Địa lí

Khả năng phát triển ngành chăn nuôi gia súc Trung du và miền núi Bắc Bộ

Chăn nuôi gia súc là một ngành kinh tế quan trọng của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019, hơn một nửa đàn trâu cả nước tập trung ở vùng (1,4 triệu con,chiếm 56,3%đàn trâu cả nước), đàn bò có 990,1 nghìn con (chiếm 17,5% đàn bò cả nước).Chưa kể còn các vật nuôi khác như: lợn, ngựa, dê,…Cơ sở nào để Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển mạnh hoạt động chăn nuôi gia súc? Hôm nay, thầy Tùng mới các em tìm hiểu.Cơ sở thức ăn-Thức ăn tự nhiên: Vùng có nhiều đồng cỏ, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600–700m như: Mộc Châu, Sơn La… Các đồng cỏ tuy không lớn nhưng có thể phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Nơi đây có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho đồng cỏ tươi tốt quanh năm. Để đảm bảo nguồn thức ăn,vùng cần cải tạo chất lượng các đồng cỏ, sử dụng các giống cỏ có năng suất cao, chịu hạn, chịu rét tốt. Đồng thời, cần mở rộng diện tích trồng cỏ, có thể chuyển diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn gia súc.-Thức ăn ngành trồng trọt: các khu vực trồng cây lương thực quy mô lớn của vùng như Điện Biên, Nghĩa Lộ,… do giải quyết tốt lương thực cho người nên nông nghiệp có điều kiện phát triển theo hướng đa dạng hóa. Một mặt, đây là nguồn cung thức ăn cho gia súc, đặc biệt là đàn lợn. Đồng thời, một phần diện tích đất nông nghiệp được dành cho trồng cây thức ăn cho chăn nuôi.-Thức ăn công nghiệp: ngày càng phát triển, tạo điều kiện chăn nuôi theo hình thức hàng hóa.Giống gia súc-Vùng có nhiều giống gia súc nổi tiếng như:bò Mông,lợn Móng Cái, ngựa Nước Hai (Cao Bằng),… Các giống gia súc bản địa có ưu điểm chung là chống chịu giỏi các điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết có nhiều biến động, ít bị bệnh nhưng điểm hạn chế chung là năng suất thấp, chất lượng chưa cao, nhất là đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.-Trong điều kiện phát triển chăn nuôi hàng hóa,vùng đã tiến hành các hoạt động lai tạo, chọn lọc nâng cao, cải tiến năng suất, chất lượng giống bản địa. Đồng thời, sử dụng nhiều giống gia súc nhập có năng suất cao hơn như bò sữa Hà Lan, trâu Mura (Ấn Độ),…(@Địa lí thầy Tùng).Dịch vụ chăn nuôi-Các dịch vụ về giống, thức ăn, vật tư chăn nuôi, thú ý ngày càng được chú trọng phát triển.-Tuy nhiên, nhìn chung, cơ sở vật chất ngành chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế. Công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ(đồng bằng và đô thị) đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.Thị trường sản phẩm chăn nuôiCùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao đã tạo ra sức mua lớn cho ngành chăn nuôi. Nhu cầu về các sản phẩm không qua giết mổ(như trứng, sữa,…) ngày càng cao.(@Địa lí thầy Tùng).Chính sách của Nhà nướcNhà nước có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành chăn nuôi gia súc (như các chương trình hỗ trợ giống, vay vốn, phổ biến kĩ thuật chăn nuôi,…).Một số vấn đề khácVùng có khí hậu mùa đông lạnh, tình trạng sương muối, sương giá,…ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Ngoài ra, còn nhiều dịch bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi.Vì thế, cần có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh, thiên tai.________________________________________Kết nối với thầy Tùng qua:Fanpage: Địa lí thầy TùngFacebook: Tùng ĐàmGroup: Luyện thi THPT Quốc gia môn Địa thầy TùngYoutube: Địa lí thầy TùngInstagram: Địa lí thầy Tùng Tiktok: @dialithaytung

Tác động của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở Trung du miền núi Bắc Bộ

Theo tính toán lý thuyết, tổng công suất thủy điện của nước ta vào khoảng 35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật (tiềm năng có thể khai thác khả thi) vào khoảng 26.000 MW, hàng năm có thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh.Tiềm năng thủy điện tập trung lớn nhất ở hệ thống sông Hồng thuộc vùng trung du và miền núi Bắc bộ (chiếm 1/3 trữ năng thủy điện cả nước).Tại đây, nhiều nhà máy thủy điện lớn của Việt Nam được đưa vào vận hành như: Sơn La (2400 MW), Hòa Bình(1920 MW),…Việc phát triển thủy điện đã có những tác động lớn đến kinh tế – xã hội và môi trường. Hôm nay, mời các em tìm hiểu cùng thầy Tùng.Thứ nhất, về kinh tế:-Tạo động lực cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào.– Cung cấp phần lớn điện năng cho khu vực phía Bắc. Thông qua đường dây tải điện 500 KV nối từ Hòa Bình tới Phú Lâm (TP Hồ Chí Minh), các nhà máy thủy điện ở vùng có thể giải quyết một phần điện năng cho khu vực phía Nam.– Các hồ thủy điện có thể kết hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản.Như hồ thủy điện Tuyên Quang, với diện tích mặt nước 8.000ha, là điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.– Du lịch tại các hồ thủy điện. Các hồ thủy điện tập trung ở miền núi, nơi có khí hậu mát mẻ, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú nên có thể kết hợp để phát triển các hoạt động du lịch.Thứ hai, về xã hội:– Cải thiện cơ sở hạ tầng: Khai phóng tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương. Thông qua việc phát triển thủy điện, kết cấu hạ tầng khu vực cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ,hiện đại với tốc độ nhanh hơn.– Thay đổi đời sống của dân cư của vùng, nguồn thu từ thủy điện có thể hỗ trợ các chính sách xóa đói giảm nghèo cho người dân bị ảnh hưởng và cộng đồng dân cư nói chung.– Khi xây dựng thủy điện, một bộ phận dân cư phải di dời,tái định cư, điều này có thể ảnh hưởng tới cuộc sống, giá trị văn hóa tại địa phương. Theo thống kê, đối với dự án thủy điện lớn và vừa số hộ dân phải di dời bình quân là 3.296 hộ dân/1MW, còn đối với dự án thủy điện nhỏ là 0,16 hộ dân/1MW.Thứ ba, về môi trường:– Tác dụng điều tiết nước: Các hồ thủy điện còn có vai trò trong điều tiết dòng chảy, làm giảm dòng chảy mùa lũ và tăng dòng chảy mùa kiệt. Trước khi có hồ chứa nước Hòa Bình (trên sông Đà), cứ tháng 5 tháng 6 hàng năm, các tỉnh phía hạ du, đặc biệt Hà Nội đã phải lo chống lũ. Khi có hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình thì tình hình lũ lụt phía hạ du gần như được loại trừ. Các hồ chứa nước có thể cung cấp nước cho hạ lưu vào mùa kiệt nhằm đảm bảo sinh hoạt và sản xuất.– Tuy nhiên, khi xây dựng các công trình thủy điện, cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường, điển hình như:Thu hẹp diện tích rừng: Các dự án thủy điện thường nằm ở những vùng rừng núi nên khi xây dựng cần phải khai quang một diện tích lớn để xây các công trình như: đường sá, đập, nhà máy,đường dây dẫn điện… Theo các chuyên gia, để tạo 1MW công suất thủy điện, phải mất đi từ 10-30 ha rừng, và để có 1.000 ha hồ chứa nước cũng cần san phẳng, giải phóng từ1.000-2.000 ha đất ở phía thượng nguồn.Thay đổi dòng chảy: Việc xây dựng đập làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, được coi là nguyên nhân làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn thủy sản.Tài liệu tham khảo:1.Tổng quan lợi ích và tác động của thủy điện,TS.Phạm Thị Thu Hà, Đại học Bách khoa Hà Nội.2.Phát triển thủy điện ở Việt Nam: tiềm năng và thách thức, TS.Đặng Đình Thống.3.Khai thác, sử dụng nguồn thủy điện Việt Nam, Tô Quốc Trụ, Hội đồng phản biện tạp chí Năng lượng Việt Nam.________________________________________Kết nối với thầy Tùng qua:Fanpage: Địa lí thầy TùngFacebook: Tùng ĐàmGroup: Luyện thi THPT Quốc gia môn Địa thầy TùngYoutube: Địa lí thầy TùngInstagram: Địa lí thầy Tùng Tiktok: @dialithaytung

