời các câu hỏi bằng cách tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và viết trên tờ giấy thi. Các dạng câu hỏi và cách thức trả lời cụ thể như sau:Dạng câu hỏiCách thức trả lờiDạng 1Câu hỏi theo dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cho 04 phương án (A, B, C, D), chọn 01 đáp án đúng.Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm(với môn Ngữ văn là 0,3 điểm).Tô trênphiếu TLTNDạng 2Câu hỏi theo dạng thức trắc nghiệm Đúng/Sai. Mỗi câu hỏi có 04 ý (a, b, c, d), tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai.Điểm tối đa của 01 câu hỏi Đúng/Sai là 1 điểm:– Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.– Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.– Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm.– Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.Dạng 3Câu hỏi theo dạng thức trả lời ngắn. Thí sinh chỉ viết kết quả, không trình bày suy luận.Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.Viết trêntờ giấy thiDạng 4Câu hỏi theo dạng tự luận. Thí sinh trình bày quá trình và kết quả suy luận.Đáp án và thang điểm cụ thể sẽ được công bố sau khi kỳ thi kết thúc.* Lưu ý: Xem Đề thi tham khảo và Đáp án – Thang điểm các môn thi SPT 2025 TẠI ĐÂY.4. Tổ chức thia) Thời gian thi: Ngày 17-18/5/2025 (thứ Bảy và Chủ nhật). Môn thiThời gian thiNgày 1, 17/5/2025SÁNGThí sinh nghe phổ biến quy chế thi và đính chính sai sót (nếu có) tại phòng thi60 phút10h30 – 11h30CHIỀUNGỮ VĂN90 phútCa 1 (13h30 – 15h00)TIẾNG ANH60 phútCa 2 (16h00 – 17h00)Ngày 2, 18/5/2025SÁNGLỊCH SỬSINH HỌC60 phútCa 1 (08h00 – 09h00)ĐỊA LÝHÓA HỌC60 phútCa 2 (10h00 – 11h00)CHIỀUTOÁN90 phútCa 1 (13h30 – 15h00)VẬT LÝ60 phútCa 2 (16h00 – 17h00)b) Địa điểm thiThí sinh có thể đăng ký dự thi tại một trong bốn điểm thi sau:STTĐịa điểm thiĐịa chỉ1.Điểm thi Trường ĐHSP Hà Nội136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội2.Điểm thi Trường ĐH Vinh182 Lê Duẩn, Vinh, Nghệ An3.Điểm thi Trường ĐH Quy Nhơn170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định4.Điểm thi Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng459 Tôn Đức Thắng, Liên Chiểu, Đà Nẵngc) Lệ phí thi: 250.000đ/ 01 môn thi.* Lưu ý: Lệ phí đã nộp sẽ không được hoàn lại trong bất cứ trường hợp nào.d) Đăng kí dự thi– Thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học có công nhận và sử dụng kết quả Kỳ thi SPT để xét tuyển đại học chính quy. Qua đó, cân nhắc lựa chọn 02, 03, 04, 05 hoặc 06 bài thi sẽ đăng kí dự thi. Đối với mỗi ca thi, thí sinh chỉ đăng kí tối đa 01 bài thi.– Thí sinh đăng ký 01 tài khoản bằng số căn cước công dân trên Cổng thông tin đăng ký tuyển sinh đại học năm 2025 tại địa chỉ: https://ts2025.hnue.edu.vn/. Từ tài khoản đã đăng nhập, thí sinh kê khai/chỉnh sửa thông tin dự thi SPT, tải các minh chứng cần thiết và nộp lệ phí thi. Thí sinh cũng sử dụng tài khoản này để tra cứu kết quả thi, đăng ký phúc khảo và tra cứu kết quả phúc khảo (nếu có).– Thời gian đăng ký dự thi: từ 15/3 đến 15/4/2025.* Lưu ý: Chi tiết về phương thức đăng kí dự thi sẽ thông báo sau.e) Tổ chức thi: Theo Quy chế thi đánh giá năng lực của Trường ĐHSP Hà Nội.f) Công bố điểm thi SPT: trước ngày 15/6/2025.– Các trường đối tác công nhận kết quả SPT được truy cập trực tiếp vào dữ liệu: Danh sách thí sinh đăng ký sử dụng kết quả để xét tuyển và Kết quả thi.– Thí sinh tra cứu kết quả thi SPT trên tài khoản cá nhân tại Cổng thông tin đăng ký tuyển sinh đại học năm 2025.– Thí sinh có thể nhận Giấy chứng nhận kết quả thi SPT trực tiếp hoặc qua đường bưu điện để nộp cho cơ sở giáo dục đại học có công nhận kết quả thi SPT (nếu có yêu cầu) để hoàn tất thủ tục xét tuyển đại học./.Nguồn: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 

Hơn 122.000 thí sinh bỏ nhập học đại học dù trúng tuyển

Bộ GD-ĐT vừa công bố số liệu thống kê về tuyển sinh đại học đợt 1 năm 2024 cùng số lượng thí sinh xác nhận nhập học. Có đến 122.107 thí sinh dù trúng tuyển đợt 1 nhưng từ chối nhập học đại học.Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1 năm 2024 trên hệ thống là 673.586 em, tăng 58.116 thí sinh so với năm 2023. Tuy nhiên, số thí sinh xác nhận nhập học 551.479; chiếm 81,87% tổng số thí sinh trúng tuyển đợt 1. Như vậy, có đến 122.107 thí sinh dù trúng tuyển nhưng không nhập học đại học, chiếm tỷ lệ 18,13%.Nếu so năm ngoái, tỷ lệ nhập học sau trúng tuyển năm nay cao hơn (năm 2023 tỷ lệ này là 80,34%). Thống kê của Bộ GD-ĐT.Hôm nay, theo quy định của Bộ GD-ĐT sẽ là ngày cuối cùng để những thí sinh trúng tuyển chính thức vào các trường đại học và các trường cao đẳng ngành giáo dục mầm non ở đợt 1 thực hiện xác nhận nhập học trực tuyến.Việc xác nhận nhập học này được thực hiện trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT theo tài khoản cá nhân của từng thí sinh. Đây là khâu bắt buộc dành cho những thí sinh có kết quả trúng tuyển chính thức ở trong đợt công bố kết quả lọc ảo từ ngày 17 đến 19/8 vừa qua. Sau khi xác nhận trực tuyến, thí sinh mới được làm thủ tục nhập học trực tiếp tại các cơ sở đào tạo.Nếu đến 17h ngày 27/8, thí sinh không xác nhận nhập học trên hệ thống xem như từ chối nhập học.Nguồn: Thanh Hùng - Vietnamnet 

