Mùa mưa ở Trung Bộ diễn ra vào thời kì thu - đông và có sự lệch pha so với mùa mưa của cả nước do vào đầu mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng hoạt động, không mưa. Mùa mưa ở đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân như gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới, bão cùng các luồng gió hướng đông bắc kết hợp bức chắn địa hình dãy Trường Sơn, frông lạnh.
1. Gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới
- Gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu, vượt qua vùng biển Xích đạo nên có tầng ẩm rất dày kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
2. Áp thấp nhiệt đới và bão
- Áp thấp nhiệt đới thường hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới, gây ra những đợt mưa to đến rất to cho Trung Bộ.
- Các cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào Trung Bộ thường trong khoảng thời gian từ tháng IX đến tháng XI có tần suất khá lớn đến rất lớn; tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến tháng 10 và tháng 8, tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa và ảnh hưởng của bão đến Trung Bộ là lớn nhất.
3. Gió đông bắc kết hợp cùng bức chắn địa hình dãy Trường Sơn
- Các luồng gió thổi theo hướng đông bắc bao gồm gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc, thổi qua biển được tăng cường hơi ẩm và có khả năng gây mưa khi tương tác với bức chắn địa hình của dãy Trường Sơn.
- Dãy Trường Sơn có hướng tây bắc - đông nam gần như vuông góc với hướng gió đông bắc tạo thành “bức tường thành” chắn gió, đẩy không khí ẩm lên cao nên gây mưa lớn cho sườn đón gió (Trung Bộ).
4. Frông lạnh
- Frông lạnh di chuyển khi khối khí có nhiệt độ thấp hơn tiến về phía khối khí có nhiệt độ cao hơn. Về mùa đông, gió mùa Đông Bắc xuất phát từ cao áp Xi-bia, mang đến khối không khí lạnh tràn xuống miền Bắc nước ta gặp khối không khí nóng hơn đang ngự trị hình thành nên frông lạnh.
- Frông lạnh tràn về từng đợt theo hoạt động của gió mùa Đông Bắc, làm thời tiết bị xáo trộn, không ổn định và thường gây mưa cho những nơi mà nó đi qua.
____
Trương Hiếu Tài - Địa lí thầy Tùng.
Bài viết thuộc Phòng Chuyên môn của Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý.
1. Gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới
- Gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu, vượt qua vùng biển Xích đạo nên có tầng ẩm rất dày kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
2. Áp thấp nhiệt đới và bão
- Áp thấp nhiệt đới thường hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới, gây ra những đợt mưa to đến rất to cho Trung Bộ.
- Các cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào Trung Bộ thường trong khoảng thời gian từ tháng IX đến tháng XI có tần suất khá lớn đến rất lớn; tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến tháng 10 và tháng 8, tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa và ảnh hưởng của bão đến Trung Bộ là lớn nhất.
3. Gió đông bắc kết hợp cùng bức chắn địa hình dãy Trường Sơn
- Các luồng gió thổi theo hướng đông bắc bao gồm gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc, thổi qua biển được tăng cường hơi ẩm và có khả năng gây mưa khi tương tác với bức chắn địa hình của dãy Trường Sơn.
- Dãy Trường Sơn có hướng tây bắc - đông nam gần như vuông góc với hướng gió đông bắc tạo thành “bức tường thành” chắn gió, đẩy không khí ẩm lên cao nên gây mưa lớn cho sườn đón gió (Trung Bộ).
4. Frông lạnh
- Frông lạnh di chuyển khi khối khí có nhiệt độ thấp hơn tiến về phía khối khí có nhiệt độ cao hơn. Về mùa đông, gió mùa Đông Bắc xuất phát từ cao áp Xi-bia, mang đến khối không khí lạnh tràn xuống miền Bắc nước ta gặp khối không khí nóng hơn đang ngự trị hình thành nên frông lạnh.
- Frông lạnh tràn về từng đợt theo hoạt động của gió mùa Đông Bắc, làm thời tiết bị xáo trộn, không ổn định và thường gây mưa cho những nơi mà nó đi qua.
____
Trương Hiếu Tài - Địa lí thầy Tùng.
Bài viết thuộc Phòng Chuyên môn của Địa lí thầy Tùng. Vui lòng không sao chép khi chưa được sự đồng ý.