Những nội dung quan trọng 2k6 cần lưu ý trong kì thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2024

Chỉ còn vài tháng nữa là kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra. Đây có lẽ sẽ là kì thi "cạnh tranh khốc liệt" hơn cả bởi là năm cuối cùng học và thi theo chương trình SGK cũ. Với môn Địa lí, các em đã nắm được những nội dung quan trọng có trong đề thi tốt nghiệp THPT và có kế hoạch ôn tập hợp lí chưa? Dựa trên phân tích đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Địa lí cùng hơn 10 kinh nghiệm ôn luyện tốt nghiệp THPT, thi đại học, thầy Tùng - giáo viên Địa lí tại AT School đưa ra những nội dung quan trọng mà 2k6 cần lưu ý trong kì thi sắp tới. Cấu trúc đề thi sẽ bao gồm:+ 19 câu hỏi về Biểu đồ - Bảng số liệu - Atlat. + 21 câu hỏi lí thuyết tập trung vào phần Địa lí lớp 12, trong đó có 5 câu hỏi nhận biết, 8 câu hỏi thông hiểu, 8 câu hỏi VD và VDC.Chi tiết từng nội dung trên thầy Tùng đã có video giải thích cụ thể, các em 2k6 đón xem TẠI ĐÂY.  Kết nối với thầy Tùng qua: Fanpage: Địa lí thầy TùngFacebook: Tùng ĐàmGroup: Luyện thi THPT Quốc gia môn Địa thầy TùngYoutube: Địa lí thầy TùngTiktok: @dialithaytung

Tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến khí hậu Việt Nam

Trường Sơn là dãy núi đồ sộ và dài nhất Việt Nam, trải dài từ thượng nguồn sông Cả đến cực Nam Trung Bộ. Địa hình dãy Trường Sơn gồm hai phần: Trường Sơn Bắc thuộc khu vực Bắc Trung Bộ có hướng tây bắc - đông nam và Trường Sơn Nam thuộc khu vực Nam Trung Bộ có hướng vòng cung. Hai bộ phận này ngăn cách nhau bởi dãy Bạch Mã.Độ cao trung bình của vùng núi Trường Sơn là trên 500m, có nhiều đỉnh cao như Puxailaileng (2.711m), Rào Cỏ (2.235m), Ngọc Linh (2.598m),...Dãy Trường Sơn kéo dài theo hướng Bắc - Nam đã tác động khá rõ đến khí hậu nước ta, làm khí hậu có sự phân hóa, đặc biệt ở khu vực miền Trung Việt Nam. Hôm nay, thầy Tùng mời các em tìm hiểu về tác động của địa hình dãy núi này đến khí hậu Việt Nam.1. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao- Về chế độ nhiệt: Theo quy luật thì càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C nên ở những khu vực có độ cao thấp, nhiệt độ cao hơn so với những khu vực có độ cao lớn. Ví dụ: Trạm khí hậu Đà Lạt (ở độ cao 1.000-1.500m) và Nha Trang (ở độ cao 0-50m). Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt là 18 độ C, Nha Trang là 26 độ C, chênh lệch nhau 8 độ C do Đà Lạt có địa hình cao hơn nhiều so với Nha Trang - dù nằm ở vĩ độ tương đương nhau.- Về chế độ mưa:Những nơi cao, đón nhiều loại gió từ biển thổi vào thì có lượng mưa rất lớn như vùng núi Ngọc Lĩnh có lượng mưa trên 2.800mm/năm.Những nơi thấp, khuất gió thì có lượng mưa ít hơn như vùng thung lũng Sông Ba lượng mưa chỉ đạt từ 800 đến 1.600mm/năm hoặc thấp hơn.2. Phân hóa theo hướng sườn- Về chế độ nhiệt:Vào mùa hạ, do nằm ở sườn khuất gió nên Duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ, chịu tác động của hiệu ứng phơn rõ rệt, nền nhiệt độ cao.- Về chế độ mưa:Những nơi nằm ở sườn đón gió từ biển thổi vào thì có lượng mưa nhiều. Vào thời kì thu đông, ven biển miền Trung đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào nên lượng mưa trung bình năm ở đây cao, với mức phổ biến trên 2.000 mm/năm. Vào mùa hạ, Tây Nguyên nằm ở sườn đón gió mùa mùa hạ nên mưa nhiều, phổ biến là trên 2.000 mm/năm - trong khi đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn đã gây ra hiệu ứng phơn, làm ven biển miền Trung khô hạn.Những nơi có địa hình song song với hướng gió hoặc ít đón gió thì mưa ít như ở vùng cực Nam Trung Bộ vì hình dạng vòng cung của Trường Sơn Nam nên song song với hướng gió Tây Nam, Đông Bắc vì vây mưa rất ít, dưới 1000m, một số nơi khô hạn như Phan Rang chỉ đạt khoảng 600mm/năm.Như vậy, địa hình dãy Trường Sơn làm cho khí hậu có sự phân hóa theo độ cao và theo hướng sườn mà biểu hiện rõ nét nhất là ở phần miền Trung Việt Nam. 

