Ngữ văn

Nhận xét chất sử thi trong bài thơ Tây Tiến

Tây Tiến là một tác phẩm quan trọng trong chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn. Ngòi bút của Quang Dũng đã dựng nên một bức tượng đài bất tử về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng chất sử thi hào hùng, bi tráng.Hãy cùng cô Minh Hương tìm hiểu chất sử thi trong bài thơ Tây Tiến nhé! Trước khi tìm hiểu chất sử thi trong bài thơ Tây Tiến, ta cùng nhau tìm hiểu thế nào là chất sử thi trong văn học. Chất sử thi trong văn học:Tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước.Nhân vật chính là những người đại diện cho phẩm chất và ý chí của dân tộc, gắn bó số phận cá nhân với số phận của đất nước, luôn đặt lẽ sống của dân tộc lên hàng đầu.Giọng điệu sử thi là giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.Như vậy, chất sử thi trong thơ Quang Dũng:Hướng về đoàn binh Tây Tiến.Là những người lính trí thức, tiểu tư sản, đại diện cho anh bộ đội cụ Hồ.Thể thơ thất ngôn có sử dụng nhiều từ Hán Việt trang trọng với giọng điệu thơ dứt khoát, mạnh mẽ, âm hưởng hào hùng để tô đậm hiện thực khốc liệt của chiến tranh và khẳng định sự bất tử của người lính cách mạng. Những từ khoá của bài thơ Tây Tiến cùng nhiều tác phẩm khác trong chương trình đều có trong cuốn sách Nghị luận văn học 12 theo các trích đoạn - Cuốn sách ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, các em có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY. 

Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ siêu dễ hiểu

Ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp tu từ khiến đa phần các bạn học sinh lo sợ và hoang mang bởi không biết cách phân biệt chúng ra sao. Đây là một đơn vị kiến thức quan trọng và thường xuyên xuất hiện trong phần Đọc hiểu của đề thi tốt nghiệp THPT hay bài phân tích tác phẩm. Nắm được nỗi lo này của học sinh, cô Minh Hương - giáo viên Ngữ Văn tại AT School sẽ giúp các em phân biệt hai biện pháp này chỉ với 3 bước đơn giản.BA BƯỚC PHÂN BIỆT ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ:Bước 1: Giải nghĩa từ chứa biện pháp.Bước 2: Khôi phục dưới dạng so sánh (Đặt từ "như" vào giữa A và B)Bước 3: Kết luận.Nếu so sánh được -> ẩn dụ (bởi ẩn dụ chính là so sánh rút gọn)Nếu không so sánh được -> hoán dụVí dụ:Câu thơ: "Chỉ cần trong xe có 1 trái tim"Bước 1: Giải nghĩa từ "trái tim" có nghĩa là "người lính"Bước 2: Khôi phục dưới dạng so sánh:"Trái tim" như "người lính"-> không so sánh đượcBước 3: Kết luận:Câu thơ sử dụng biện pháp hoán dụ.Các bạn ấn xem video TẠI ĐÂY. 

120 nhận định văn học hay áp dụng trong bài nghị luận văn học, nghị luận xã hội (P2)

Với mỗi bài nghị luận văn học hay nghị luận xã hội, việc sử dụng các nhận định để liên hệ mở rộng sẽ làm cho lập luận trở nên sắc bén hơn, câu văn có giá trị hơn, từ đó khiến cho bài văn của em có chiều sâu. Sau đây là một số câu nhận định đắt giá các em có thể thêm vào bài làm của mình: “Người làm văn tình cảm rung động mà phát ra lời, người xem văn phải rẽ văn để thâm nhập vào tác phẩm.” (Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp)“Văn học nằm ngoài các định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.” (Sêđrin, Nga)“Một tác phẩm nghệ thuật chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng.” (Con tàu trắng, Ai-ma-tốp)“Cái bóng của độc giả đang cúi xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi dưới tờ giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên tờ giấy trắng cái dấu hiệu vô hình không thể tẩy xoá được của mình.” (Sách Lí luận văn học)“Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn.” (M. L. Kalinine)“Ngôn ngữ của tác phẩm phải gãy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng. Chính các tác giả cổ điển đã viết bằng một ngôn ngữ như vậy, đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỷ này sang thế kỉ khác.” (M. Go-rơ-ki)“Điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi.” (Albert Schweitzer)“Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là thực sự ở đời.” (Vũ Trọng Phụng)“Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi.” (Nguyên Hồng)“Tất cả cảm hứng thi ca đều chỉ là giải mã những giấc mơ”. (Hans Sachs)“Thời gian hủy hoại các lâu đài, nhưng lại làm giàu những vẫn thơ”. (Jorge Luis Borges)“Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy”. (Tố Hữu)“Đừng dùng điện thoại. Người ta hiếm khi sẵn sàng trả lời nó. Hãy dùng thi ca”. (Jack Kerouac).“Thi ca là những hình vẽ vĩnh cửu trong trái tim của tất cả mọi người”. (Lawrence Ferlinghetti)“Trong lòng có điều gì, tất hình thành ở lời, cho nên thơ nói chí vậy”. (Phan Phu Tiên)“Thơ không thể làm không vì mục đích gì cả. Thử xem những bài thơ hay của người xưa, có bài thơ nào mà không vì mục đích gì không?” (Tiết Tuyết)“Thơ của một người bình dị hay tân kỳ, nồng hậu hay đạm bạc, không phải là mỗi bài mỗi câu đều hạn chế trong một thể cách. Có thể nào chỉ lấy một cái lông mà định đoạt cả con báo ư?” (Ngô Lôi Phát)“Thi ca là khoảng cách ngắn nhất giữa hai con người. Thi ca là cái bóng được chiếu bởi những ngọn đèn đường của trí tưởng tượng”. (Lawrence Ferlinghetti)“Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire)“Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình”. (Cac Mac)“Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật”. (Bêlinxki)“Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại”. (Lí luận văn học)“Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương”. (Pauxtopxki)“Giọng ca buồn là thích hợp nhất cho thơ”. (Etga Pô)“Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Hômerơ đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế”. (Hoài Thanh)“Thơ chính là tâm hồn”. (M. Gorki)“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt / Một mật ngọt thành đời vạn chuyến ong bay”. (Chế Lan Viên)“Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn còn là điều bí mật”. (Trần Đăng Khoa)“Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình”. (Tố Hữu)“Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người”. (Chu Văn Sơn)“Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa từ từ ngữ. Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới nhấy của mình tìm được do phong cách riêng của mình mà có”. (Tô Hoài)“Hội họa phải đạt được sự thấu hiểu qua tự thân nó, không cần tới giải thích, và thi ca cũng vậy. Nếu một bài thơ hay một bức họa cần phải được giải thích thì đó là thất bại trong giao tiếp”. (Lawrence Ferlinghetti)“Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ”. (Raxun Gamzatop)“Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. (Phạm Văn Đồng)“Hình thức cũng là vũ khí. Sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lí”. (Chế Lan Viên)“Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay giọt nước mắt đắng cay”. (Raxun Gamzatốp)“Trí tuệ không liên quan gì mấy đến thi ca. Thi ca bắt nguồn từ điều gì đó sâu hơn; vượt qua trí tuệ. Nó thậm chí không thể gắn cho sự thông thái. Nó là chính nó; nó có bản tính của riêng mình. Không thể định nghĩa”. (Jorge Luis Borges)“Thơ là hành vi của con người. Người cao thì thơ cũng cao. Người tục thì thơ cũng tục. Một chữ cũng không thể che giấu. Thấy thơ như thấy người.” (Từ Tăng)“Làm thơ cũng như dùng binh, cẩn thận với địch thì thắng. Mệnh đề tuy dễ, không thể sơ suất hạ bút. Không đem hết công phu làm sao đến được chỗ hồn nhiên biến hóa”. (Tạ Trăn)“Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc”. (Hegel).“Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa”. (Xuân Diệu).“Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. (R.Tagore)“Người xưa trong ý có giấu những điều không thể nói ra, mới mượn vần thơ để truyền đi những điều mình muốn nói. Nếu trong lòng không cảm xúc mà chỉ vẽ vời lòe loẹt thì làm sao mà có thể có những vần thơ tuyệt diệu”. (Thẩm Đức Tiềm)“Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. (Xuân Diệu)“Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy”. (Tố Hữu)“Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire)“Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người”. (William Wordsworth)“Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng”. (Bêlinxki)“Cái cảm hoá được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa”. (Bạch Cư Dị)“Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.”(Ngô Thì Nhậm)“Thơ ca đồng thời song hành với con người chức năng thức tỉnh lương tri đang ngủ.” (Eptusenko)“Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người.” (Chu Văn Sơn)“Thơ là thư kí chân thành của trái tim.” (Duy bra lay)“Thơ là bà chúa của nghệ thuật.” (Xuân Diệu)“Trong tâm hồn của con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được.” (Nhêcơraxop)“Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm.” (Leonardo Da Vinci)“Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ.” (Maiacopxki)“Thơ là rượu của thế gian.” (Huy Trực)“Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới nhất của mình tìm được do phong cách riêng của mình mà có.” (Tô Hoài)“Trước hết là các nghệ sĩ lớn, sau đó mới đến các nhà khoa học, họ xứng đáng hơn ai hết được hưởng sự kính trọng của con người.” (Einstein)Nguồn: tổng hợp 