Hơn 100 trường công bố điểm chuẩn đại học: Nhiều biến động bất ngờ

Đến sáng nay 18-8, đã có hơn 100 trường đại học trên cả nước công bố điểm chuẩn với nhiều biến động bất ngờ so với dự đoán.Điểm chuẩn tăng đột biếnTheo điểm chuẩn Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa công bố, để trúng tuyển vào trường, thí sinh phải có điểm trung bình ba môn tối thiểu từ loại giỏi (8,13 điểm/môn) trở lên.Đáng chú ý, bên cạnh những ngành hot, một số ngành học mới và khó tuyển ở những năm trước, năm nay điểm chuẩn rất cao. Điểm chuẩn của trường năm nay tăng trung bình 0,39 so với năm 2023, trong đó có 22 ngành/chương trình có điểm tăng so với năm ngoái. Ngành thương mại điện tử có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất là 27,44 điểm. Hai ngành khác có điểm chuẩn trên 27 là hệ thống thông tin quản lý (chương trình Co-operative Education, mới tuyển sinh năm 2024) 27,25 điểm, ngành digital marketing 27,10 điểm. Điểm chuẩn trúng tuyển thấp nhất là 24,39 điểm đối với ngành quản lý công.Tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), điểm chuẩn dao động 55,38 - 84,16/90 điểm. Trong đó, ngành khoa học máy tính chương trình tiêu chuẩn và chương trình dạy và học bằng tiếng Anh lần lượt có điểm chuẩn cao nhất và nhì. Có 22 ngành/nhóm ngành (50% số ngành/nhóm ngành tuyển sinh) có điểm chuẩn trên 72 điểm. Gần 29% thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực trên 900 điểm. Gần 10% vừa có điểm thi tốt nghiệp THPT trên 27 điểm và điểm điểm đánh giá trên 900 điểm.Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), điểm chuẩn của trường dao động từ 18,5 (ngành khoa học môi trường - chương trình tăng cường tiếng Anh) đến 28,5 điểm (ngành khoa học máy tính - chương trình tiên tiến). Các ngành cao tiếp theo là ngành trí tuệ nhân tạo (27,7 điểm), khoa học dữ liệu (26,85 điểm)… Đặc biệt, một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học sự sống và kỹ thuật có sự tăng điểm chuẩn đột biến trong năm nay như: kỹ thuật hạt nhân tăng 6,6 điểm, khoa học vật liệu tăng 5,3 điểm, quản lý tài nguyên và môi trường tăng 3,5 điểm.Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cho thấy mức điểm đều tăng ở hầu hết các ngành.TS Nguyễn Trung Nhân, trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết: "Điểm chuẩn năm nay hầu hết là tăng ở cả chương trình đại trà và chương trình tăng cường tiếng Anh. Mức tăng cao nhất đến 2,5 điểm ở các ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; công nghệ kỹ thuật nhiệt và luật quốc tế. Hai ngành có điểm trúng tuyển cao nhất là kinh doanh quốc tế và luật kinh tế với 26 điểm. Nhiều ngành có điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên".Điểm cao chót vótTrong khi đó, kết thúc quá trình lọc ảo, hàng loạt trường ĐH "hot" tại Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, trong đó các ngành sư phạm, công nghệ thông tin, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, báo chí… là các ngành tiếp tục có điểm chuẩn cao chót vót.ĐH Bách khoa Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển ĐH chính quy năm 2024 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT với mức điểm dao động từ 21 - 28,53 điểm, cao nhất là chương trình khoa học máy tính hơn 9,51 điểm/môn. Năm ngoái điểm chuẩn chương trình khoa học máy tính cũng dẫn đầu với 29,42 điểm.Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng công bố điểm chuẩn dao động từ 24,92 - 28,89 điểm, thí sinh phải đạt hơn 8 điểm/môn mới đỗ ngành thấp nhất. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là giáo dục tiểu học 28,89 điểm, tương đương 9,63 điểm/môn; kế tiếp là nhóm ngành sư phạm ngữ văn, lịch sử, lịch sử và địa lý 28,76 điểm. Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) lấy điểm chuẩn vào ngành quan hệ công chúng, báo chí ở mức trên 29 điểm, tổ hợp C00, thí sinh phải đạt điểm gần tuyệt đối tất cả các môn.Trường ĐH Ngoại thương có điểm chuẩn tương đối đồng đều. Ngành có mức điểm cao nhất là 28,5 của tổ hợp gốc D01 đối với ngành ngôn ngữ Trung Quốc - chuyên ngành tiếng Trung thương mại. Tiếp theo là mức điểm 28,1 của tổ hợp gốc A00 đối với nhóm ngành kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, quản trị khách sạn và marketing; mức điểm 28,0 của tổ hợp A00 đối với nhóm ngành kinh tế và kinh tế quốc tế. Có bảy ngành trên tổng số 15 ngành của trường có mức điểm trúng tuyển theo tổ hợp A00 từ 28 điểm trở lên, 95% chỉ tiêu có ngưỡng điểm trúng tuyển trên 27 điểm.Nguồn: nhóm tác giả báo Tuổi trẻ 

Điểm chuẩn Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM tăng, báo chí vẫn cao nhất 28,88 điểm

Điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) dao động từ 22 đến 28,88 điểm.Sáng 18-8, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy bằng phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.Theo đó, điểm chuẩn các khối xét tuyển dao động từ 22 đến 28,88 điểm, tăng nhẹ so với năm 2023.Trong đó các ngành xét tuyển khối C00 có mức điểm chuẩn trung bình tăng từ 2-3 điểm so với điểm chuẩn năm 2023 như dự đoán. Đặc biệt, ngành tôn giáo học tăng 5 điểm (điểm chuẩn khối C00 năm 2023 là 21 điểm, năm 2024 là 26 điểm).Năm 2024, điểm chuẩn tốp trên chiếm lĩnh hoàn toàn bởi tổ hợp xét tuyển C00, cụ thể ngành báo chí là ngành có điểm trúng tuyển cao nhất với 28,8 điểm, tiếp đến là quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với 28,33 điểm, ngành văn hóa học 28,2 điểm, ngành nghệ thuật học 28,15 điểm và ngành lịch sử với 28,1 điểm. Bên cạnh đó, số ngành theo khối thi có mức điểm chuẩn từ 27 trở lên là 22, chiếm 16,17% trên tổng số.3 ngành mới tuyển sinh trong năm 2024 cũng có mức điểm chuẩn tương đối cao, cụ thể: ngành nghệ thuật học 26,75 - 28,15 điểm, ngành quốc tế học 25,75 - 27 điểm, ngành kinh doanh thương mại Hàn Quốc 24 - 26,96 điểm.Điểm chuẩn tuyển sinh chương trình liên kết quốc tế 2+2 dao động từ 21 - 25,5 điểm, cụ thể:3 ngành: Ngành truyền thông chuyên ngành báo chí - liên kết Đại học Deakin (Úc); ngành quan hệ quốc tế - liên kết Đại học Deakin (Úc); ngành ngôn ngữ Anh - liên kết Trường đại học Minnesota Crookston (Hoa Kỳ) có điểm chuẩn là 21 điểm.Ngành ngôn ngữ Trung Quốc - liên kết Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) có điểm chuẩn là 25,5 điểm.Thí sinh truy cập vào link: https://tuyensinhdh.hcmussh.edu.vn/ để tra cứu thông tin kết quả xét tuyển và xem hướng dẫn các bước tiếp theo.Trung tâm Đào tạo quốc tế sẽ gửi email thông báo trúng tuyển và hướng dẫn thủ tục nhập học riêng cho các thí sinh trúng tuyển chương trình liên kết quốc tế.

Điểm chuẩn khối C tăng chóng mặt, 9,5 điểm/môn vẫn khó đỗ ngành 'hot'

Xét tuyển khối C, thí sinh phải đạt hơn 9,76 điểm/môn mới đỗ sư phạm lịch sử, ngữ văn; hơn 9,66 điểm/môn mới đỗ ngành quan hệ công chúng, báo chí...Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội cùng hàng loạt trường đại học đã công bố điểm chuẩn, trong đó điểm chuẩn khối C (văn, sử, địa) đều có xu hướng tăng.Điểm chuẩn khối C tăng đềuSáng 18-8, Trường đại học Sư phạm Hà Nội công bố điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 22 đến 29,3 điểm. Đây là tổng điểm thi ba môn, đã gồm điểm ưu tiên (nếu có).Trong đó, hai ngành sư phạm lịch sử và sư phạm ngữ văn có xét tuyển khối C00 và lấy điểm chuẩn cao nhất 29,3 điểm, tương đương khoảng 9,76 điểm/môn. So với năm ngoái, sư phạm lịch sử tăng 0,88 điểm, sư phạm ngữ văn tăng 1,47 điểm.Với Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, điểm chuẩn trúng tuyển vào nhóm ngành sư phạm ngữ văn, sư phạm lịch sử, sư phạm lịch sử - địa lý Trường đại học Giáo dục, tổ hợp C00 là 28,76 điểm (tăng 1,59 điểm so với năm ngoái), trung bình hơn 9,58 điểm/môn thí sinh mới trúng tuyển.Điểm chuẩn Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội tiếp tục "nóng" ở ngành quan hệ công chúng, báo chí với mức điểm chuẩn lần lượt là 29,10 và 29,03 điểm ở tổ hợp C00, tương đương trung bình hơn 9,66 điểm/môn thí sinh mới có cơ hội trúng tuyển.Như vậy điểm chuẩn ngành báo chí tăng 0,53 điểm so với năm ngoái, ngành quan hệ công chúng tăng 0,32 điểm.Hầu hết các ngành còn lại tổ hợp C00 đều có điểm chuẩn suýt soát 28 điểm trở lên, thí sinh phải đạt hơn 9 điểm/môn mới có cơ hội trúng tuyển.Học viện Ngoại giao có 8 ngành/chương trình đào tạo xét tuyển khối C00 (văn, sử, địa), trong đó có 7 ngành/chương trình đào tạo có điểm chuẩn từ 28,55 - 29,2, tương đương hơn 9,5 điểm/môn thí sinh mới có cơ hội trúng tuyển. Đặc biệt tất cả các ngành/chương trình đào tạo đều có điểm chuẩn tăng so với năm ngoái.Cụ thể, Trung Quốc học khối C lấy điểm chuẩn 29,2 điểm, tăng 0,78 điểm so với năm ngoái; truyền thông quốc tế 29,05, tăng 0,59 điểm; Hàn Quốc học 28,83, tăng 0,63 điểm; quan hệ quốc tế 28,76, tăng 0,46 điểm; Nhật Bản học 28,73, tăng 0,96 điểm; Hoa Kỳ học và luật quốc tế cùng lấy 28,55.Điểm chuẩn khối C thấp nhất của Học viện Ngoại giao là luật thương mại quốc tế 28,37, khoảng 9,45 điểm/môn thí sinh mới trúng tuyển.Trường đại học Luật Hà Nội có hai ngành xét tuyển khối C00, trong đó ngành luật đào tạo tại trụ sở chính lấy 28,15 điểm, tăng 1,65 điểm so với năm ngoái (khoảng 9,38 điểm/môn mới trúng tuyển), ngành luật kinh tế 28,85 điểm, tăng 1,49 điểm (khoảng 9,6 điểm/môn mới trúng tuyển).Trường đại học Văn hóa Hà Nội có 17/19 ngành/chương trình đào tạo xét tuyển khối C00, điểm chuẩn trúng tuyển khối này dao động 23,85 - 28,9 điểm, nhiều ngành tăng 2 - 3,63 điểm so với năm ngoái (năm ngoái điểm chuẩn khối C00 dao động 21 - 26,85).Trong đó ngành có điểm chuẩn cao nhất là báo chí 28,9 điểm, tương đương 9,63 điểm/môn mới đỗ (điểm chuẩn tăng 2,05 điểm so với năm ngoái), ngành luật 28,8 điểm (tăng 3,63 điểm). Hầu hết các ngành còn lại đều có điểm chuẩn trên 27.Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là thông tin - thư viện - thư viện và thiết bị trường học 23,85 điểm, thí sinh phải đạt 7,95 điểm/môn mới trúng tuyển.Vì sao điểm chuẩn tăng?Trước đó tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 5-8, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết khi so sánh với năm 2023, lĩnh vực có tỉ lệ nguyện vọng đăng ký tăng mạnh nhất là khối khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên tăng 200.000 nguyện vọng, tương đương tăng khoảng 85%. Việc này cho thấy sự quan tâm của các em trong ngành sư phạm nhờ chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí, học phí...Năm 2024 cũng là năm ghi nhận nhiều kỷ lục về điểm thi tốt nghiệp THPT khối C. Cụ thể lần đầu tiên cả nước có 19 thủ khoa khối C, cùng đạt 29,75 điểm.Điểm môn văn cũng có sự khác biệt so với mọi năm, mức điểm 10 có 2 thí sinh, mức điểm 9,75 có 1.843 thí sinh, mức điểm 9,5 có 14.198 thí sinh, mức điểm 9,25 có 26.758 thí sinh, mức điểm 9 có 49.254 thí sinh. Tổng số thí sinh từ 9 điểm trở lên là 92.055 thí sinh.Xét điểm từng môn thi, điểm thi trung bình môn ngữ văn năm 2024 tăng 0,37 điểm so với năm 2023. Trong khi đó môn lịch sử tăng 0,54 điểm và địa lý tăng 1,04 điểm. Như vậy chỉ tính riêng điểm trung bình, tổng điểm khối C năm 2024 đã tăng 1,95 điểm so với năm trước.Trước đó nhiều chuyên gia đã dự đoán điểm chuẩn khối C năm nay sẽ tăng mạnh từ 1-2 điểm trở lên.Nguồn: Nguyên Bảo - Báo Tuổi trẻ 