Tác động của địa hình đến khí hậu Việt Nam

1. Khái quát về đặc điểm địa hình Việt Nam:- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp (chiếm 60% diện tích lãnh thổ).- Địa hình có cấu trúc khá đa dạng:+ Địa hình có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, hướng nghiêng chung là tây bắc - đông nam và phân hóa đa dạng.+ Địa hình có hai hướng chính: tây bắc - đông nam và vòng cung.- Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ bởi con người.2. Tác động của địa hình đến khí hậu Việt Nam:- Độ cao địa hình là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu:. Độ cao địa hình làm bảo toàn tính chất nhiệt đới: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ nên tính chất nhiệt đới được bảo toàn ở vành đai chân núi.. Độ cao địa hình tác động đến chế độ nhiệt:+ Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, vì vậy ở những vùng núi cao thường có nhiệt độ thấp hơn ở các vùng núi thấp và đồng bằng.+ Nền nhiệt độ trung bình năm của phần lớn khu vực Đông Bắc là từ 20 – 24 độ C, trong khi ở một số vùng núi cao Tây Bắc nhiệt độ trung bình năm dưới 18 độ C.+ Nền nhiệt độ trung bình năm ở duyên hải Nam Trung Bộ là trên 24 độ C, trong khi trên cao nguyên Tây Nguyên nhiệt độ trung bình năm chỉ đạt dưới 24 độ C.. Độ cao địa hình tác động đến chế độ mưa:+ Càng lên cao, lượng mưa càng tăng, đến một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không còn mưa nữa.+ Độ cao địa hình đa dạng tạo ra các trung tâm mưa nhiều và trung tâm mưa ít. Những vùng núi cao đón gió thì mưa nhiều (Huế, Quảng Nam, Hà Giang có lượng mưa trên 3200 mm); (@Địa lí thầy Tùng) những vùng địa hình thấp khuất gió hoặc nằm giữa núi cao thì mưa ít (Mường Xén của Nghệ An, thung lũng sông Ba,…).. Độ cao địa hình tạo ra các đai khí hậu theo độ cao: Ngoài phần lớn diện tích là đồi núi thấp, nước ta còn có các đỉnh núi cao trên 2000m, các cao nguyên, sơn nguyên cao, các dãy núi cao và đồ sộ nên khí hậu có phân hóa theo độ cao khá rõ:+ Đai nhiệt đới gió mùa chân núi (miền Bắc đến độ cao 600-700m, miền Nam đến độ cao 900-1000m): Khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng; độ ẩm thay đổi từng nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt.+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (miền Bắc từ 600-700m đến 2600m, miền Nam từ 900-1000m đến 2600m): Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ cao trên 25 độ C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.+ Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600 m, chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn): khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15 độ C, mùa đông xuống dưới 5 độ C.3. Hướng nghiêng chung của địa hình ảnh hưởng đến đặc điểm khí hậu:. Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng tây bắc - đông nam, thấp dần ra biển nên các khối khí di chuyển qua biển có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu trong nội địa, đem lại cho vùng nội địa lượng mưa lớn, độ ẩm cao.. Hướng nghiêng chung cùng hướng các khối khí qua biển đã làm cho biển tác động sâu sắc đến phần đất liền, khiến tính lục địa của các địa phương không biểu hiện rõ nét. Khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương điều hòa, bớt khắc nghiệt.4. Hướng núi cùng hướng các loại gió thịnh hành ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phân hóa khí hậu:. Hướng tây bắc - đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào phía tây, khiến cho những đợt không khí lạnh yếu vào đầu mùa và cuối mùa không tác động nhiều đến phía tây. (@Địa lí thầy Tùng) Vì vậy, mùa đông ở Tây Bắc ngắn, đến muộn và kết thúc sớm, ấm hơn mùa đông ở vùng núi Đông Bắc.. Hướng tây bắc - đông nam của dãy Trường Sơn:+ Đầu mùa hạ: Có tác dụng chắn gió tây nam từ vịnh Ben-gan thổi đến, tạo ra gió phơn khô nóng, nhiệt độ cao, lượng mưa ít ở Bắc Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc.+ Thời kì thu - đông: Dãy Trường Sơn đón các loại gió đông bắc di chuyển qua biển, đem lại lượng mưa lớn ở sườn đón gió là Trung Bộ, khiến Trung Bộ có mưa lớn trong thời gian này.. Hướng vòng cung của các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều:+ Mùa đông: Tạo thành hành lang “hút gió mùa Đông Bắc”, tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào vùng núi và đồng bằng Bắc Bộ, gây ra một mùa đông lạnh, nhiều tháng nhiệt độ hạ thấp dưới 20 độ C.+ Mùa hạ: Cánh cung Đông Triều đón gió đông nam từ biển thổi vào gây mưa lớn cho ven biển Quảng Ninh, song lại gây khô hạn cho khu vực khuất gió (Cao Bằng - Lạng Sơn).. Hướng vòng cung của cánh cung Trường Sơn Nam song song với hướng gió ở duyên hải khiến cho nhiều địa phương có lượng mưa rất thấp (Ninh Thuận, Bình Thuận có lượng mưa dưới 800 mm).. Ngoài ra, hướng núi tây - đông của dãy Hoành Sơn, Bạch Mã ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tác động sâu xuống phía nam, làm tăng cường sự phân hóa bắc – nam của khí hậu nước ta:+ Dãy Hoành Sơn góp phần tạo ra sự phân hóa nhiệt độ giữa hai sườn núi trong mùa đông: phía bắc dãy Hoành Sơn có nhiệt độ thấp (từ 14 - 18 độ C), từ Hoành Sơn vào Bạch Mã cao hơn (từ 18 - 20 độ C).+ Dãy Bạch Mã là giới hạn mà gió mùa Đông Bắc bị chặn lại gần như hoàn toàn, khiến phần lãnh thổ phía Nam có nền nhiệt độ cao hơn phần lãnh thổ phía Bắc.___________Bài viết được thực hiện bởi Phòng Chuyên môn – Địa lí thầy Tùng.Dương Phương