120 nhận định văn học hay áp dụng trong bài nghị luận văn học, nghị luận xã hội (P1)

Với mỗi bài nghị luận văn học hay nghị luận xã hội, việc sử dụng các nhận định để liên hệ mở rộng sẽ làm cho lập luận trở nên sắc bén hơn, câu văn có giá trị hơn, từ đó khiến cho bài văn của em có chiều sâu. Sau đây là một số câu nhận định đắt giá các em có thể thêm vào bài làm của mình:“Mỗi tác phẩm đều có ít nhiều nhà văn.” (Thạch Lam)“Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo.” (Nguyên Ngọc)“Văn học là nhân học.” (M. Gorki)"Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than.” (Nam Cao)“Một tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” (L. Tôn-xtôi)“Trên đời có những thứ chỉ có thể giải quyết bằng thơ ca.” (Maiacopxki)“Nhà văn là người thư ký trung thành nhất của mọi thời đại.” (Balzac)“Mỗi tác phẩm đều có ít nhất nhiều nhà văn.” (Thạch Lam)“Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng.” (CharlesDuBos)“Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M. Go-rơ-ki)“Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm.” (Pautopxki)“Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó.” (Biêlinxki)“Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm.” (Hoài Thanh)“Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn…” (Theo dòng, Thạch Lam)“Một chữ tình để duy trì thế giới. Một chữ tài để tô điểm càn khôn.” (Trương Trào, Trung Quốc)“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.” (Nguyễn Văn Siêu)“Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên.” (Puskin)“Văn học nằm ngoài các định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.” (Sêđrin - Nga)“Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp.” (Ai-ma-tốp)“Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo.” (Nguyên Ngọc)“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” (Đời thừa, Nam Cao)“Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M. Go-rơ-ki)“Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.” (An-đéc-xen)“Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học.” (M. Go-rơ-ki)“Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người.” (Hoài Chân)“Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật.” (Nguyễn Tuân)“Người làm văn tình cảm rung động mà phát ra lời, người xem văn phải rẽ văn để thâm nhập vào tác phẩm.” (Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp)“Chỉ có tác phẩm nghệ thuật nào truyền đạt cho mọi người những tình cảm mới mà họ chưa từng thể nghiệm thì mới là tác phẩm nghệ thuật đích thực.” (Lép-Tôn-xtôi)“Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả… nếu nó khôg là tiếng thét khổ đau hay là lời ca tụng hân hoan; nếu nó không đặt ra những câu hỏi và không trả lời những câu hỏi ấy.” (Biêlinxki)“Văn học là tấm gương lớn di chuyển dọc theo đường đời.” (Xtăngđan)“Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.” (Trích trong Nhật kí của Nguyễn Văn Thạc)“Phải đẩy tới chóp đỉnh cao của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra.” (Hêghen)“Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng thương người”. (Lê Trí Viễn)“Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.” (Thạch Lam)“Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ.” (Thạch Lam)“Sống đã rồi hãy viết, hãy hoà mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân.” (Nam Cao)“Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi.” (Gớt)“Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả.” (Nguyễn Đình Thi)“Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy đòi hỏi người sáng tạo phải có phong cách nổi bật, tức là có cái gì rất riêng mới lạ trong phong cách của mình.” (Sách Văn học 12)“Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người.” (Nguyễn Minh Châu)“Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người.” (Đặng Thai Mai)“Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (Selly)“Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống.” (Nguyễn Minh Châu)“Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hoá hoặc ngôn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc, quốc kỳ, ngôn ngữ hay màu da chúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người.” (Maxim Malien)“Như một hạt giống vô hình, tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ và từ mảnh đời màu mở ấy nó triển khai thành một hình thức xác định, thành các hình tượng nghệ thuật đầy vẻ đẹp và sức sống.” (Biêlinxki)“Nếu như Nguyễn Công Hoan đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh, với Thạch Lam đời là miếng vải có lỗ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn, thì với Nam Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận.” (Nguyễn Tuân)“Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu.” (L. Tôn-xtôi)“Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả.” (M. Go-rơ-ki)“Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp.” (Ai-ma-tốp)“Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M. Go-rơ-ki)“Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp…” (Nguyễn Tuân)“Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung.” (Lê-ô-nít Lê-ô-nốp)“Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình.” (Ivan Tuốc-ghê-nhép)“Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ.” (Raxun Gamzatốp)“Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kì một câu trả lời cặn kẽ nào.” (Claudio Magris – Nhà văn Ý)“Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.” (Thạch Lam)“Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội.” (Phạm Văn Đồng)“Nhà văn là người cho máu.” (Enxa Tơriole)“Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.” (Hồ Chí Minh)“Văn học đối với tôi là một hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế giới.” (Pau-tốp-xki)Nguồn: Tổng hợp 

Công thức viết mở bài hay cho bài văn nghị luận và phân tích

AT School sẽ chia sẻ đến các bạn một số công thức mẫu để viết được một đoạn mở bài hay và đầy đủ. Các công thức này chỉ nên áp dụng trong trường hợp vào phòng thi tâm lí hồi hộp, không nghĩ ra được mở bài.  

7 Bí kíp để ôn thi đại học khối C hiệu quả vượt qua kỳ thi dễ dàng

Khác với các môn thuộc khối A đầy bài tập lắt léo và công thức phức tạp thì các môn khối C (Văn – Sử – Địa) lại nặng về lý thuyết.  Vậy bạn có muốn biết bí kíp để ôn thi đại học khối C hiệu quả? Dưới đây là 7 bí kíp để ôn thi đại học khối C hiệu quả vượt qua kỳ thi dễ dàng: 

Top những sai lầm cần tránh khi viết văn

Top những sai lầm cần tránh khi viết văn 1. Không đọc kĩ đề bàiKhi làm bài văn thì việc sai đề là “tối kỵ”, bởi lạc đề, sai đề sẽ khiến học sinh “phí” công viết bài bởi sẽ không có điểm cho bài viết. Tình trạng này thường diễn ra khi học sinh đọc qua đề, chưa có sự chuẩn bị kỹ càng đã viết bài ngay. Đặc biệt có một số học sinh, đã xác định được đề nhưng lại viết nhầm theo hướng khác.Để tránh gặp phải lỗi này, học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen cẩn thận, chỉnh chu trong từng bài văn. Trước khi viết bài, các bạn nên dành thời gian khoảng 3 đến 5 phút để xác định đề bài, hướng viết và nội dung trọng tâm của đề bài để tránh sai lầm đáng tiếc. 2. Không lập dàn ý​Lập dàn ý giúp chúng ta xác định được trình tự, nội dung cần triển khai trong bài viết, để có cái nhìn tổng quát xem mình đã lập luận ổn chưa, cần bổ sung hay loại bỏ như thế nào. Nếu không lập dàn ý trước khi làm rất dễ bị lan man, đặc biệt là khi thi, lúc viết ra trên giấy thì không thể tùy tiện chắp nối, chỉnh sửa được. Lập dàn ý trong khi luyện viết cũng chuẩn bị cho chúng ta một khung sườn sẵn để khi vào phòng thi không bị bỡ ngỡ.Tuy nhiên, viết dàn ý không chỉ là việc xác định những nội dung cơ bản nhất của ba phần Mở - Thân - Kết mà còn phải nghĩ về các ví dụ minh họa, cách dẫn dắt vấn đề, thứ tự trình bày cụ thể để khi viết không bị gián đoạn. 3. Đọc văn tham khảo không đúng cáchLệ thuộc vào bài mẫu sẽ dần bào mòn khả năng suy nghĩ độc lập, nhất là lúc gặp phải một đề văn mới trong phòng thi. Khả năng sử dụng ngôn từ cũng theo đó mà kém dần, khiến chúng ta không thể tự triển khai bài văn một cách trơn tru. Lệ thuộc vào bài mẫu cũng làm giảm tư duy phản biện, đồng thời làm mất đi phần nào ý nghĩa của việc phân tích văn học nói riêng và thưởng thức, phê bình nghệ thuật nói chung.Tuy nhiên, đọc bài mẫu vẫn là một việc làm cần thiết. Không chỉ với việc học văn, mà kể cả với các môn khác, các lĩnh vực khác, nhiều khi tự bản thân triển khai thì sẽ không thể tự đánh giá mức độ đúng sai, phù hợp, nên việc xem, đọc những công trình mẫu mực, chất lượng sẽ giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều, chẳng hạn như khi viết văn, chúng ta có thể học hỏi được cách dùng từ sắc sảo, chọn lọc, giàu sức gợi, viết câu mạch lạc, có tính liên kết.Như vậy, chúng ta vẫn cần đọc bài mẫu, nhưng quan trọng là đọc sao cho đúng cách. Trước hết, mỗi khi gặp một đề bài, hãy tự độc lập suy nghĩ xem chúng ta nên triển khai nó như thế nào, sau đó tự lập dàn ý chi tiết rồi mới tham khảo bài mẫu để bổ sung, chỉnh sửa những điểm còn thiếu sót. Đặc biệt cần chú ý tự luyện cách triển khai ý văn sao cho thích hợp nhất với nội dung mình cần viết, vì không phải đề bài nào cũng giống nhau hoàn toàn. 4. Không cố gắng viết một bài hoàn thiện ngay từ đầuTrong thời gian tìm hiểu xong một tác phẩm, nhiều bạn không lập danh sách các đề văn trọng tâm, đề văn mở rộng để làm ngay, mà chờ đến sát đợt thi mới vội vàng chuẩn bị. Như vậy vừa dễ khiến bài văn thiếu chỉn chu mà vừa không có nhiều thời gian ôn tập cho nhuần nhuyễn. Nhiều khi vì thế mà nhiều bạn chọn học tủ, học lệch, dẫn đến kết quả không tốt, mà ít đọng lại được kiến thức cho mình. Nếu được chuẩn bị trước, chúng ta sẽ có thời gian nhiều hơn để giọt giũa câu từ, chỉnh sửa, bổ sung lập luận sao cho bài văn đạt được chất lượng tốt nhất có thể, đồng thời nếu được thì hãy chuẩn bị thêm những đề mở rộng, những khía cạnh mới để vào phòng thi không bị bỡ ngỡ

Hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến

Hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiếnThơ ca viết về chiến tranh luôn dành một vị trí trang trọng để ngợi ca hình tượng người lính. Họ là những người xông pha nơi chiến trường ác liệt, đối mặt với kẻ thù nơi tuyến đầu để giành độc lập, tự do cho đất nước. Trong hoàn cảnh chiến đấu dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù, không ít những người lính đã hy sinh anh dũng, nằm lại nơi chiến trường. Hình ảnh ấy đã tạc vào dáng hình đất nước và trở thành bức tượng đài bất hủ trong thơ ca kháng chiến.Viết về chiến tranh, nơi bom đạn ác liệt, các nhà thơ của văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975 và giai đoạn sau 1975 không hề né tránh những đau thương, mất mát và đặc biệt là sự hy sinh của những người lính. Mỗi một bài thơ, một trường ca như một thước phim gieo vào lòng người đọc hình tượng người anh hùng liệt sỹ, những người mang trong mình tình yêu quê hương, mang trong trái tim mình bầu nhiệt huyết sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc thân yêu.Hình ảnh người lính luôn là hình ảnh đẹp nhất của văn học Việt Nam. Viết về các anh là viết về những con người đã làm nên hình hài, dáng vóc thân thương của non sông gấm vóc Việt Nam. Huyền thoại về những người lính gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm của đất nước ta. Có lẽ, chưa một dân tộc nào trên thế giới lại phải gánh chịu những mất mát và khổ đau vì chiến tranh như dân tộc ta. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã khiến cho những con người Việt Nam trở nên lớn lao và kì vĩ. Khắc tạc vào thơ ca Việt Nam những tượng đài bất hủ về người lính cũng chính là những nén hương tưởng nhớ thiêng liêng mà đời đời lớp sau vẫn tri ân từ trái tim mình. 1. Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo(Đồng chí - Chính Hữu) 2. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,Quân xanh màu lá dữ oai hùm.Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.(Tây Tiến - Quang Dũng)3. Không có kính, rồi xe không có đèn,Không có mui xe, thùng xe có xước,Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:Chỉ cần trong xe có một trái tim.(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)4. Gan không núngChí không mònNhững đồng chí thân chôn làm giá súngĐầu bịt lỗ châu maiBăng mình qua núi thép gaiÀo ào vũ bãoNhững đồng chí chèn lưng cứu pháoNát thân nhắm mắt còn ôm(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)5. Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đườngChỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.Tên Anh đã thành tên đất nướcÔi anh Giải phóng quân!Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn NhứtTổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)6. Những chiến sĩ đâm lê Núi ThànhMắt nhìn thù sao bay rực rỡRượt đuổi thù chân như chiến mãĐâm chết thù, sức núi dồn tay(Những dũng sỹ đâm lê Núi Thành - Phạm Hổ)7. Súng nổ rung trời giận dữNgười lên như nước vỡ bờNước Việt Nam từ máu lửaRũ bùn đứng dậy sáng loà.(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)8. Hoan hô anh giải phóng quânKính chào anh con người đẹp nhấtLịch sử hôn anh chàng trai chân đấtSống hiên ngang bất khuất ở trên đờiNhư Thạch Sanh của thế kỷ hai mươiMột dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc MỹKhông tự ngắm mình anh chẳng hay đâuHỡi chàng dũng sỹCả năm châu chân lý đang nhìn theo.(Bài ca xuân 68 – Tố Hữu)9. Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình(nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốccỏ sắc mà ấm quá phải không em?(Những người đi tới biển - Thanh Thảo)10. Em tìm anh, không thể nào gặp đượcMáu anh bay lên trên những lá cờTóc anh xanh cây lá tự doMắt anh sáng bao mắt nhìn đắm đuối(Tình ca người lính - Nguyễn Trọng Tạo)

Hình tượng sông Hương - Cái nhìn mang tính phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường

HÌNH TƯỢNG SÔNG HƯƠNG - CÁI NHÌN MANG TÍNH PHÁT HIỆN CỦA HOÀNG PHÙ NGỌC TƯỜNGĐỀ BÀI:"Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng."(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.BÀI LÀM“Một lần anh đến Huế thơGặp cô gái đẹp say mơ giấc nồngSông Hương quyến rũ lạ lùngEm choàng tỉnh giấc ngượng ngùng nhìn tôi”Chẳng biết tự bao giờ, sông Hương – xứ Huế đã đi vào những câu ca dao, những làn điệu dân ca và trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ. Có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã chấm nghiên mực tác phẩm của mình viết về người con gái đẹp sông Hương. Nhưng nói đến thành công hơn cả, làm cho xứ Huế mộng mơ hiện lên với dáng vẻ yêu kiều của người thiếu nữ xinh đẹp, dịu dàng phải nói đến “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của cái tôi bút kí lãng mạn, trẻ trung Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có phong cách độc đáo, đặc biệt sở trường với thể loại tùy bút và bút kí. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một bài bút kí xuất sắc của cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường, thể hiện nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của ông. Đặc biệt đoạn trích miêu tả vẻ đẹp độc đáo của sông Hương ở khúc thượng nguồn.Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết và hoàn thành tại Huế vào tháng 1/1981 khi đất nước đã hòa bình, thống nhất. Thời điểm đó nền văn học Việt Nam vẫn vận động theo quỹ đạo và quán tính của văn học chiến tranh. Bài bút kí này ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi chất sử thi và cảm hứng ngợi ca anh hùng. Bên cạnh đó ông đã nỗ lực không ngừng đổi mới cách cảm nhận, cách viết để thể hiện một cái tôi riêng, độc đáo, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau chiến tranh. Sông Hương được hiện lên qua thế giới quan của Hoàng Phủ Ngọc Tường giống như dáng vẻ của người con gái Huế, mang trong mình tâm hồn, vẻ đẹp, tính cách riêng. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã “phải lòng”, si mê trước vẻ đẹp say đắm của dòng sông Hương dịu dàng, thướt tha. Dưới ánh mắt của nhà văn, dòng sông được tái hiện hiện dưới góc nhìn địa lí, lịch sử, văn hóa, từ thượng nguồn đến đồng bằng, rồi vẻ đẹp sông Hương êm ả, nên thơ trong lòng thành phố Huế đến khi sông Hương phải nói lời chia tay Huế để tiếp tục cuộc hành trình của của mình. Đoạn trích đã khắc họa chân thực, sống động đầy chất thơ, chất trữ tình lãng mạn hình tượng sông Hương của xứ Huế cùng với cái tôi lãng mạn, hào hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.Đoạn trích bắt đầu bằng một câu văn rất giàu xúc cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường ghi lại ấn tượng đặc biệt về sông Hương trong tâm trí của mình. Đặc biệt tạo nên dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc về hình ảnh sông Hương “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Theo cảm nhận của tác giả thì sông Hương được xếp vào số một trong những dòng sông đẹp trên thế giới này. Vẻ đẹp của con sông không chỉ dừng lại trong lãnh thổ đất nước mà còn vượt ra khỏi không gian và thời gian. Cái tôi trữ tình đã phát hiện ra một nét riêng độc đáo chỉ có ở sông Hương. Nếu như những dòng sông khác chảy qua nhiều tỉnh thành, cũng có những dòng sông nối liền giữa các quốc gia, biên giới, lãnh thổ thì chỉ có “sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Sông Hương chảy bao bọc xứ Huế trở thành gương mặt, linh hồn của nơi đây. Nhắc đến xứ Huế không thể không nhắc đến dòng sông Hương. Nhắc đến tình yêu dành cho xứ Huế lại càng không thể thiếu tình yêu dành cho người con gái đẹp sông Hương. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gửi vào lời văn của mình những xúc cảm xao xuyến, bâng khuâng, lòng ngợi ca và tình yêu sâu lắng với sông Hương, với xứ Huế thân thương quê mình. Vẻ đẹp súc tích, tài hoa của cái tôi bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường gói trọn trong câu văn mở đầu đoạn trích tựa như một giai điệu ngân vang xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.Quan sát sông Hương từ góc nhìn địa lí, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc họa vẻ đẹp sông Hương ở nơi thượng nguồn. Nhà văn đã đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện, bao quát toàn cảnh độ dài, độ rộng, chiều sâu của gương mặt và tâm hồn sông Hương. Bằng một câu văn dài ở phần đầu đoạn trích đã làm sống dậy vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình của sông Hương. “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng”. Câu văn dài tựa như độ dài của dòng sông Hương giữa lòng Trường Sơn ngân vang cùng cảm xúc êm ái trào dâng giữa lòng tác giả. Có lẽ khi viết câu văn dài như vậy mới có thể chứa đựng được những giai điệu tâm hồn và trái tim chan chứa tình yêu của nhà văn với lòng say đắm, thiết tha dòng sông Hương. Nhịp câu văn nhanh, dồn dập cùng với việc sử dụng một loạt động từ mạnh, các tính từ gợi hình, gợi tả làm hiện lên sông Hương với hình ảnh một cô gái vừa dứt khoát, mạnh mẽ nhưng cũng tràn đầy vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng, thướt tha. Người con gái trẻ trung, tràn đầy sức sống ấy khiến bao người tìm kiếm, bao người say đắm muốn ngắm nhìn vẻ đẹp vô cùng thơ mộng của dòng sông Hương. Từ hình ảnh đến ngôn ngữ, nhịp điệu của câu văn đều chan chứa những điệu nhạc biến sông Hương thành một bản tình ca ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Lối sử dụng ngôn ngữ tài hoa, cách viết câu văn độc đáo, giàu chất thơ, chất trữ tình lãng mạn bay bổng chỉ tìm thấy duy nhất ở ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nếu như viết về hình ảnh sông, thì Nguyễn Tuân chọn hình ảnh Sông Đà với nét tính cách dữ dội, hùng vĩ mà thơ mộng thì Hoàng Phủ Ngọc Tường nghiêng tả về đường nét và màu sắc làm hiện lên nét tính cách và vẻ đẹp của dòng sông. Mỗi nhà văn đều có những cách thể hiện độc đáo trong việc miêu tả vẻ đẹp dòng sông quê hương, đất nước mình in đậm cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn.Tiếp nối những dòng cảm xúc về sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát huy trí liên tưởng, tưởng tượng của cái tôi nội cảm giàu chất tài hoa phóng khoáng cùng với nghệ thuật nhân hóa để miêu tả dòng sông Hương giữa lòng Trường Sơn, sông Hương “đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Bằng lối so sánh và trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã hóa sông Hương thành người thiếu nữ Di-gan với nét tính cách phóng khoáng, man dại, hồn nhiên, trẻ trung, tự do, trong sáng. Tuy nhiên đó mới chỉ là sự khám phá sông Hương ở vẻ đẹp bên ngoài, càng khám phá bề sâu càng hiện rõ những vẻ đẹp kì thú, bất ngờ của sông Hương. Khi ra khỏi rừng già, thoát khỏi sự chế ngự bấy lâu nay, sông Hương như biến đổi, thoát xác, “nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Từ một người thiếu nữ xinh đẹp giờ đây sông Hương đã trở thành người mẹ dịu dàng, trí tuệ mang trong mình dòng chảy của nền văn hóa xứ Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hướng người đọc vào bề sâu văn hóa của dòng sông Hương. Vẻ đẹp ấy đã khiến cái tôi trữ tình phải thốt lên lời bình “Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Sông Hương thật đẹp, thật trữ tình làm sao! Sông Hương gắn bó cùng xứ Huế cũng như gắn bó với lịch sử văn hóa nơi đây, cùng trải qua biết bao gian truân, thăng trầm để lưu giữ vẻ đẹp trường tồn, bí ẩn của mình. Dòng sông không hề bộc lộ, phô ra những nét đẹp tâm hồn mà cất giấu đi chiếc chìa khóa mở cánh của tâm hồn mình, chờ đợi những người thật lòng yêu và si mê trước vẻ đẹp của sông Hương. Nhà văn đã yêu say đắm và hiểu rõ những nét đẹp sông Hương không chỉ gương mặt mà còn yêu cả tính cách, tâm hồn, cũng như hiểu rõ người con gái mình yêu, người con gái của xứ Huế mông mơ vô cùng tình tứ, lãng mạn. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hướng cảm nhận của người đọc về sông Hương không chỉ với vẻ đẹp gương mặt của thành phố Huế mà còn cả vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn, văn hóa xứ sở quê hương. Dòng sông Hương của xứ Huế đã chảy vào bao áng văn thơ, nhạc họa của biết bao thế hệ nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng phủ Ngọc Tường vẫn tỏa ra những nét đẹp độc lạ, kì thú, những trang văn in dấu “hoa” của cái tôi bút kí trẻ trung, lãng mạn.Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu dòng sông Hương của xứ Huế bao nhiêu thì viết về nó càng trữ tình, nên thơ bấy nhiêu. Giọng văn khi viết về sông Hương thật nhẹ nhàng, ngọt ngào, sâu lắng hệt như những lời tỏ tình chan chứa yêu thương dành cho cô gái mình yêu. Sông Hương thật đẹp, đẹp như một người thiếu nữ của Huế mộng mơ, tự do, phóng khoáng nhưng cũng mang nét đẹp của người mẹ dịu dàng, trí tuệ, vẻ đẹp của người đã trải qua bao bão giông của cuộc đời nhưng vẫn yêu thương, ôm trọn đứa con thơ - xứ Huế của mình. Dòng sông được nhà văn khắc họa với hai nét tính cách nổi bật nhưng mang nét đặc trưng của người con gái Huế vừa mạnh mẽ, sôi nổi, bản lĩnh vừa đằm thắm, dịu dàng. Dòng sông ấy trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm thì mang dáng vóc của người thiếu nữ, nhưng khi ra khỏi rừng già lại mang dáng vẻ của người mẹ phù sa. Sự biến đổi linh hoạt, lớn lên theo dòng chảy của dòng sông đã làm hiện lên những nét đẹp nhất của xứ Huế và con người nơi đây. Nhà văn đã gắn dòng chảy của dòng sông với lịch sử hình thành của nền văn hóa nơi đây. Điều này chứng tỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường phải có sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ và vốn tri thức uyên bác, sâu rộng về lịch sử hình thành và tình yêu sâu sắc, tha thiết, mãnh liệt với sông Hương và xứ Huế mới có thể viết được những trang văn hay và lay động lòng người đến như vậy.Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã bộc lộ cái tôi nội cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường với ba nét nổi bật: hướng nội, xúc tích, tài hoa. Đó là một cái tôi bút kí với năng lực quan sát tinh tế, nhạy bén, bao quát toàn cảnh, lựa chọn những chi tiết đặc sắc để ghi lại vẻ đẹp sông Hương trong từng khoảnh khắc hiếm thấy. Đoạn trích đã cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, giữa chất trữ tình và chính luận, cảm xúc và trí tuệ trong lối văn hướng nội, xúc tích đã chạm khắc vẻ đẹp của sông Hương hệt như người con gái của xứ Huế mộng mơ. Mỗi nhà văn cần có một cá tính sáng tạo riêng, một phong cách nghệ thuật độc đáo với khát vọng tỏa sáng bằng văn chương nghệ thuật mới có thể đem đến những nét riêng, đóng góp tài năng của mình cho văn học. Chính điều đó đã giúp cho Hoàng Phủ Ngọc Tường trở thành một cái tên không thể thiếu trên văn đàn khi sáng tác ở thể loại bút kí với cái tôi tài hoa, lãng mạn, trẻ trung.Hoàng Phủ Ngọc Tường quả thực là nhà thơ của những dòng sông. Viết về sông Hương, về xứ Huế, ông viết bằng tình yêu chân thành, thiết tha. Dòng sông được hiện lên không chỉ dưới góc nhìn địa lí mà còn dưới góc nhìn bề sâu của chiều dài văn hóa lịch sử. Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là một trong những nhà văn viết kí hay nhất của nước ta. Đọc những trang văn của ông làm ta như hiểu thêm về sông Hương và xứ Huế, làm ta yêu và say đắm trước cái vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ ấy. Sông Hương vẫn mãi chảy trôi cùng năm tháng cũng như những giai điệu viết về sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường mãi mãi khắc sâu vào trái tim của những người “phải lòng” với xứ sở nơi đây!