Điểm chuẩn khối C cao không tưởng, vì sao?

Văn - sử - địa, 9,5 điểm mỗi môn vẫn rớt nhiều ngành ở các trường đại học. Điểm bài thi khoa học xã hội trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay tăng vọt, đẩy điểm chuẩn khối C truyền thống của nhiều trường lên mức cao không tưởng.Sư phạm văn lập kỷ lục điểm chuẩnKhông ít ngành, thí sinh đạt 9,6 điểm mỗi môn vẫn rớt nguyện vọng đăng ký. Điều này thể hiện rõ nhất ở khối ngành sư phạm. Nhóm ngành sư phạm văn, sử, địa phá vỡ mọi kỷ lục điểm chuẩn trước đó của các trường.Những năm trước, điểm chuẩn nhóm ngành sư phạm văn, sử, địa có cao hơn nhóm ngành sư phạm khoa học tự nhiên nhưng không quá cách biệt, nhất là sư phạm toán. Thế nhưng khoảng cách này năm nay được nới rộng.Chẳng hạn tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội, hai ngành sư phạm ngữ văn và sư phạm lịch sử có điểm chuẩn lên đến 29,3. Điều này tương đồng với việc thí sinh phải đạt 9,767 điểm mới trúng tuyển. Đây là mức điểm chuẩn cao nhất trong số các trường đại học đã công bố tính đến thời điểm sáng 18-8.Đó là chưa kể với ngành sư phạm lịch sử, thí sinh vừa phải đạt điểm 19,3 vừa phải đặt nguyện vọng 1 mới trúng tuyển. Ngành sư phạm địa lý thấp hơn nhưng cũng lên đến 29,05. Ngành sư phạm lịch sử - địa lý cũng có điểm chuẩn tới 28,83.Trong khi đó ngành sư phạm đinh là toán học chỉ có 27,47. Các ngành sư phạm vật lý, hóa học, sinh học có điểm chuẩn dao động từ trên 26 đến trên 27 điểm. Ngay cả các ngành sư phạm "môn phụ" như giáo dục công dân cũng có điểm chuẩn cao hơn những ngành này.Thậm chí điểm chuẩn các ngành sư phạm này ở nhiều trường còn cao hơn sư phạm toán từ 2 đến 2,5 điểm. Mức chênh lệch với các ngành sư phạm hóa, vật lý, sinh học còn cao hơn.Điều này cũng tương tự ở các trường sư phạm hay đại học đa ngành có đào tạo nhóm ngành giáo viên. Không ngành nào có điểm chuẩn cao hơn sư phạm. Cũng không có ngành sư phạm nào có điểm chuẩn cao hơn khối sư phạm văn - sử - địa.Cá chép hóa rồngĐiểm chuẩn tổ hợp văn - sử - địa năm nay hầu như trường nào cũng tăng. Điều này không nằm ngoài dự báo khi số lượng thí sinh thi bài thi khoa học xã hội tăng, điểm thi cũng cao hơn năm 2023 rất nhiều.Năm nay số thí sinh khối C tăng khoảng 20.000 so với năm 2023. Điểm trung bình 3 môn thi năm 2023 là 18,97 điểm đã tăng 1,98 điểm lên 20,95 điểm năm 2024.Nếu xét ở mức điểm giỏi và xuất sắc, số lượng thí sinh còn tăng nhiều hơn. Ở mức điểm 24, năm 2023 có 33.459 thí sinh, năm 2024 tăng lên gấp đôi.Trong khi đó số lượng thí sinh đạt điểm xuất sắc còn tăng "kinh hoàng". Ở mức điểm 27, năm 2023 có 6.041 thí sinh, năm 2024 số lượng thí sinh đạt mức điểm này tăng gấp 4 lần. Số lượng thí sinh đạt 28 điểm tăng gấp 6 lần năm 2023, 29 điểm tăng hơn 10 lần. Số lượng thí sinh từ trên 29 điểm đến 30 điểm năm 2024 tăng hơn 54 lần năm 2023.Đó là lý do khiến điểm chuẩn nhiều ngành, nhiều trường xét tuyển văn - sử - địa tăng chóng mặt. Không ít trường năm trước có điểm chuẩn thường thường bậc trung thì năm nay có ngành 9 điểm mỗi môn vẫn rớt.Đơn cử là Trường đại học Văn hóa TP.HCM, ngành nào điểm chuẩn cũng tăng, cao nhất lên đến 8,5 điểm.Nhiều thí sinh cho biết đăng ký Trường đại học Văn hóa TP.HCM với mục tiêu chống trượt, nhưng cuối cùng... trượt thật vì điểm chuẩn tăng quá nhiều so với năm 2023.Tương tự, nhiều ngành có điểm chuẩn 15, 16 ở năm trước năm nay vọt lên 25 điểm. Chẳng hạn ngành Việt Nam học ở Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm trước có điểm chuẩn 16,4, năm nay "hóa rồng" với điểm chuẩn lên đến 25,07.Tại Trường đại học Văn hóa Hà Nội, năm nay có 6/18 ngành có điểm chuẩn khối C từ 23,85 đến dưới 26,98 điểm. 12 ngành còn lại có điểm chuẩn trên 27, nên dù có đạt được 9 điểm mỗi môn vẫn rớt. Ngành cao nhất lên đến 28,9 điểm. Như vậy điểm chuẩn năm nay tăng đáng kể so với năm trước.Năm 2023 không có bất kỳ ngành nào của trường này có điểm chuẩn khối C đạt từ 27 điểm trở lên.Dù không tuyển văn - sử - địa nhưng ngành quan hệ công chúng Trường đại học Kinh tế quốc dân tuyển hai tổ hợp có văn - sử, văn - địa lý kèm môn toán. Và năm nay, quan hệ công chúng có điểm chuẩn 28,18, cao nhất trường này dù năm 2023 lẹt đẹt phía sau cả chục ngành khác của trường.Điểm chuẩn khối C ở nhiều trường đại học lớn như Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM), Học viện Báo chí tuyên truyền... cũng ở mức 9,5 điểm mỗi môn vẫn rớt. Nguồn: Minh Giảng - báo Tuổi trẻ  