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của vùng biển Việt Nam

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của vùng biển Việt Nam trên Biển Đông được thể hiện rõ thông qua đặc điểm các yếu tố khí hậu (chế độ nhiệt, mưa, gió), hải văn (độ muối, dòng biển, thủy triều, sóng biển) và sinh vật biển.1. Các yếu tố khí hậu:* Chế độ nhiệt:- Nhiệt độ trung bình của tầng mặt nước biển cao, vào khoảng 23℃; do vị trí vùng biển nằm chủ yếu trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.- Nhiệt độ trung bình của tầng mặt nước biển biến động theo mùa, mùa hạ có nhiệt độ tăng lên, mùa đông có nhiệt độ hạ thấp; chủ yếu do vùng biển nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa; ngoài ra còn do ảnh hưởng của chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.- Biên độ nhiệt độ trung bình năm thấp hơn so với các vùng biển ở vĩ độ cao và thấp hơn so với trên đất liền. Vùng biển Việt Nam không bị đóng băng trong mùa đông.* Chế độ mưa: Vùng biển có lượng mưa trung bình khá lớn, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm, mang đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.* Chế độ gió:- Chế độ gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa, trong năm có hai mùa gió với tính chất và hướng gió trái ngược nhau: mùa gió mùa hạ và mùa gió mùa đông.- Trên biển, gió mùa mùa đông chiếm ưu thế trong 7 tháng (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Gió mùa mùa hạ thổi trong các tháng còn lại, riêng ở vịnh Bắc Bộ có gió thổi hướng nam.2. Các yếu tố hải văn:* Độ muối:- Độ muối của biển Việt Nam khá cao, vào khoảng 32 đến 33 ‰; do vùng biển nằm trong vùng nội chí tuyến, có nhiệt độ nước biển cao, bốc hơi mạnh, nhiều cửa sông đổ ra biển,…- Ở ngoài khơi, độ muối cao và ổn định. Độ muối vùng biển ven bờ biến động rõ rệt theo mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa có độ muối giảm do có mưa nhiều, còn mùa khô có độ muối tăng do bốc hơi mạnh, nhiệt độ cao (ở các địa phương phía Nam).- Độ muối có sự phân hóa theo chiều bắc - nam, rõ rệt nhất là trong mùa khô (tư tháng 11 đến tháng 4 năm sau).* Thủy triều:- Vùng biển nước ta có rất nhiều chế độ triều khác nhau.- Trong năm, thủy triều biến động theo hai mùa lũ, cạn. (@Địa lí thầy Tùng) Vào mùa cạn, nước triều lấn sâu vào trong đất liền do trên đất liền có mực nước sông hạ thấp, lưu lượng nước giảm, bốc hơi mạnh,…- Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; do hai vùng đồng bằng này có địa hình thấp, nhiều cửa sông lớn.* Sóng biển: Sóng mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bắc hoặc khi có bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển.* Dòng biển:- Dòng biển nước ta là dòng biển chạy theo mùa, ứng với hai mùa gió và mang tính chất khép kín.- Dòng biển vào mùa hạ chạy theo hướng tây nam. Dòng biển vào mùa đông chạy theo hướng đông bắc.3. Sinh vật biển:- Tài nguyên sinh vật biển giàu có, phong phú, đa dạng về thành phần loài (2000 loài cá, trong đó có 100 loài có giá trị kinh tế; 1647 loài giáp xác, hơn 100 loại tôm, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy,…), tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao. Nhiều loài có trữ lượng lớn và giá trị cao như hải sâm, sò huyết, đồi mồi,… (@Địa lí thầy Tùng) Quanh các đảo, quần đảo lớn có các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật biển khác; trên các đảo đá ở ven bờ Khánh Hòa có các tổ yến.- Hệ sinh thái vùng ven biển cũng rất đa dạng và giàu có, bao gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo.____Dương Phương – Địa lí thầy Tùng.Bài viết thuộc Phòng Chuyên môn của Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý. 

Gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng của nó đến khí hậu Việt Nam

1. Nguồn gốc: Áp cao Xi-bia.Gió mùa Đông Bắc bản chất là khối không khí cực đới lục địa (NPc), xuất phát từ áp cao Xi-bia di chuyển xuống nước ta. Áp cao Xi-bia là một áp cao nhiệt lực hình thành theo mùa, rất lạnh và khô, nhiệt độ trung bình mùa đông xuống khoảng -15 đến - 40 độ C. Cao áp này xuất hiện từ tháng 9, tăng dần về khí áp và cực đại vào tháng 1, có thể làm lu mờ sự hoạt động của áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc.2. Hướng gió: đông bắcDo ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lit , gió thổi từ áp cao Xi-bia xuống nước ta bị lệch hướng, trở thành gió thổi hướng đông bắc, vì vậy gió mùa mùa đông còn được gọi là gió mùa Đông Bắc.3. Thời gian hoạt động: Tháng XI – IV năm sau- Gió mùa Đông Bắc hoạt động trong thời gian mùa đông, từ tháng XI đến tháng IV năm sau.- Song, thời gian bắt đầu và kết thúc hoạt động của gió mùa Đông Bắc có thể thay đổi theo năm, có năm gió mùa Đông Bắc đến sớm, có năm đến muộn, có năm kết thúc sớm,…4. Phạm vi hoạt động:Gió mùa Đông Bắc hoạt động chủ yếu ở phần lãnh thổ phía Bắc (từ vĩ tuyến 160B trở ra). Khi di chuyển xuống phía Nam, gió bị biến tính và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã, chỉ có những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh mới ảnh hưởng tới phần lãnh thổ phía Nam, tạo ra một số ngày mát mẻ.5. Tính chất:- Gió mùa Đông Bắc nhìn chung là lạnh, tuy nhiên tính chất không thuần nhất trong suốt mùa đông. Đầu mùa có tính chất lạnh khô, cuối mùa có tính chất lạnh ẩm. Khi di chuyển, gió mùa Đông Bắc cũng thay đổi tính chất, trở nên ấm và ẩm hơn.- Gió mùa Đông Bắc không hoạt động liên tục trong suốt mùa đông mà chỉ hoạt động thành từng đợt. Đan xen các đợt gió mùa Đông Bắc là sự hoạt động mạnh lên của Tín phong bán cầu Bắc.- Gió mùa Đông Bắc hoạt động thất thường.6. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc và tác động đến khí hậu các khu vực:- Ở Bắc Bộ:+ Gây ra một mùa đông lạnh cho Bắc Bộ, kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ hạ thấp dưới 200C, nhiều nơi xuống dưới 15 độ C; miền núi cao xuất hiện sương muối, sương giá, băng tuyết,….+ Gây ra một mùa đông có thời tiết không thuần nhất do gió mùa Đông Bắc có tính chất thay đổi trong mùa đông:• Nửa đầu mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau), gió mùa Đông Bắc thổi qua lãnh thổ Trung Quốc mang lại cho miền Bắc thời tiết lạnh và khô, trời quang mây.• Nửa cuối mùa đông (từ tháng 2 đến tháng 4), gió mùa Đông Bắc thổi lệch ra biển Nhật Bản, biển Hoa Đông,… trước khi vào nước ta (do áp cao Xi-bia suy yếu, hạ áp A-lê-ut trên Thái Bình Dương mạnh lên hút gió), (@Địa lí thầy Tùng) được tăng cường thêm nhiệt và ẩm, nó trở nên ẩm hơn và ấm hơn, nên khi đến nước ta nó gây ra kiểu thời tiết lạnh, ẩm, trời âm u, có mưa phùn ở miền Bắc.+ Trong mùa đông xuất hiện những ngày thời tiết nắng nóng, hanh khô; do gió mùa Đông Bắc hoạt động thành từng đợt, không liên tục, thất thường và xen kẽ với Tín phong bán cầu Bắc.-  Ở Trung Bộ:+ Càng di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc càng bị biến tính, suy yếu dần và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã nên Bắc Trung Bộ có mùa đông bớt lạnh, đến Huế chỉ còn se lạnh, Nam Trung Bộ không có mùa đông lạnh.+ Gió đông bắc (trong đó gồm gió mùa Đông Bắc) di chuyển qua biển, tương tác với địa hình dãy Trường Sơn vuông góc với hướng gió, gây ra mưa lớn cho sườn đón gió là Trung Bộ. @Địa lí thầy Tùng. Vì vậy, Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.- Ở Nam Bộ: Gió mùa Đông Bắc hầu như không tác động đến Nam Bộ nên khu vực này không có mùa đông lạnh, thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa, có mùa khô sâu sắc; do tác động chiếm ưu thế của Tín phong Bắc bán cầu tính chất khô nóng, ổn định.7. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc tác động đến sự phân hóa khí hậu:- Gió mùa Đông Bắc khiến khí hậu (chế độ nhiệt, chế độ mưa) nước ta có sự phân hóa rõ nét, khác nhau giữa các địa phương trong mùa đông.- Gió mùa Đông Bắc làm tăng cường sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc - nam (giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam) và theo chiều đông - tây (giữa Đông Bắc và Tây Bắc).______________________Dương Phương.Bài viết thuộc phòng Chuyên môn - Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý của Địa lí thầy Tùng.