Vẻ đẹp sông Hương - tài hoa phong cách kí Hoàng Phủ Ngọc Tường

VẺ ĐẸP SÔNG HƯƠNG - TÀI HOA PHONG CÁCH KÍ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG ĐỀ BÀI:Trong bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhiều lần ví von vẻ đẹp sông Hương:Lúc ở thượng nguồn: “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.”Khi về ngoại vi thành phố Huế: “Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới gặp thành phố tương lai của nó.”Và khi tạm biệt kinh thành Huế: sông Hương “như sực nhớ ra một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống với con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả…”(Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr 198-201)Phân tích vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong những lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật nét tài hoa trong phong cách kí Hoàng Phủ Ngọc Tường. BÀI LÀM:“Chúng ta, những nhà văn, chúng ta bòn đãi chúng trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp kim và rồi từ hợp kim đó ta đánh “bông hồng vàng” của ta-truyện, tiểu thuyết hay là thơ… Nhưng cũng giống như bông hồng vàng của người thợ hót rác già kia làm ra là để cho Xuyzan được hạnh phúc, sáng tác của chúng ta là để cho cái đẹp của trái đất…”. Bởi lẽ đó, văn học nghệ thuật ra đời mang theo sứ mệnh lưu giữ những nét đẹp của non nước, của con người, của vũ trụ mênh mông. Nét đẹp ấy mãi mãi xanh tươi với đời theo dòng chảy của thời gian để rồi qua từng thế hệ, nó vẫn đọng lại và vấn vương nơi thẳm sâu nhất của mỗi độc giả. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là “bông hồng vàng” mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dày công khắc họa vẻ đẹp thân thương thuộc về xứ Huế mộng mơ. Đến với bài kí, ta thấy được nét tài hoa trong phong cách kí của Hoàng Phủ khi đằm mình trong điệu hồn sông Hương khi ở thượng nguồn: “Giữa lòng Trường Sơn… trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, khi về ngoại vi thành phố: “Phải nhiều thế kỉ qua đi… như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới gặp thành phố tương lai của nó” đến khi tạm biệt kinh thành Huế: sông Hương “như sực nhớ ra một điều gì chưa kịp nói… để nói một lời thề trước khi về biển cả…”Nhắc đến Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta sẽ nhớ ngay đến nhà văn của thiên nhiên, con người trên mọi nẻo đường của dải đất hình chữ S, nhưng có lẽ đặc biệt nhất vẫn là những trang văn viết về Huế mộng Huế mơ. Sở trường của Hoàng Phủ là thể loại tùy bút và bút kí. Mỗi sáng tác của ông đều là một sự sáng tạo, mang đậm một dấu triện riêng độc đáo, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trí tuệ và cảm xúc cùng lối viết văn tư duy đa chiều, vốn hiểu biết sâu rộng được tổng hợp từ nhiều lĩnh vực của đời sống. Tô Hoài từng nói: “Nếu có thể so sánh, thì tôi nghĩ rằng Sơn Nam thuộc đến từng ngõ ngách những sự tích xưa sau của Sài Gòn - Bến Nghé. Tôi thì nhớ được ít nhiều tên làng vùng Hà Nội. Hoàng Phủ Ngọc Tường thì trầm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước xứ Huế”. Tất cả vẻ đẹp của thành phố Huế được nhà văn gói gọn trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được nhà văn chấp bút tại Huế năm 1981 với niềm ấp ủ và tâm huyết mãnh liệt. Bằng một phong cách riêng vừa giàu trí tuệ lại giàu chất thơ cùng sự am hiểu sâu rộng kiến thức về địa lý, lịch sử, văn hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dệt nên một bài kí đầy màu sắc sông nước với âm hưởng riêng vốn có của Huế, đặc tả hình ảnh thiên nhiên và thủy trình độc đáo của nó, mang trong mình dòng chảy lịch sử chứa đựng biết bao nét cổ kính nơi đây. Và có lẽ không lạ gì khi sông Hương trở thành: “một lời hứa mà chừng nào chưa thực hiện được thì lòng vẫn băn khoăn, day dứt khôn nguôi”.Nói tới sông Hương của xứ Huế, người ta nghĩ ngay đến sự phẳng lặng, êm đềm nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường với mong muốn khám phá đã không ngừng lại để nhìn ngắm “khuôn mặt kinh thành” của sông Hương mà ngược dòng thời gian khám phá vẻ đẹp đầy bí ẩn và sức mạnh tiềm tàng được đóng kín trong “phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông”. Bằng những nét vẽ chân thực và một trái tim đa cảm, nhà văn đã dẫn dắt người đọc ngược xuôi qua từng chặng thủy trình của Hương giang từ “thượng nguồn” cho đến khi trở lại “ngoại vi thành phố Huế”. Ngay từ câu văn mở đầu, Hoàng Phủ đã tạo ra một ấn tượng vô cùng mạnh mẽ vào tâm trí của người đọc về dòng Hương giang: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước thì sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Con sông vì thế mà mang trong mình những vẻ đẹp khác lạ, nó đã trở thành một tặng phẩm đầy giá trị mà tạo hóa đã hun đúc và ban cho thành phố Huế. Dòng sông ấy có lẽ sinh ra chỉ để dành riêng cho Huế và trở thành biểu tượng của thiên nhiên xứ Huế, cùng với vẻ “nghiêng nghiêng, trăng trắng hình vành lược” của cầu Tràng Tiền. Tất cả đã khiến mỗi du khách qua đây đều phải nhắm mắt trong yên tĩnh mà thưởng thức điệu trữ tình của dòng nước êm trôi lững lờ mang tên Hương giang.Hương giang chính là linh hồn của Huế. Nếu không tìm hiểu kĩ về cội nguồn của sông Hương thì có lẽ ít ai biết rằng rừng già Trường Sơn chính là nơi khởi nguồn của Hương giang, chính rừng già đã khai sinh ra nó để nó bắt đầu một sự sống, một đời người. Nhà văn quan sát dòng chảy của Hương giang với điểm nhìn khởi đầu từ thượng nguồn giữa lòng Trường Sơn và nhận ra rằng sông Hương như “một bản trường ca của rừng già” mãnh liệt và dữ dội. Bên cạnh vẻ đẹp mạnh mẽ và phóng khoáng, sông Hương còn mang trong mình một vẻ đẹp dịu dàng và nữ tính. Nếu Nguyễn Tuân thấy sông Đà ngoằn ngoèo như một sợi dây thừng dài, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc thì trong ánh nhìn của Hoàng Phủ, Hương giang là “những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, thật thi vị và thơ mộng làm sao!Bản trường ca của rừng già quả thực mãnh liệt và giàu sức sống đến nỗi nhà viết kí đã khai phóng trí tưởng tượng của mình, nhân cách hóa Hương giang như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Đó là những cô gái Bô-hê-miêng sống trên thảo nguyên xanh, trên những cánh đồng bạt ngàn cỏ. Vẻ đẹp độc