Điểm chuẩn Trường Đại học Hà Nội năm 2024

Trường Đại học Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ngành có điểm chuẩn cao nhất vào trường năm nay là Ngôn ngữ Trung Quốc.Năm nay, điểm chuẩn thi tốt nghiệp THPT của Trường ĐH Hà Nội cao nhất là ngành Ngôn ngữ Trung Quốc với 35,8 điểm theo thang 40, điểm ngoại ngữ nhân hệ số hai. Xếp sau là điểm chuẩn của ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc...Trong số các ngành dạy bằng tiếng Anh của Trường Đại học Hà Nội tính theo thang 30 (không nhân hệ số), ngành Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh) có điểm chuẩn cao nhất với 24,17 điểm.Điểm chuẩn các ngành của Trường Đại học Hà Nội năm 2024 như sau: Năm 2024, Trường Đại học Hà Nội dự kiến tuyển 3.300 sinh viên, tăng gần 200 so với năm ngoái. Ngoài phương thức xét tuyển kết hợp, trường còn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT với 5% tổng chỉ tiêu và xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với 50% tổng chỉ tiêu.Theo công bố của trường, học phí năm 2024 với nhóm dạy chuyên ngành bằng ngôn ngữ là 720.000 đồng/tín chỉ với các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương, 820.000 - 1.740.000 tùy ngành với các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, bổ trợ, dự án tốt nghiệp, thực tập và khóa luận tốt nghiệp.Với nhóm các ngành ngôn ngữ, các học phần của chương trình đào tạo tiêu chuẩn và các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành (dạy bằng tiếng Việt) của chương trình đào tạo tiên tiến là 720.000 đồng/tín chỉ.Các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành (dạy bằng ngoại ngữ), ngành, chuyên ngành, thực tập và khóa luận tốt nghiệp của chương trình đào tạo tiên tiến từ 1.140.000 – 1.400.000 đồng/tín chỉ tùy ngành.Mức học phí được điều chỉnh từng năm học theo lộ trình điều chỉnh học phí của Chính phủ và tùy thuộc vào tình hình thực tế với mức tăng không quá 15%/năm học.Nguồn: Thúy Nga - Vietnamnet 

Đạt điểm chuẩn 29,2 mới vào được 1 ngành của Học viện Ngoại giao năm 2024

Năm 2024, điểm chuẩn vào Học viện Ngoại giao theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất là 29,2.Học viện Ngoại giao vừa công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, ngành Trung Quốc học có mức điểm chuẩn cao nhất vào Học viện Ngoại giao với 29,2 điểm khối C00. Xếp sau đó là ngành Truyền thông quốc tế khối C00 với 29,05 điểm; Quan hệ quốc tế khối C00 với 28,76 điểm.Trong trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng điểm trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu mã ngành xét tuyển, các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách sẽ được xét trúng tuyển theo tiêu chí phụ theo thứ tự ưu tiên lần lượt như sau: Tiêu chí phụ 1: Điểm thi môn Ngoại ngữ đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển A01, D01, D03, D04, D06, D07; hoặc môn Ngữ văn đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển C00; hoặc môn Toán đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển A00.Tiêu chí phụ 2: Thứ tự nguyện vọng của thí sinh (ưu tiên thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn).Điểm chuẩn Học viện Ngoại giao năm 2024 cụ thể như sau:Năm nay, Học viện Ngoại giao dành 25% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, Học viện dành phần lớn chỉ tiêu (khoảng 705) cho phương thức xét tuyển sớm dựa trên kết quả học bạ; 3% tổng chỉ tiêu cho xét tuyển thẳng với và 2% tổng chỉ tiêu cho xét tuyển sớm dựa trên kết quả phỏng vấn.Năm 2024, mức học phí tại Học viện Ngoại giao là 3,4 triệu đồng/tháng với ngành Luật thương mại quốc tế; 3,6 triệu đồng/tháng với ngành Châu Á - Thái Bình Dương học; 4,5 triệu đồng/tháng đối với các ngành còn lại.Nguồn: Thúy Nga - Vietnamnet  

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2024

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn năm 2024 theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.Dưới đây là điểm chuẩn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2024 đối với học sinh phổ thông thuộc khu vực 3 (thí sinh thuộc diện ưu tiên theo khu vực/đối tượng chính sách được cộng điểm ưu tiên theo quy chế tuyển sinh hiện hành):Thí sinh đã trúng tuyển chính thức phải xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống của Bộ GD-ĐT, trước khi nhập học trực tuyến và trực tiếp tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.Thời hạn xác nhận nhập học trên Hệ thống của Bộ GD-ĐT là trước 17h ngày 27/8.Kế hoạch nhập học cụ thể tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ được thông báo sau.Năm 2024, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển sinh 4.013 chỉ tiêu. Trong đó, 50% xét tuyển bằng phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.Nguồn: Thanh Hùng - Vietnamnet 