Tín phong bán cầu Bắc và tác động đến thời tiết, khí hậu Việt Nam

1. Khái quát về Tín phong bán cầu Bắc- Nguồn gốc: thổi từ rìa áp cao cận chí tuyến Bắc (áp cao chí tuyến Tây Thái Bình Dương).- Hướng gió chủ yếu: đông bắc .- Tính chất: Khô nóng, ổn định, độ ẩm tương đối thấp.- Thời gian hoạt động: Là loại gió thường xuyên, quan trọng trên Trái Đất, thổi quanh năm tuy nhiên ở nước ta bị gió mùa lấn át, chỉ mạnh lên khi gió mùa suy yếu.2. Tác động của Tín phong bán cầu Bắc đến thời tiết, khí hậu nước ta* Mùa đông:- Miền Bắc:+ Tín phong bán cầu Bắc hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, tạo ra thời tiết thất thường trong mùa đông, khi gió mùa Đông Bắc suy yếu (do tính chất hoạt động thành từng đợt), Tín phong Bắc bán cầu mạnh lên, gây ra thời tiết ấm áp, hanh khô “bất thường” trong những ngày mùa đông.+ Tín phong bán cầu Bắc gây ra thời tiết nóng, khi gió mùa Đông Bắc tràn xuống sẽ gây ra sự giao tranh giữa khối khí lạnh và khối khí nóng đang ngự trị tại chỗ, hình thành front lạnh . Front lạnh làm thay đổi đột ngột thời tiết nơi nó đi qua, gây mưa, làm giảm mức độ khô hạn cho miền Bắc vào mùa đông.- Miền Nam: Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, hoạt động mạnh và ổn định (do gió mùa Đông Bắc hầu như không tác động đến phía Nam trong thời gian này), tạo ra một mùa khô sâu sắc cho miền Nam với nền nhiệt độ cao, mưa ít, bốc hơi mạnh.- Trung Bộ: Các loại gió đông bắc (gồm Tín phong bán cầu Bắc và gió mùa Đông Bắc) di chuyển qua biển, bị biến tính, đem theo hơi ẩm tương tác với địa hình đón gió của dãy Trường Sơn, gây mưa lớn cho Trung Bộ. Trong đó, Tín phong bán cầu Bắc gây mưa chủ yếu hơn cho Duyên hải Nam Trung Bộ.* Mùa hạ:- Đầu mùa hạ, Tín phong bán cầu Bắc thổi hướng đông bắc gặp gió tây nam từ vịnh Ben-gan tới (TBg) tạo thành dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đầu mùa cho cả nước, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Do gió tây nam mạnh hơn đẩy Tín phong bán cầu Bắc ra xa nên miền Bắc ít chịu ảnh hưởng của dải hội tụ này.- Giữa và cuối mùa, Tín phong bán cầu Bắc gặp gió mùa Tây Nam (gió tây nam thổi vượt Xích đạo từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) tạo thành dải hội tụ nhiệt đới theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua lãnh thổ nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ này lùi dần theo hướng bắc - nam nên đỉnh mưa lùi dần từ Bắc vào Nam.* Thời kì chuyển tiếp (tiết trời xuân):Gió mùa Đông Bắc suy yếu hẳn, ngừng hoạt động, gió tây nam chưa mạnh lên, Tín phong bán cầu Bắc từ rìa tây nam cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi vào nước ta theo hướng đông nam. Gió này gây ra thời tiết “nồm”, độ ẩm lớn, sương mù nhiều, thời tiết ấm, không mưa cho vùng duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ.___________________Dương Phương – Địa lí thầy Tùng.Bài viết thuộc Phòng Chuyên môn của Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý.

Các nhân tố tạo nên mùa mưa cho Trung bộ

Mùa mưa ở Trung Bộ diễn ra vào thời kì thu - đông và có sự lệch pha so với mùa mưa của cả nước do vào đầu mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng hoạt động, không mưa. Mùa mưa ở đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân như gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới, bão cùng các luồng gió hướng đông bắc kết hợp bức chắn địa hình dãy Trường Sơn, frông lạnh.1. Gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới- Gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu, vượt qua vùng biển Xích đạo nên có tầng ẩm rất dày kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.2. Áp thấp nhiệt đới và bão - Áp thấp nhiệt đới thường hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới, gây ra những đợt mưa to đến rất to cho Trung Bộ.- Các cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào Trung Bộ thường trong khoảng thời gian từ tháng IX đến tháng XI có tần suất khá lớn đến rất lớn; tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến tháng 10 và tháng 8, tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa và ảnh hưởng của bão đến Trung Bộ là lớn nhất.3. Gió đông bắc kết hợp cùng bức chắn địa hình dãy Trường Sơn - Các luồng gió thổi theo hướng đông bắc bao gồm gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc, thổi qua biển được tăng cường hơi ẩm và có khả năng gây mưa khi tương tác với bức chắn địa hình của dãy Trường Sơn.- Dãy Trường Sơn có hướng tây bắc - đông nam gần như vuông góc với hướng gió đông bắc tạo thành “bức tường thành” chắn gió, đẩy không khí ẩm lên cao nên gây mưa lớn cho sườn đón gió (Trung Bộ).4. Frông lạnh - Frông lạnh di chuyển khi khối khí có nhiệt độ thấp hơn tiến về phía khối khí có nhiệt độ cao hơn. Về mùa đông, gió mùa Đông Bắc xuất phát từ cao áp Xi-bia, mang đến khối không khí lạnh tràn xuống miền Bắc nước ta gặp khối không khí nóng hơn đang ngự trị hình thành nên frông lạnh.- Frông lạnh tràn về từng đợt theo hoạt động của gió mùa Đông Bắc, làm thời tiết bị xáo trộn, không ổn định và thường gây mưa cho những nơi mà nó đi qua.____Trương Hiếu Tài - Địa lí thầy Tùng.Bài viết thuộc Phòng Chuyên môn của Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì?