đáo ấy được là phá vỡ mọi khuôn thước, mọi giới hạn. Sự phá cách đã đem tới cho Hương giang một nét đẹp riêng biệt. Bằng cách ví von đầy thú vị, Hoàng Phủ gợi ta liên tưởng tới hình ảnh con sông Hương ở đoạn thượng nguồn với phần đời vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt. Dòng chảy cuộn xoáy và dâng trào, đã sống hết mình cho tuổi thanh xuân tự do và phóng khoáng của mình. Nửa đời này cô gái Hương giang đã sống bằng bằng đam mê của tuổi trẻ, bằng tất cả bản lĩnh và gan dạ.Giữa lòng dãy Trường Sơn xa xôi, sông Hương sống cuộc đời của một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, thế nhưng khi ra khỏi rừng già, Hương giang nhanh chóng biến mình sang một dáng vẻ khác, trong một nét tính cách khác. Nó chế ngự bản năng và sức mạnh hoang sơ ban đầu, ném chiếc chìa khóa bí mật vào chân núi Kim Phụng, giấu đi nửa phần đời bí ẩn trước đó. Dù cuộc hành trình trở về với “người tình” mong đợi của nó có gian truân, vất vả đến đâu, Hương giang vẫn khiêm tốn, “đóng kín” tất cả những gì nó đã trải qua. Hành trình lột xác của dòng sông Hương là cả một sự hi sinh lớn lao. Ai bảo rằng khi từ bỏ lối sống vốn là đam mê của mình, con sông Hương không quặn mình đau đớn? Thế nhưng, gạt bỏ tất cả sở thích, bản chất của mình, dòng sông đã biến hóa trở thành một nàng Hương giang đúng điệu mộng mơ, đa tình, đa sắc của Huế. Trở về với đồng bằng, sông Hương lột xác với: “Một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Nó đã thể hiện thiên chức cao cả và thiêng liêng của một dòng sông vốn có và nên làm: bồi đắp phù sa màu mỡ cho đồng bằng châu thổ miền Trung, đồng thời chính dòng chảy ấy đã gây dựng nên không gian văn hóa trong tinh hoa xứ Huế, gìn giữ nền văn hóa cổ xưa. Sông Hương mang trong mình một sứ mệnh to lớn với vùng đất cố đô, thế nhưng “dòng sông hình như không muốn bộc lộ” mà chọn cho mình một dòng chảy lặng lẽ, trầm ngâm cùng bước đi của thời gian, ngắm nhìn những thành tựu mà nó đã mất nửa đời người để vun đắp và cống hiến. Như vậy, bằng những hình ảnh liên tưởng phong phú cùng với cảm xúc dâng trào của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trân trọng gọi Hương giang là “người mẹ phù sa”. Cách nói ấy đã thể hiện được phần nào sự tin yêu, cùng niềm tự hào và biết ơn đối với con sông quê hương. Phải chăng Hoàng Phủ đã dùng trái tim để hiểu thấu đáo vẻ đẹp mà ít ai cảm hết được của Hương giang nơi rừng già? Vậy là, có một dòng sông nơi bên kia cửa rừng, và một dòng sông của kinh thành cổ xưa, từ phóng khoáng, cởi mở nay kín đáo, sâu sắc và giàu tâm trạng biết bao.Men theo dòng chảy lững lờ của Hương giang, về đến ngoại vi thành phố, Hương giang nhanh chóng bỏ lại những nét dữ dội, hoang sơ của rừng già, khoác chiếc áo thật thơ và e ấp: “Một người con gái đẹp nằm mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Hoàng Phủ đã vô cùng tinh tế khi sử dụng phép nhân hóa, liên tưởng so sánh độc đáo, sông Hương trở thành người con gái đẹp bừng tỉnh sau giấc ngủ ngàn năm, trong nó tất thảy chứa đựng một tâm hồn, một sắc điệu riêng đặc biệt và sâu sắc. Những bông hoa dại như những điểm nhấn thanh khiết, nhẹ nhàng, tô điểm cho dòng sông một vóc dáng mới, một sức sống mới tràn đầy khao khát khác hẳn với sự rạo rực, bùng cháy của dải hoa đỗ quyên rừng nơi thượng nguồn. Để khắc họa cái duyên thầm, tình tứ, Hoàng Phủ Ngọc Tường ví nàng Hương giang như một người con gái nhẹ nhàng, uốn mình đầy nữ tính trên con đường đi tìm tình yêu đích thực. Và có lẽ Huế chính là người tình đầy mong đợi của nàng. Thay vì “cuồn cuộn”, “mãnh liệt” nơi thượng nguồn hoang vu thì Hương giang lại trở nên e ấp, dịu dàng, quyến rũ với những “đường cong uốn lượn thật mềm mại”. Với lối liên tưởng hết sức tinh tế ấy, ta cảm tưởng đứng trước mắt ta là cô gái Hương giang đang độ đương xuân với thân hình mĩ miều, đang cố gắng thay đổi diện mạo “chuyển dòng một cách liên tục” để đi tìm thành phố tương lai trong mộng tưởng của mình.“Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy đòi hỏi người sáng tạo phải có phong cách nổi bật, tức là cái gì rất riêng mới lạ trong phong cách của mình”. Nếu trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đặc tả con sông Đà hung bạo, thế nhưng vào một khoảnh khắc nào đó, nó trở nên dịu dàng, đằm thắm như một cố nhân đối với người đi rừng, thì đến với “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Hoàng Phủ đã vẽ nên một Hương giang dù vẫn mang nét hoang dại “đi trong dư vang của Trường Sơn”, nhưng vẫn hiện lên như một người con gái yêu kiều với trái tim nồng nàn, mãnh liệt trao cho “chàng trai” xứ Huế. “Nhân sinh là thế, gặp gỡ rồi biệt ly”, cuộc hội ngộ nào rồi cũng sẽ đến lúc phải nói lời tạm biệt. Dòng Hương giang cũng vậy, khi phải rời xa Huế chếch về hướng chính Bắc, Hương giang “ôm lấy đảo Cồn Hến” rồi cứ thế mà đi trong sự bịn rịn, quyến luyến đầy nuối tiếc. Nó ra đi giữa một cảnh sắc mơ màng, trong sự bao quanh sắc xanh của tre trúc hòa lẫn cùng những sắc khói mong mảnh nơi đảo Cồn Hến khiến Huế hiện lên như một bức tranh thủy mặc mang những sợi tơ vương buồn bã của buổi chia xa. Qua những nét bút của người nghệ sĩ đầy tài hoa, cùng biện pháp nhân hóa nội tâm, hình ảnh con sông Hương hiện lên không còn là một sự vật vô tri vô giác, mà hình dáng và tâm hồn của nó như thể một con người, biết quay đầu trở về nơi yêu thương, biết bộc lộ cảm xúc trước sự xa cách. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đặc biệt gọi đó là “nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu” khi sông Hương bỗng đổi dòng “gặp thành phố ở góc thị trấn Bao Vinh xưa” để nói lời chào tạm biệt Huế lần cuối cùng. Huế và Hương giang tưởng chừng như một đôi tình nhân đầy quyến luyến không thể tách rời. Hiểu được tâm tình ấy, liệu tình yêu có đủ dũng cảm để chia ly? Nhà văn họ Hoàng đã thổi hồn vào cho dòng sông để rồi ví sự dùng dằng của Hương giang như cuộc gặp gỡ của Thúy Kiều và Kim Trọng trong đêm: “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”, để nói lời thề non hẹn ước: “Sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề nguyền trước khi về biển cả”, lời thề của nó cũng là tình cảm của người dân Châu Hóa một lòng chung tình với thành phố Huế. Phải nói rằng, từ thượng nguồn cho đến cuộc chia này, sông Hương đã đi với Huế cả một mối tình đầy trọn vẹn, một mối tình có đầu có cuối, có thủy có chung, một mối tình ngổn ngang biết bao tâm trạng và dòng xúc cảm khác biệt để cho độc giả thấy rằng: sông Hương gắn chặt với linh hồn của cố đô xưa, chẳng bao giờ có thể tìm được dòng sông thứ hai nào có thể mang cho Huế sự đồng điệu và trầm ngâm đến vậy. Tất cả chỉ có thể là Hương giang của Huế, và Huế của Hương giang mà thôi!Những phát hiện thú vị đậm màu sắc văn chương của tác giả về dòng sông khiến Hương giang vốn đã đẹp ngỡ ngàng, nay dưới con mắt đầy nghệ thuật của Hoàng Phủ lại càng duyên dáng và giàu cảm xúc. Cách liên tưởng của tác giả đã khiến ta cảm nhận vẻ đẹp của con sông Hương từ hình dáng bên ngoài cho đến vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm bên trong. Nó đã thể hiện tình yêu say đắm, nồng nàn và sâu sắc với Huế mộng Huế mơ. Quả thực bằng những con chữ có hồn, cùng bầu cảm xúc mãnh liệt và đa cảm kết hợp các phép tu từ so sánh, nhân hóa, Hoàng Phủ đã làm nổi bật vẻ đẹp “thẳm sâu” trong tâm hồn Hương giang, từ đó tô điểm thêm cho con người xứ Huế. “Người phu chữ” cùng “cái tôi” của mình thăng hoa trên mảnh đất màu mỡ của hiện thực cuộc sống, “gạn đục khơi trong”, “đãi cát tìm vàng” những vẻ đẹp diệu kỳ mà thiên nhiên, tạo hóa ban tặng cho nhân loại.“Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật”. Và đó cũng là cách mà Hoàng Phủ làm nên kiệt tác văn chương thấm đượm chất trữ tình “Ai đã đặt tên cho dòng sông? Qua bài bút kí đậm chất thơ ấy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khẳng định được cái bản ngã riêng trong phong cách sáng tạo của mình, đặc biệt là trong thể loại kí. Vốn được sinh ra và lớn lên tại miền đất cố đô Huế, hơn ai hết, nhà văn là người rất am hiểu về lịch sử, thiên nhiên và con người nơi đây. Bởi vậy, từng thước văn trên mỗi áng văn đều là những chắt lọc tinh túy và đẹp đẽ về vùng đất Huế ruột thịt với những giá trị thẩm mỹ đặc biệt khiến Hoàng Cát cũng phải khẳng định rằng: “Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn hiện lên là một nhà văn hóa hành văn vô cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế”. Bên cạnh đó, vốn kiến thức uyên bác và tài hoa trên nhiều lĩnh vực còn được ông tích lũy qua nhiều chuyến đi điền dã đến mọi miền của Tổ quốc để tìm hiểu, khám phá sự việc ở chiều sau của nó. Không chỉ vậy, với hình tượng nhân vật “tôi” hết sức hấp dẫn, khác hẳn với cái tôi trong truyện ngắn hay thơ trữ tình, một cái “tôi” trực tiếp, truyền tải đến người đọc những giá trị chân thực sau mỗi nét chữ, câu văn. Những ánh lửa bập bùng nở ra qua từng vẻ đẹp của Hương giang giúp từng con chữ như được nhảy múa, sáng rực trong bức kí họa, để rồi khi đủ hơi “ấm”, người ta vẫn sẽ mãi nhớ đến Hoàng Phủ Ngọc Tường với dòng Hương giang đầy kì lạ và đắm say. Và cũng chính nhờ vốn hiểu biết phong phú, cùng những kiến thức liên ngành đã giúp nhà văn khám phá vẻ đẹp đa dạng của con sông Hương trên nhiều phương diện, đặt sông Hương vào giữa sự hòa quyện chất trí tuệ và chất thơ để tạo nên một dòng sông nghệ thuật quyến rũ như biết đi, biết tạo hình trên mỗi trang văn. Đồng thời kết hợp với lối văn hướng nội, thể hiện ở những sự kiện vang bóng trong tâm hồn, cùng hành trình đi sâu tìm kiếm vẻ đẹp văn hóa một thời đã làm nên nét rất riêng cho thể kí của Hoàng Phủ. Đồng thời qua bàn tay nhào nặn, một thứ ngôn ngữ rất đẹp, tinh tế và lịch lãm đã ra đời cùng những ví von so sánh đậm thơ đắm nhạc. Cuối cùng chính tình yêu thiên nhiên, quê hương sâu đậm, nồng thắm và ánh nhìn lãng mạn đã nâng đỡ bước chân ông trên mọi lời văn, trang sách: “Là thi sĩ của thiên nhiên, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhạy cảm với cỏ dại, cỏ gai, ngàn thông, chim sẻ… Là thi sĩ của thiên nhiên, những trang ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang đến cho người đọc những miền không gian xanh thẳm, ẩn chìm những vết trầm tích văn hoá từ thiên nhiên” . Thứ tình cảm, cảm xúc chân thành ấy đã trở thành điều kiện tiên quyết cho những sáng tác của Hoàng Phủ, bởi rằng tình yêu tha thiết, gắn bó ấy đã chiếm trọn tâm hồn ông. Nếu ví sông Hương là người tình mong đợi của xứ Huế thì Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là người tình mong đợi của sông Hương dưới cái nhìn mê đắm và tài hoa. Cứ thế Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp thêm cho kí Việt một tiếng nói rất riêng của một nhà văn rất Huế.Nguyễn Tuân khẳng định: “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa”. Giờ đây những “ánh lửa” ấy đã được đón nhận và sưởi ấm bằng cách lan tỏa những con chữ trên trang văn, để chúng len lỏi vào từng tế bào của người đọc một niềm yêu thương tha thiết mãnh liệt với cố đô Huế và dòng Hương giang. Tuy chỉ qua một đoạn kí ngắn gọn về dòng sông, nhưng cũng đủ để ta thêm yêu cảnh sắc trên dải đất Việt Nam và trân trọng tài năng, sự hun đúc của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phác họa nên một bức tranh hoàn chỉnh và đa chiều về sông Hương. Qua hình ảnh con sông mang nét đẹp hoa lệ ấy, nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới những thế hệ đi sau phải luôn trân trọng những giá trị thiên nhiên ban tặng, hãy trở thành người bạn tâm giao để bảo vệ vẻ đẹp ấy mãi mãi trường tồn với thời gian, đừng để lớp bụi thời gian phủ đầy lên những vẻ đẹp đó, để rồi sau này không thể nào xóa bỏ được lớp bọc ấy mà sống trong hối tiếc!Từng lời chữ, câu văn dường như đã đến lúc phải kết thúc thật rồi. Ấy vậy mà, trong sâu thẳm trái tim của người viết vẫn không thể nào quên được bóng hình của dòng Hương giang nơi thượng nguồn, khi về ngoại vi thành phố và khi tạm biệt kinh thành Huế. Có lẽ sức đọng của nó quá lớn, quá da diết để có thể quên ngay được một dáng hình “chuyển dòng một cách liên tục”. Sông Hương đã trở thành gương mặt kinh thành của Huế, là linh hồn, là cuộc sống bao đời nay của người dân xứ Huế, sông Hương chính là Huế. Cảm ơn tạo hóa, cảm ơn ông Trời đã tạo nên mối lương duyên kì diệu cho Huế, cho sông Hương; và Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là người mai mối tốt đẹp nhất cho mối duyên cơ này:“Con sông dùng dằng con sông không chảySông chảy vào lòng Huế nên rất sâu”.