Bộ GD-ĐT: Các trường tuyệt đối không được xét tuyển lại sau lần lọc ảo cuối

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường không được xét tuyển lại và chỉ được công bố điểm chuẩn đại học sau lần lọc ảo cuối cùng, phải kèm theo thang điểm xét tuyển, tiêu chí phụ nếu có.Hôm nay (17/8) là ngày lọc ảo cuối cùng với 2 lần lọc ảo chung toàn quốc. Theo kế hoạch, Bộ GD-ĐT sẽ trả kết quả cho các trường sau lần lọc ảo cuối cùng kết thúc vào lúc 16h. Trước 17h hôm nay, các trường sẽ nhập mức điểm trúng tuyển và kết quả xét tuyển lên hệ thống, rà soát và chuẩn bị công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 theo lịch chung.Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đề nghị các trường tiếp tục tăng cường nhân lực, vật lực để thực hiện tốt công tác xét tuyển và lọc ảo.Các trường rà soát để bảo đảm xét tuyển chính xác, đúng quy định, đúng quy trình và đúng thời gian quy định; tuyệt đối không được để nhầm lẫn khi đẩy file kết quả dự kiến trúng tuyển cuối cùng lên hệ thống.Bộ GD-ĐT yêu cầu sau lần lọc ảo cuối cùng, các trường tuyệt đối không được xét tuyển lại để đẩy thí sinh ra khỏi danh sách trúng tuyển sau lọc ảo.Các trường chỉ được công bố mức điểm trúng tuyển sau lần lọc ảo cuối cùng, công bố điểm trúng tuyển phải kèm theo việc công bố thang điểm xét tuyển và công bố thông tin tiêu chí phụ (nếu có).Chậm nhất đến 17h ngày 19/8, các trường đại học, cao đẳng phải hoàn thành việc công bố điểm chuẩn và kết quả xét tuyển đợt 1. Những cơ sở đào tạo tuyển không đủ chỉ tiêu trong đợt 1 có thể tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.“Các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh và phải chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu, xác định điểm trúng tuyển vào các ngành/nhóm ngành đào tạo.Nếu xác định danh sách trúng tuyển dự kiến không sát với thực tế dẫn đến tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký thì cơ sở đào tạo và cá nhân liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo Điều 27 của Quy chế tuyển sinh của Bộ”, Bộ GD-ĐT yêu cầu.Nguồn: Thúy Nga - báo vietnamnet 

Chỉ tiêu sư phạm hầu hết các trường đại học bị cắt giảm mạnh

Chỉ tiêu khối ngành sư phạm ở hàng loạt trường đại học bị cắt giảm mạnh. Có ngành bị cắt đến 90% chỉ tiêu so với đăng ký của trường.Chỉ tiêu sư phạm ở các trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho các trường đại học. Chỉ tiêu này dựa trên nhu cầu xã hội, đặt hàng của các tỉnh thành và năng lực đào tạo của trường đại học.Chỉ tiêu sư phạm giảm sâuTrước đó vào tháng 4, nhiều trường đại học tự xác định chỉ tiêu ngành sư phạm. Tuy nhiên sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 6 có quyết định giao chỉ tiêu cho các trường theo hướng cắt giảm mạnh, kể cả các trường sư phạm trọng điểm quốc gia.Hàng loạt trường đại học như Cần Thơ, Sài Gòn, Sư phạm Hà Nội 2, Sư phạm (Đại học Thái Nguyên), Sư phạm Hà Nội... đã ra thông báo điều chỉnh chỉ tiêu sư phạm so với đề án tuyển sinh do các trường công bố trước đó.Trong đó, Trường đại học Cần Thơ bị cắt giảm hơn 400 chỉ tiêu, nhiều ngành chỉ còn 20 chỉ tiêu.Chỉ tiêu sư phạm Trường đại học Cần Thơ bị cắt giảm so với đăng ký của trường - Ảnh: M.G.Tại Trường đại học Sài Gòn, tất cả các ngành sư phạm đều bị cắt giảm so với đăng ký của trường.Trường đại học Sài Gòn thông báo điều chỉnh chỉ tiêu các ngành sư phạm - Ảnh: M.G.Một điểm chung ở hầu hết các trường đó là chỉ tiêu các ngành như sư phạm vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, khoa học tự nhiên đều bị cắt giảm, chỉ tiêu còn lại rất ít.Lý giải về điều này, ông Lê Phan Quốc - phó trưởng phòng đào tạo Trường đại học Sư phạm TP.HCM - cho biết chỉ tiêu các ngành này bị cắt giảm do nhu cầu xã hội ít."Người học các ngành này chỉ có thể dạy ở bậc THPT, không những vậy đây là các môn học tự chọn theo chương trình mới, chứ không phải bắt buộc như trước đây" - ông Quốc nói.Không được giao chỉ tiêuTình hình cũng tương tự ở nhiều trường đại học khác. Nhiều ngành sư phạm chỉ còn từ 15 đến 20 chỉ tiêu, thậm chí có ngành không được giao chỉ tiêu.Trong đó, Trường đại học Quy Nhơn không được giao chỉ tiêu ngành sư phạm hóa. Điều này khiến trường phải ra thông báo thí sinh đăng ký xét tuyển sớm vào ngành này điều chỉnh nguyện vọng sang ngành khác. Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 không được giao chỉ tiêu ngành sư phạm địa lý theo dự kiến của trường.Lý giải về điều này, ông Lê Phan Quốc - phó trưởng phòng đào tạo Trường đại học Sư phạm TP.HCM - cho biết chỉ tiêu các ngành này bị cắt giảm do nhu cầu xã hội ít."Người học các ngành này chỉ có thể dạy ở bậc THPT, không những vậy đây là các môn học tự chọn theo chương trình mới, chứ không phải bắt buộc như trước đây" - ông Quốc nói.Không được giao chỉ tiêuTình hình cũng tương tự ở nhiều trường đại học khác. Nhiều ngành sư phạm chỉ còn từ 15 đến 20 chỉ tiêu, thậm chí có ngành không được giao chỉ tiêu.Trong đó, Trường đại học Quy Nhơn không được giao chỉ tiêu ngành sư phạm hóa. Điều này khiến trường phải ra thông báo thí sinh đăng ký xét tuyển sớm vào ngành này điều chỉnh nguyện vọng sang ngành khác. Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 không được giao chỉ tiêu ngành sư phạm địa lý theo dự kiến của trường.Ông Lê Xuân Vinh - trưởng phòng đào tạo Trường đại học Quy Nhơn - cho hay năm nay nhiều ngành sư phạm trường được giao chỉ tiêu khá ít, giảm mạnh so với năm trước. Chẳng hạn ngành sư phạm khoa học tự nhiên năm trước 150 chỉ tiêu, nhưng năm nay chỉ còn 27 chỉ tiêu. Một số ngành chỉ có 20 chỉ tiêu.Tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2, ngoài việc không được giao chỉ tiêu ngành sư phạm địa lý, hàng loạt ngành khác cũng chỉ được giao chỉ tiêu ở mức rất thấp.Một trường sư phạm trọng điểm quốc gia ở khu vực phía Bắc - Trường đại học Sư phạm Hà Nội - cũng bị cắt chỉ tiêu đáng kể. Trong đó một số ngành bị giảm mạnh chỉ tiêu như sư phạm vật lý (15), sư phạm vật lý dạy bằng tiếng Anh (15), sư phạm hóa (20)...Với việc bị cắt giảm chỉ tiêu còn rất ít, đã tuyển bằng nhiều phương thức khác nên chỉ tiêu xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT của ngành sư phạm còn không nhiều. Điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay tăng nên nhiều khả năng điểm chuẩn khối ngành sư phạm sẽ tăng so với năm 2023.Nguồn: Minh Giảng - báo Tuổi trẻ 