Chắc hẳn khi học tới phần Khí hậu Việt Nam, chúng ta sẽ nghe thầy cô nhắc nhiều tới “Dải hội tụ nhiệt đới”. Vậy dải hội tụ nhiệt đới là gì và nó có ảnh hưởng thế nào đến khí hậu Việt Nam? Cùng Địa lí thầy Tùng khám phá qua bài viết này nhé!1. Dải hội tụ nhiệt đới là gì?- ITCZ - CIT - FIT??? Chúng đều là những thuật ngữ chỉ về dải hội tụ nhiệt đới hay là dải hội tụ nội chí tuyến, song ITCZ là thuật ngữ mang tính quốc tế, viết tắt cho Intertropical Convergence Zone. Đây là một khu vực thời tiết xấu giữa hai luồng gió của hai bán cầu hội tụ lại mà gây luồng thăng, hoặc giữa hai luồng Tín phong Nam và Bắc bán cầu, hoặc giữa Tín phong của bán cầu mùa hạ và gió mùa vượt Xích đạo xuất phát từ bán cầu mùa đông.- Miền hội tụ rộng từ 80 đến 600km tùy theo cường độ hội tụ và góc hội tụ giữa hai luồng gió. Nếu góc hội tụ lớn và gió hai bên thổi mạnh, dải hội tụ sẽ hoạt động mạnh và gây mưa lớn. Dải hội tụ nhiệt đới chân chính thường chỉ được hình thành trên biển, còn trên đất liền chỉ là một đường vạch theo trục của các áp thấp nội chí tuyến, đó là hiện tượng quan sát thấy ở Đông Dương và Việt Nam.2. Dải hội tụ nhiệt đới ở Việt NamỞ nước ta, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động trên phạm vi cả nước vào thời kì mùa hạ (từ tháng V đến tháng X), được hình thành giữa các luồng gió mùa mùa hạ (gió Tây Nam từ vịnh Bengan, gió mùa Tây Nam) và Tín Phong bán cầu Bắc.- Vào đầu mùa hạ (từ tháng V đến tháng VII):+ Tín phong bán cầu Bắc gặp gió Tây Nam Từ vịnh Bengan tạo nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đầu mùa cho cả nước và mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.+ Do gió tây nam từ vịnh Bengan mạnh hơn đẩy Tín phong bán cầu Bắc ra ngoài xa về phía đông nên dải hội tụ ít có dịp lấn vào đất liền ở miền Bắc, chủ yếu chạy dọc theo Philippin, đoạn cuối áp sát vào miền Nam nước ta.+ Dải hội tụ nhiệt đới vào thời kỳ này là nguyên nhân gây mưa Tiểu mãn (vào tiết Tiểu mãn đầu tháng VI) ở Trung Bộ nước ta. - Vào giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VIII đến tháng X):+ Tín phong bán cầu Bắc gặp gió mùa Tây Nam tạo nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua lãnh thổ nước ta, gây mưa lớn.+ Dải hội tụ này lùi dần theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời: Tháng VIII gây ra thời tiết mưa “ngâu” rất điển hình cho Bắc Bộ, đến tháng IX dải hội tụ vắt ngang ở Trung Bộ, sang tháng X quanh quẩn ở Nam Bộ, sau đó đến tháng XI thì lùi xuống vĩ độ trung bình ở Xích đạo.+ Sự lùi dần về vị trí trung bình của dải hội tụ nhiệt đới tương ứng với sự suy yếu dần của gió mùa Tây Nam từ tháng VIII đến tháng X có thể giải thích hiện tượng tháng mưa cực đại lùi dần từ bắc vào nam, vì hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. (@Địa lí thầy Tùng) Mưa lớn, kéo dài, thường do các xoáy áp thấp và bão xuất hiện trong dải hội tụ nhiệt đới gây nên.​______Trương Hiếu Tài – Địa lí thầy Tùng.Bài viết thuộc Phòng Chuyên môn của Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý. 

Khí hậu Việt Nam phân hoá đa dạng

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng phân hóa đa dạng, phức tạp. Sự phân hóa này diễn ra ở nhiều chiều: theo thời gian và theo không gian do tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Hôm nay, Địa lí thầy Tùng sẽ cùng các em tìm hiểu về đặc điểm sự phân hóa của khí hậu Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng.1. Các nhân tố tạo nên sự phân hóa của khí hậu Việt Nama. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ- Vị trí địa lí và hình thể góp phần làm khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.- Vị trí địa lí của nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có Tín phong hoạt động quanh năm, lại nằm trong vùng hoạt động mạnh của hoàn lưu gió mùa châu Á.- Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ tuyến (khoảng 150 vĩ tuyến), phía Bắc gần chí tuyến Bắc trong khi phía Nam lại gần Xích đạo.b. Hoàn lưu khí quyển- Hoàn lưu khí quyển bao gồm các loại gió và khối khí hoạt động thường xuyên, quanh năm hoặc theo mùa.- Nước ta chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa. Đây là nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa theo mùa và phân hóa không gian theo chiều Bắc – Nam.c. Ảnh hưởng của địa hình- Độ cao địa hình là nhân tố trực tiếp tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.- Hướng địa hình kết hợp với các hướng gió thịnh hành trong năm gây ra sự phân hóa theo hướng sườn (phân hóa Đông – Tây) và phân hóa địa phương.2. Đặc điểm sự phân hóa của khí hậu Việt Nama. Phân hóa theo không gianSự phân hóa theo không gian của khí hậu Việt Nam tuân theo các quy luật chung của lớp vỏ địa lý, đó là quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (gồm quy luật đai cao và quy luật địa ô).- Phân hóa theo chiều Bắc – Nam (thể hiện quy luật địa đới):+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam; nhiệt độ trung bình tháng I tăng nhanh từ Bắc vào Nam; biên độ nhiệt trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam; miền Bắc có 1 cực đại trong chế độ nhiệt (tháng VII) còn miền Nam có 2 cực đại trong chế độ nhiệt (tháng IV và tháng VIII).+ Chế độ mưa: Thời gian mùa mưa và tháng mưa cực đại chậm dần từ Bắc vào Nam (Bắc Bộ mưa từ tháng V đến tháng X, Trung Bộ từ tháng XI đến tháng XII hoặc tháng I năm sau, Nam Bộ mưa từ tháng V đến tháng XI).+ Chế độ gió: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, phần lãnh thổ phía Bắc có gió mùa Đông Bắc hoạt động xen kẽ với Tín phong bán cầu Bắc, phần lãnh thổ phía Nam có Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế tuyệt đối.+ Phân hóa khí hậu thành hai miền: miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam với ranh giới tự nhiên là dãy Bạch Mã.- Phân hóa theo độ cao địa hình (thể hiện quy luật đai cao):+ Chế độ nhiệt: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm nên ở miền núi có nhiệt độ thấp hơn ở đồng bằng.+ Chế độ mưa: Độ cao kết hợp hướng sườn dẫn đến việc hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít của nước ta. Những vùng núi cao, đón gió thì mưa nhiều (Bắc Quang (Hà Giang), vùng núi ở Huế, Quảng Nam, Hoàng Liên Sơn,…) còn những vùng núi thấp, khuất gió thì mưa ít (lòng máng Cao – Lạng, thung lũng sông Ba, Mường Xén (Nghệ An)).+ Phân hóa khí hậu theo độ cao: hình thành ba đai cao là đai nhiệt đới gió mùa chân núi, đai cận nhiệt gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.- Phân hóa theo chiều Đông – Tây (thể hiện quy luật địa ô):+ Chế độ nhiệt: Sự phân hóa được thể hiện rõ trong nhiệt độ mùa đông giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Đông Bắc có mùa đông lạnh, kéo dài 3 tháng, đến sớm và kết thúc muộn. Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh, ngắn hơn, đến muộn và kết thúc sớm.+ Chế độ mưa: Sự phân hóa được thể hiện rõ trong sự tương phản chế độ mưa giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn. Tây Nguyên có mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng X, trong khi Đông Trường Sơn có mùa mưa kéo dài từ tháng XI đến tháng XII hoặc tháng I năm sau. b. Phân hóa theo thời gian- Sự phân hóa mùa trong chế độ nhiệt:+ Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn nhiệt độ trung bình tháng VII, thể hiện rõ trong hai bản đồ nhiệt độ tháng I và tháng VII trong Atlat Địa lí Việt Nam.+ Phần lãnh thổ phía Bắc có sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa nóng và mùa lạnh lớn hơn nhiều so với phần lãnh thổ phía Nam.- Sự phân hóa mùa trong chế độ mưa:+ Chế độ mưa của nước ta phân hóa thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, thể hiện rõ trong sự tương phản sắc độ màu trên bản đồ “Lượng mưa từ tháng X – X” và “Lượng mưa từ tháng XI – IV” trong Atlat Địa lí Việt Nam.+ Thời gian mùa mưa ở các khu vực có sự khác nhau: Bắc Bộ và Nam Bộ mưa nhiều vào mùa hạ, Trung Bộ mưa nhiều vào thời kì thu – đông. - Hoàn lưu khí quyển có sự khác nhau theo mùa:+ Tháng V đến tháng X: có sự hoạt động của gió tây nam từ vịnh Ben-gan tới, gió mùa Tây Nam, gió đông nam, Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây (gió phơn khô nóng); dải hội tụ nhiệt đới, bão, áp thấp nhiệt đới.+ Tháng XI đến tháng IV: có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc, Tín phong bán cầu Bắc; front cực, bão (muộn).____Dương Phương – Địa lí thầy Tùng.Bài viết thuộc Phòng Chuyên môn của Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý.