Bộ GD-ĐT chỉ lỗi sai trong đăng ký nguyện vọng đại học, thí sinh phải đặc biệt lưu ý

Đại diện Bộ GD-ĐT cũng như các trường đại học đã tư vấn cho thí sinh cách để xác định danh mục nguyện vọng đại học và những lỗi sai cần lưu ý trong quá trình đăng ký nguyện vọng.Tại Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024 do báo Tuổi Trẻ tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho hay, trong 2 ngày qua, khi hệ thống đăng ký xét tuyển của Bộ GD-ĐT mở ra để bắt đầu đăng ký nguyện vọng, có thể thấy một lượng rất lớn thí sinh đã đăng ký rất nhiều nguyện vọng. Cụ thể, chỉ trong ngày mở cổng đăng ký đầu tiên, đã có hơn 600.000 nguyện vọng đã được đăng ký trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Tuy vậy cùng còn những thí sinh chưa đăng nhập vào hệ thống. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), chia sẻ tại Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024. Ảnh: Thanh HùngBà Thủy lưu ý đối với các thí sinh đã trúng tuyển xét tuyển sớm của các trường đại học vẫn phải đăng ký trên hệ thống của Bộ GD-ĐT.  “Khi xét tuyển sớm, các em đăng ký vào hệ thống riêng của từng trường, chứ chưa được ghi nhận trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Các em có thể đủ điều kiện trúng tuyển rất nhiều nguyện vọng xét tuyển sớm, nhưng sẽ chỉ nhập học vào một ngành của một trường duy nhất. Những nguyện vọng còn lại phải dành cho những bạn khác, vì vậy phải đăng ký trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT”, bà Thủy nói.Bà Thủy cho hay, những năm trước, đã có những trường hợp thí sinh không hề đăng ký một nguyện vọng trúng tuyển sớm nào và đến khi hết thời hạn Bộ GD-ĐT quy định mới quay lại đăng ký, hệ thống đã đóng mất.“Chúng ta còn khoảng 10 ngày nữa và các em hãy cứ đăng ký. Bởi nếu còn lăn tăn, có mong muốn thay đổi vẫn được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển của mình không giới hạn số lần. Vì vậy, không có lý gì mà các em không đăng ký ngay từ bây giờ, nếu cần có thể điều chỉnh sau”, bà Thủy khuyên.Theo bà Thủy, một lỗi mà các thí sinh thường hay gặp trong quá trình đăng ký xét tuyển là không kết thúc quy trình. “Chỉ khi các em nhấn vào nút kết thúc quy trình, hệ thống mới ghi nhận các nguyện vọng của các em”, bà Thủy lưu ý thí sinh cần nắm vững quy trình đăng ký trên hệ thống. Bà Thủy cũng nhắc thí sinh việc sắp xếp thứ tự các nguyện vọng theo mức độ ưu tiên trên hệ thống của Bộ GD-ĐT là vô cùng quan trọng. “Bởi các em sẽ trúng tuyển vào một nguyện vọng duy nhất và cao nhất theo thứ tự ưu tiên trong tổng số những nguyện vọng mà các em có thể trúng tuyển. Chúng tôi đã từng nhận những đơn kiến nghị sau xét tuyển, rằng muốn theo học nguyện vọng số 5, thay vì nguyện vọng xếp thứ hai. Lúc này làm sao đổi được nữa khi hệ thống đã ghi nhận và lọc?”, bà Thủy nói.Bà Thủy cho hay, thí sinh có thể đăng ký số lượng nguyện vọng không giới hạn. Tuy nhiên, cũng không nên đăng ký quá nhiều. “Bởi nếu quá nhiều, các em sẽ lẫn lộn, bối rối, lúng túng không biết sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự như thế nào, dễ nhầm lẫn thứ tự giữa các nguyện vọng. Chưa kể, đăng ký nhiều nguyện vọng quá cũng gây tốn kém nhiều lệ phí tuyển sinh”, bà Thủy nói.PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương. Ảnh: Thanh HùngPGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, gợi ý một cách theo bà là khá hiệu quả để thí sinh xác định một tập hợp nguyện vọng và thứ tự ưu tiên.“Đầu tiên, các em cần xác định một danh mục những nguyện vọng mà mình mong muốn. Danh mục này chia làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là ‘nhóm ước mơ’, tức là cái gì thích phải có trong danh mục nguyện vọng của chúng ta, dù có thể hơi bay bổng, tham vọng một tí nhưng thực sự là thứ mà các em thích.Nhóm thứ hai là ‘nhóm vừa sức’, bao gồm cả những nguyện vọng các em chưa đỗ nhưng so với điểm chuẩn các năm trước hay dự kiến phổ điểm của năm nay khả năng đỗ là cao và cả những nguyện vọng đã xét tuyển sớm. Nhóm thứ ba là nhóm đảm bảo rủi ro, bởi thực tế cũng có nhiều học sinh chưa có một nguyện vọng xét tuyển sớm nào hết. Nhóm nguyện vọng này có thể hơi thấp hẳn, nhưng đảm bảo cho các em tránh rủi ro. Sau đó, gỡ hết ra và xếp lại danh mục đó theo đúng một nguyên tắc - đó là theo thứ tự sự yêu thích của bản thân”, bà Hiền tư vấn.Thí sinh trăn trở hệ thống chung của Bộ GD-ĐT có "biết" chọn tổ hợp điểm tốt nhất để xét tuyểnTại buổi tư vấn, một thí sinh bày tỏ lo lắng khi trên hệ thống đăng ký của Bộ GD-ĐT chỉ có thể chọn ngành và trường, nhưng không có mục lựa chọn tổ hợp môn để xét tuyển. Thí sinh này lo lắng bởi theo dự kiến ban đầu, em muốn dùng điểm tổ hợp khối A để xét tuyển nhưng không ngờ sau khi có điểm thi, tổng điểm tổ hợp khối D lại cao hơn.“Em không biết nếu mình không tích chọn vào tổ hợp nào để xét tuyển, hệ thống của Bộ GD-ĐT có tự chọn điểm tổ hợp khối D của em để xét tuyển hay không, trong khi ngành học có tuyển bằng cả tổ hợp khối A và D”, nam sinh này nói.Bà Thủy giải đáp: “Trên hệ thống đăng ký xét tuyển của Bộ GD-ĐT, không có chọn tổ hợp, chọn phương thức. Nhưng trong trường hợp này, đương nhiên hệ thống xét tuyển sẽ tự động chọn tổ hợp khối D của thí sinh để xét. Đó là sự ưu việt của hệ thống, tức thí sinh có điểm tổ hợp khối nào tốt hơn sẽ xét trước. Cho dù dự kiến trong đầu của thí sinh là gì đi chăng nữa, hệ thống của Bộ sẽ xét sao cho đảm bảo tốt nhất cho thí sinh”.Một thí sinh khác nêu trường hợp một ngành học xét tuyển bằng 3 tổ hợp nhưng điểm số các tổ hợp của em khác nhau, “vậy cùng một ngành trong một trường thì sẽ xét riêng cho từng khối hay xét chung?”. Về câu hỏi này, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay: “Chỉ tiêu xét tuyển của các trường đã phân bổ cho các khối thi. Điểm chuẩn theo từng tổ hợp sẽ theo chỉ tiêu xét tuyển cũng như số lượng thí sinh đăng ký vào. Nhưng hệ thống sẽ xét cho các em ở những tổ hợp tốt nhất có thể để đỗ.Nếu không thể đỗ ở tổ hợp này, hệ thống sẽ xét tiếp với tổ hợp khác và khi vẫn còn chỉ tiêu, điểm của các em cao hơn các bạn khác thì vẫn có thể trúng tuyển. Thí sinh cứ yên tâm rằng, về mặt kỹ thuật, hệ thống đã được thiết kế một cách tối ưu để mỗi thí sinh đều có cơ hội tốt nhất có thể”.  Nguồn: Thanh Hùng - vietnamnet 