Tác động của đại hình đến khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

 1. Khí hậu phân hóa theo độ cao rõ nét; do địa hình cao nhất cả nước:Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu phân hóa theo đai cao rõ rệt nhất, là miền địa lí tự nhiên duy nhất có đủ ba đai cao:- Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: giới hạn từ mặt đất lên đến độ cao 600 - 700m, khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình năm cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi.- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: giới hạn từ độ cao 600 - 700m đến 2600m, khí hậu mang tính chất cận nhiệt đới, không tháng nào nhiệt độ cao trên 25 độ C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.- Đai ôn đới gió mùa trên núi: có độ cao từ trên 2600m, chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn, khí hậu tương đồng với vùng ôn đới. Quanh năm nhiệt độ thấp dưới 15 độ C, mùa đông hạ thấp dưới 5 độ C.- Sự phân hóa khí hậu theo đai cao chủ yếu do miền có địa hình cao nhất Việt Nam, phổ biến từ 500 - 1000m và trên 1000m. Đây là miền núi non trùng điệp, nhiều dãy núi cao, đồ sộ (Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,…), các cao nguyên cao (Sơn La, Mộc Châu,…) và các đỉnh núi cao trên 2000m (Phan-xi-păng, Pu Si Lung, Phu Hoạt,…). 2. Khí hậu phân hóa theo hướng sườn; do hướng các loại gió kết hợp với hướng các dãy núi chính trong miền:* Mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau):- Mùa đông của miền bớt lạnh, đến muộn và kết thúc sớm, tính nhiệt đới tăng lên. Miền núi cũng thường chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 18 độ C. Ngay cả khi gió mùa Đông Bắc tràn tới, nhiệt độ ở đây cũng thường cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ từ 2 - 3 độ C.- Nguyên nhân: Dãy Hoàng Liên Sơn có hướng tây bắc - đông nam tạo thành bức tường lớn chắn gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào phía Tây, vì vậy chỉ có những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh mới có thể xâm nhập vào miền, nhưng cường độ đã bị giảm. Dãy Hoành Sơn chạy hướng tây - đông góp phần ngăn ảnh hưởng của không khí lạnh xuống phía nam của miền. Những đợt gió mùa Đông Bắc yếu, vào đầu mùa và cuối mùa ít ảnh hưởng đến miền nên mùa đông ngắn, đến muộn và kết thúc sớm.* Đầu mùa hạ (tháng 5 đến tháng 7):- Đầu mùa hạ ở Bắc Trung Bộ và phía nam Tây Bắc khô nóng do có phơn mạnh, khiến mùa mưa ở Bắc Trung Bộ lùi về thu – đông.- Nguyên nhân: Khu vực này nằm ở sườn khuất gió (gió tây nam từ vịnh Ben-gan) của các dãy núi lớn chạy dọc biên giới Việt - Lào. Đầu mùa hạ, gió tây nam từ vịnh Ben-gan tới, vuông góc với các dãy núi phía tây, gây mưa nhiều cho sườn đón gió. Khi sang phía đông, gió tây nam bị biến tính, gây ra thời tiết nóng, độ ẩm thấp cho khu vực này.* Mùa mưa của miền chậm dần từ Bắc vào Nam, Bắc Trung Bộ có mùa mưa lệch về thu – đông:- Khu vực Tây Bắc có mưa vào mùa hạ (Lai Châu mưa từ tháng 5 đến tháng 9), mùa mưa lùi dần về thu – đông khi đi về phía Nam (Thanh Hóa từ tháng 5 đến tháng 10, Quảng Bình mưa từ tháng 9 đến tháng 11).- Nguyên nhân: Khu vực Tây Bắc trong mùa hạ đón gió tây nam, gió đông nam và chịu tác động của dải hội tụ nên có mưa nhiều. Bắc Trung Bộ có mưa nhiều vào thu – đông do gió đông bắc di chuyển qua biển tương tác với địa hình đón gió là dãy Trường Sơn Bắc (hướng tây bắc - đông nam), gây mưa lớn; ngoài ra còn chịu tác động của bão (tháng 9 với tần suất 1,3 - 1,7 cơn/tháng, tháng 10 với 1 - 1,3 cơn/tháng), front và dải hội tụ. Điều này dẫn đến mùa mưa ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chậm dần về phía nam. 3. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có một số loại thiên tai như sương muối, sương giá, băng tuyết,… chủ yếu do độ cao địa hình, với nhiều đỉnh núi cao trên 2000m kết hợp với mùa đông lạnh.____Dương Phương – Địa lí thầy Tùng.Bài viết thuộc Phòng Chuyên môn của Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý.

Cơ chế và một số đặc điểm về phơn ở Việt Nam

Gió phơn là loại gió vượt núi, tính chất khô nóng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về loại gió này, cũng như ảnh hưởng của gió phơn tới sản xuất và đời sống.1. Cơ chế hoạt động của gió phơn:- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi và bị chặn lại ở sườn đón gió, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khối khí ẩm lên núi (khi lên cao, nhiệt độ không khí giảm 0,6 độ C/100m). Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, hình thành mây, gây mưa bên sườn đón gió.- Khi không khí vượt sang sườn bên kia (sườn khuất gió), hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn của khối khí khô xuống núi (khi xuống thấp, nhiệt độ không khí tăng 1 độ C/100m) nên sườn khuất gió có gió khô nóng. 2. Đặc điểm của phơn ở Việt Nam:* Nguồn gốc: Bản chất là gió tây nam từ vịnh Ben-gan (áp cao Bắc Ấn Độ Dương) thổi đến bị biến tính, trở nên khô nóng khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi khác chạy dọc biên giới Việt - Lào.* Hướng gió: Gió chủ yếu thổi theo hướng tây nam, hướng tây.* Tính chất: Gió phơn có tính chất là khô và nóng, đem đến nền nhiệt độ cao, không mưa, độ ẩm tương đối giảm thấp.* Thời gian hoạt động: Gió phơn xuất hiện chủ yếu vào đầu mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 7). Gió thổi từng đợt, kéo dài 2 - 3 ngày, có khi tới hơn 15 ngày. Cường độ gió mạnh nhất vào buổi trưa đến buổi chiều (từ 11 giờ đến 15 giờ).* Phạm vi ảnh hưởng: Gió tác động chủ yếu đến ven biển Trung Bộ và phía nam khu vực Tây Bắc. Trong đó, Bắc Trung Bộ là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn.* Tác động đến khí hậu:- Gây ra thời tiết nắng nóng, khô hạn, mưa rất ít, độ ẩm tương đối giảm thấp, trời quang mây. Một nơi được xác định có gió phơn hoạt động khi tại nơi đó, vào lúc 13h00, nhiệt độ không khí đo được trên 34 độ C và độ ẩm tương đối thấp dưới 65%.- Gió phơn tây nam khiến cho đầu mùa hạ Trung Bộ có mưa ít, đẩy mùa mưa ở đây lệch về thời kì thu - đông. 3. Gió phơn hoạt động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ:Bắc Trung Bộ là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển gió phơn, gồm hoàn lưu khí quyển, địa hình và bề mặt đệm.* Hoàn lưu khí quyển:- Vào đầu mùa hạ, gió tây nam từ vịnh Ben-gan hoạt động mạnh nhưng có tầng ẩm mỏng (bề dày từ mặt đất đến độ cao 4-5 km), thổi vượt dãy Trường Sơn Bắc gây hiệu ứng phơn khô nóng cho ven biển Bắc Trung Bộ. Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam có tầng ẩm rất dày nên không gây hiệu ứng phơn.- Hạ áp Bắc Bộ phát triển mạnh, khơi sâu, hút gió từ phía tây tạo thuận lợi cho gió tây nam vượt núi.* Địa hình:- Phần lớn diện tích Bắc Trung Bộ là đồi núi, phía tây là khu vực Trường Sơn Bắc với nhiều dãy núi chạy song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam, vuông góc với hướng gió thổi đến.- Nhiều dãy núi, đỉnh núi cao trên 2000m chạy dọc biên giới Việt - Lào làm tăng cường sự biến tính của gió vượt núi.* Bề mặt đệm:- Ven biển Bắc Trung Bộ chủ yếu là đất cát pha, có khả năng bị đốt nóng nhanh và bốc hơi mạnh.- Thảm thực vật nghèo nàn, kém phát triển làm tăng cường tính chất khô nóng của gió phơn. 4. Ảnh hưởng của phơn đến đời sống và sản xuất:- Ảnh hưởng tiêu cực: thời tiết hanh khô, độ ẩm tương đối giảm thấp, nóng bức, gây hạn hán, nứt nẻ ruộng đồng, dễ gây cháy rừng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người, làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng,…- Ảnh hưởng tích cực: tạo điều kiện thuận lợi để phơi sấy và bảo quản nông sản, phát triển năng lượng Mặt Trời, sản xuất muối,…  ____Dương Phương – Địa lí thầy Tùng.Bài viết thuộc Phòng Chuyên môn của Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý. 

Cuốn sách ôn thi Đại học, Tốt nghiệp không thể thiếu khi học Địa lí

Em sẽ thi tốt nghiệp THPT 2023? Em đang tìm kiếm tài liệu ôn thi môn Địa lí? Em muốn điểm Địa của em được 9+? AT School trân trọng giới thiệu cuốn sách Xử lí nhanh trắc nghiệm Địa lí - tài liệu “gối đầu giường” của rất nhiều các bạn học sinh thi Địa lí. Vậy cuốn sách này có gì mà nhiều bạn mong muốn sở hữu?  Cuốn sách Xử lí nhanh trắc nghiệm Địa lí tập trung lý thuyết chủ yếu vào lớp 12 với 3 phần chính:  Phần 1: PHÁ TỪ KHÓAPhần đầu tiên của cuốn sách tập trung giải thích gần 200 TỪ KHÓA, khái niệm thường gặp trong nội dung chương trình Địa lí 12 (như: quảng canh, thâm canh, đa canh, nguyên nhân, điều kiện,...). Hiểu đúng từ khóa là chìa khóa giúp các em sẽ hiểu rõ bản chất vấn đề, hiểu đúng khái niệm, câu hỏi. Phần 2: ĐÀO KIẾN THỨCPhần này bao gồm các CÂU HỎI NHANH được tổng hợp, hệ thống lại từ những kiến thức dễ nhầm lẫn. Với hình thức mới lạ, độc đáo này, các em nhanh chóng củng cố, rà soát lại kiến thức dễ nhầm lẫn, từ đó nâng cao điểm số.Tác giả đã bổ sung thêm nhiều nội dung khó, không có trong sách giáo khoa (Ý nghĩa chủ yếu/ Nguyên nhân chủ yếu/ Mục đích chủ yếu/…); phù hợp với xu hướng kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Phần 3: THẠO KĨ NĂNGTổng hợp hơn 1500 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo, được phân hóa theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao để các em tha hồ luyện tập.Phần này được tác giả nâng cấp độ khó, bổ sung thêm nhiều câu hỏi vận dụng, những câu hỏi ở mức nhận biết – thông hiểu cũng “đánh lừa” hơn. Sau khi mua sách, học sinh sẽ được hướng dẫn tham gia nhóm zalo đồng hành cùng sách. Tại đây, học sinh sẽ cùng thảo luận câu hỏi, được hỗ trợ giải đáp những câu hỏi khó, giải thích cụ thể để học sinh hiểu đúng bản chất vấn đề, được tác giả chọn và livestream chữa chi tiết một số nội dung trên fanpage Địa lí thầy Tùng, giúp học sinh học tập hiệu quả cùng cuốn sách. Tính đến hiện tại, Xử lí nhanh trắc nghiệm Địa lí vượt mốc 10.000 cuốn sách và được in tái bản thêm 2.000 cuốn phục vụ học sinh trong mùa thi 2022. Tìm hiểu và đặt mua tại đây! Học sinh nói gì về cuốn sách Xử lí nhanh trắc nghiệm Địa lí?