Điểm thi khối C00 tăng mạnh, nhiều thí sinh lo lắng

Nhiều thí sinh đang phải tính toán lại việc đặt nguyện vọng chọn trường, chọn ngành tại kỳ tuyển sinh đại học năm nay.Trong khi các khối thi khác không có nhiều biến động, thì điểm thi khối C00 năm nay lại tăng rất mạnh, đặc biệt là đối với những mốc điểm số giỏi và xuất sắc. Những đột biến của điểm số năm nay lại đến từ môn thi tự luận: môn Ngữ văn. Điều này dẫn tới nhiều lo lắng và khó khăn về việc chọn trường, chọn ngành của nhiều thí sinh điểm cao tại tổ hợp này.Đánh giá dữ liệu điểm thi của Bộ giáo dục và Đào tạo, có thể thấy: điểm thi khối C00 tổ hợp Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý... năm nay tăng đột biến. Càng lên mốc điểm cao, tỷ lệ tăng càng lớn. Ví dụ ở mốc điểm 28 là mốc nhiều thí sinh có thể chọn những trường đại học top đầu, năm nay số lượng tăng gấp 10 lần so với năm ngoái. Với mức điểm 29,25, năm ngoái chỉ có 7 em, nhưng năm nay lên tới 380 thí sinh. Và cả nước có tới 19 thủ khoa khối C00, là điều rất bất ngờ và chưa từng có từ trước tới nay.Trong 19 thủ khoa toàn quốc, có tới 13 thí sinh đến từ tỉnh Bắc Ninh. Thí sinh hiểu rằng, nhiều em điểm cao thì nỗi lo cạnh tranh càng lớn.Ông Hoàng Công Chứ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình, Bắc Ninh cho hay: "Chúng tôi mừng vì có liền một lúc có 3 học sinh thủ khoa toàn quốc. 3 năm trước chúng tôi có thủ khoa D07. Trong 3 năm học này, chúng tôi đều có điểm trung bình đứng top 3 của Bắc Ninh".Em Nguyễn Thị Thiện, Trường THPT Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình, Bắc Ninh vui mừng chia sẻ về điểm thi: "Khi biết mình được 29.75, em rất vui, và một chút lo lắng và hơi bất ngờ. Năm nay, điểm các bạn rất cao, nên cạnh tranh cao. Các bạn sẽ tìm các nguyện vọng để có thể đỗ được đại học".Thống kê toàn tỉnh Bắc Ninh, cứ 10 thí sinh thì có 1 em đạt 9,5 điểm môn Văn. Theo ban chỉ đạo thi tỉnh này, tất cả khâu chấm thi đều thực hiện theo quy chế, không có chuyện chấm nới lỏng điểm môn thi tự luận."Riêng môn Ngữ văn, chúng tôi tổ chức 2 cuộc tập huấn, sự có mặt của tất cả giáo viên Ngữ văn. Chúng tôi lấy bài thi thử trình chiếu, phân tích xem dễ được điểm và dễ mất điểm từ đó là ôn tập cho tốt", Ông Nguyễn Như Học, Trưởng phòng Giáo dục Trung học và Giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh khẳng định.Cũng ở môn Ngữ văn, ở Trà Vinh, từng đứng thứ hạng 51, năm nay bất ngờ vươn lên xếp vị trí thứ 2 cả nước về điểm môn Văn."Khoa báo chí của trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn lấy 28 điểm hơn, em lại được 28,75 điểm. Nên em đang băn khoăn không biết nên đặt như nào cho phù hợp", Em Nguyễn Thị Ly, Trường THPT Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình, Bắc Ninh chia sẻ.Dự báo về điểm chuẩn khối C00, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định mức điểm khối này sẽ tăng cao hơn năm ngoái từ 1-2 điểm.Môn Ngữ văn hiện là môn duy nhất làm bài thi dưới hình thức tự luận. Việc chấm thi môn này do các giáo viên của từng tỉnh thực hiện.Nguồn: VTV