Một cuộc đấu giá hạnh phúc - Đọc truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Nguyễn Tấn Ái)

Một cuộc đấu giá hạnh phúc (Đọc truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân – Nguyễn Tấn Ái) Kim Lân (1920 – 2007) nổi tiếng là cây bút có biệt tài về truyện ngắn, tiêu biểu cho sáng tác của ông là hai truyện ngắn nổi tiếng Làng và Vợ nhặt. Bút mực khen văn tài của Kim Lân trong hai truyện ngắn này có lẽ đã dày hơn một nghìn lần độ dày của chính tác phẩm: tạo tình huống, xử lí nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện… Tôi đồng tình với nhà giáo Đỗ Kim Hồi trong lời phát biểu: Xét về văn chương thì cái Vợ nhặt có phần hơn cả cái Làng. Trong các nhân vật văn học, không kể các loại nhân vật minh họa, chỉ nói đến các nhân vật văn chương thực sự vào loại hiếm như Huấn Cao (Nguyễn Tuân), Chí Phèo, Cu Lộ, Lão Hạc (Nam Cao), Mị (Tô Hoài)… thì tôi xếp anh cu Tràng của Vợ nhặt vào loại nhân vật ưu tiên mỗi khi đọc lại. Cái lạ, cái hấp dẫn nhất của nhân vật với tôi là ở chỗ nhà văn đã đặt vào nhân vật có phần khù khờ ấy một khát vọng hạnh phúc đến đáng kính, và đã giải quyết thật thuyết phục. Mỗi lần đọc lại truyện “Vợ nhặt”, tôi bao giờ cũng lật ngay cái trang nói chuyện Tràng nhặt được vợ trên chợ tỉnh, và dù lần thứ mấy mươi vẫn nguyên xi cái thú vị ban đầu ngộ ngộ: anh cu Tràng đang làm một cuộc đấu giá vô tiền khoáng hậu – Một cuộc đấu giá hạnh phúc.  Khởi từ một cuộc chơi, một lời nói chơi: “Muốn ăn cơm trắng mấy giò / Lại đây mà đẩy xe bò với anh”, rồi cái cuộc chơi ấy cứ phăm phăm ráo riết thành cuộc thật tự lúc nào mà chính Tràng cũng không kịp nhận ra. Thử rà xét lại các đương sự xem thái độ của người trong cuộc thế nào? Người đàn bà là sản phẩm của mùa đói, thôi thì đủ cái lệch vẹo: nghe ăn thì “lon ton”; mất ăn thì “cong cớn”, “sưng sỉa”; thấy ăn thì “mắt sáng lên”; được ăn thì “sà xuống”; khi ăn thì “cắm đầu”;… Và khi thị “cắm đầu ăn một chặp hết bốn bát bánh đúc” thì tôi nghĩ cái dạ dày của thị đã tiêu hóa nốt chút lòng tự trọng cuối cùng mà người ta vốn quen dành cho những người đàn bà! Ấy đó là chân dung người đàn bà, phải có cái chân dung ấy thì mới hiểu hết bí mật trong thế giới khát vọng của Tràng. Tràng đã bỏ ra những gì để có được người đàn bà ấy? Thử làm một phép thống kê: bốn bát bánh đúc, một cái thúng con, vài thứ lặt vặt, lại còn rình rang đi chợ tỉnh và kết cuộc là vào hàng cơm “đánh một bữa thật no nê”, lại vì thị mà liều lĩnh mua thêm hai hào dầu giữa mùa đói. Mọi con số thống kê đều trở nên mù điếc nếu không đặt vào thời giá. Ở cái thời mà chị Dậu vét cả chó, cả con cũng chỉ được định giá có hai đồng mốt, và ba đồng là mua đứt cả một đời người con trai lão Hạc. Lại nữa, Tràng đã chi tiêu hào phóng trong cái khung cảnh “người chết đói như ngả rạ”, còn người sống thì “đi lại dật dờ xanh xám như những bóng ma”. Và cái âm thanh của tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết”, mùi vị khét lẹt của đống rấm, màu xám xịt của bầu không khí còn in hằn trên gương mặt của bà cụ Tứ đã trở thành bảng tổng phổ của mùa đói. Cái chân giá ấy đã nói ít nhiều về cái giá mà Tràng đã bỏ ra. Song vẫn chưa sáng nghĩa mấy nếu ta chưa tính đến gia sản của Tràng. Mà Tràng thì có gì ? Một chiếc áo nâu tàng, cành dong dấp cổng, căn nhà rúm ró xiêu vẹo, và cố kê khai nữa thì có thể kể thêm một đống rác “nằm tung banhd ngay lối đi”, một cái ang chứa nước, một đống quần áo vắt “khăm mươi niên” từ năm này qua năm khác. Ngay cả bữa ăn đãi nàng dâu mới mà bà cụ Tứ đã cố mĩ từ hóa nó lên thành “chè khoán” cũng chỉ là nồi cháo cám đắng chát, nghẹn bứ trong cổ họng. Có thể nói Tràng đã bị “âm chi” trong vụ mặc cả nổi tiếng này! Tràng đã ngã một cái giá quá đắt so với cái giá vốn có ở thị, đến độ người đàn bà cong cớn ấy đã phải có lúc cau mặt: “Hoang nó vừa thôi chứ!”. Mà chưa thấm thía gì so với thái độ của Tràng. Nào có ai ra giá mà Tràng ngã giá. Tưởng tượng tôi cứ thấy cái cảnh đấu giá lạ lẫm, ở đó chỉ có Tràng mặc cả với mình. Anh liên tục ra giá, rồi phá giá, rồi nâng giá: ăn giầu không ăn thì cho ăn bánh đúc, ăn no rồi sắm sửa, sắm sửa rồi ăn sang, ăn sang rồi lại lo mua dầu thắp sáng. Lại mời chào đon đả. Đã thế, anh chàng lại ra cái dáng đắc ý của một đứa trẻ được cuộc, lại được cuộc rất nhàn nhã (“tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, thế mà thành vợ chồng”). Trên đường đưa thị về nhà, mặt anh chàng cứ phởn phơ tợn. Mỗi lần nghĩ về anh cu Tràng, trong trí tôi lại cứ hiện lên bóng dáng anh nông dân nào đó trong một bài ca dao, mà hắn cũng bà con họ hàng thân thuộc với Tràng, nghĩa là cũng “rớt mồng tơi”, nhưng cũng lại có cái ao ước rất sang:“Giá mà anh lấy được nàngĐể anh mua gạch bát tràng về xâyXây dọc rồi lại xây ngangXây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”Rõ là sang trọng nhé! “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng” mà. Người nông dân ấy trong tình yêu đã dám mơ một giấc mơ sang trọng, đã dám yêu trong tư cách của một bậc đế vương, bởi đã tòa ngang dãy dọc lại còn có nguyên cả một chiếc hồ chỉ để… “cho nàng rửa chân”. Dương Quý Phi bên Tàu cũng chỉ sang trọng đến thế mà thôi. Và nhân vật Tràng của Kim Lân cũng ứng xử với tình yêu một cách thật là sang trọng. Ra là trong thế giới tâm hồn bí mật của con người vừa nghèo vừa xấu lại hơi lẩn thẩn ấy luôn ngầm giấu một khát khao hạnh phúc mãnh liệt, nên khi có cơ hội thì chàng quyết đuổi bắt cho kì được, dù phải trả bất cứ giá nào! Đọc Vợ nhặt, ta thấy ở Kim Lân một tấm lòng thật đôn hậu. Ông trân trọng phẩm giá con người, nhất là những người nông dân cùng khốn. Chính vì vậy mà trong Tràng là bao nhiêu vẻ đẹp: yêu thương, san sẻ, hiếu thảo, có trách nhiệm với vợ con… Song nếu chỉ có ngần ấy thôi thì tôi e rằng gương mặt nhân vật sẽ nhạt đi biết bao nhiêu so với hàng loạt các nhân vật cùng phẩm chất. Cái làm nên nét đặc biệt ở Tràng chính là một khát vọng hạnh phúc đến đáng kính. Và làm nên cái duyên văn ở Kim Lân trong xử lí nhân vật là đã tìm ra một tình huống độc đáo: Một cuộc đấu giá hạnh phúc, từ đó mà mở ra kho tàng khát vọng giấu kín ở những con người ngỡ không chân giá. Đó là cái tài, cũng là cái tình của Kim Lân.

Ba mảnh đời trong một mái nhà: Giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt

BA MẢNH ĐỜI TRONG MỘT MÁI NHÀ: GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG VỢ NHẶT Giá trị nhân đạo của Vợ nhặt trước hết được thể hiện qua bức tranh hiện thực của xã hội Việt Nam trước cách mạng. “Vợ nhặt” lấy bối cảnh từ nạn đói năm 1945 đã đi vào lịch sử như một vành khăn tang cướp đi mạng sống của hơn hai triệu đồng bào ta. Với cái nhìn hiện thực sắc sảo, Kim Lân đã vẽ lên bức tranh thê thảm về xã hội Việt Nam trước cách mạng, mà tiêu biểu là xóm ngụ cư. ở cái xóm Ngụ cư ấy “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong queo trên đường. Không khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Có thể nói, cái đói, cái khát, cái chết đã len lỏi vào từng đường thôn, ngõ xóm, gõ cửa từng gia đình. Kim Lân đã đưa cuộc sống của người nông dân lao động trong thời kì đô hộ của thực dân và phát xít vào trang viết của mình như tất cả những gì tăm tối nhất. Người chết thì như ngả rạ, còn những người còn sống thì sống một cuộc sống lay lắt, vật vờ, thoi thóp, một cuộc sống không ra sống. Ở cái xóm ngụ cư ấy, người ta thấy những gia đình từ Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau nằm ngổn ngang khắp các lều chợ. “Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Không cần một lời kết tội hùng biện, nhưng đọc những dòng văn của Kim lân ta thấy như một bản cáo trạng đanh thép tố cáo, vạch trần bản chất phi nhân tính của bè lũ cướp nước. Bao con người đã phải ra đi trong cái đói, cái khát. Nói đến nạn đói 1945, HCM trong Tuyên ngôn độc lập cũng đã từng nói “Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”. Chỉ với vài dòng văn ngắn ngủi Kim Lân đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi ngậm gùi, xót xa thương cảm với số phận của người dân lao động VN trước cách mạng tháng tám. Chỉ nói đến đây thôi cũng đủ cho thấy Vợ nhặt xứng đáng là một tác phẩm chân chính, tác phẩm chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.  Xây dựng tác phẩm, Kim Lân tập trung khắc hoạ ba mảnh đời trong một mái nhà: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ. Việc đặt ba nhân vật này trong tình huống “nhặt vợ” của Tràng, nhà văn đã thể hiện rõ nét tính cách, phẩm chất của từng nhân vật. Và cũng từ đó toát lên tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là Tràng, Tràng là một chàng thanh niên xấu xí, thô kệch, nghèo khổ nhưng lại giàu lòng nhân ái và khát khao hạnh phúc, có niềm tin vào tương lai. Sống trong cảnh đói khát, đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết vậy mà khi gặp người đàn bà trên tỉnh (sau này là vợ tràng), thấy chị ta gầy gò, tiều tuỵ vì đói, “Thị ta rách quá…chỉ còn thấy hai con mắt”. Chị ta lại cứ bám theo Tràng để nài nỉ xin ăn. Dù chẳng hơn gì chị, Tràng vẫn vui vẻ đãi chị ta ăn bánh đúc, để rồi chị ta ăn một chập bốn bát liền. Bốn bát bánh đúc không đáng là bao nhưng trong lúc đói khát này nó đã cứu sống được một con người. Tràng đã dành cho người đàn bà nghèo khổ ấy tình thương của một con người có cùng cảnh ngộ. Tình thương ấy mang đạo lí của con người Việt Nam “Bầu ơi …”, ở đây không phải là “Lá lành…” mà là “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Thật đúng là “Một miếng khi đói…”. Tình thương của Tràng, lòng tốt của Tràng thật đáng để nhà văn và chúng ta trân trọng. Xây dựng nhân vật Tràng, Kim Lân còn rất trân trọng những khát khao cháy bỏng của anh. Sau khi đợi người đàn bà ấy ăn xong, Tràng lại liều lĩnh bày tỏ ý muốn của mình “Này nói đùa chứ…”. Câu nói của Tràng gợi cho ta nhớ tới câu nói của Chí Phèo nói với thị Nở “Hay là mình sang đây…”. Đằng sau những câu nói tưởng như thô ráp ấy lại chứa đựng cả một nồi niềm khát khao cháy bỏng. Niềm khát khao hạnh phúc, khát khao có một mái ấm gia đình đã làm Tràng quên đi cái đói cái chết đang rình rập, quên cả những cái khó khăn đang chờ đợi trước mắt. Và thế là hai câu nói đùa với bốn bát bánh đúc đã xe duyên cho hp của Tràng. Hạnh phúc của những người nghèo đến với nhau thật giản dị, nhưng cũng thật lớn lao. Niềm vui, niềm hạnh phúc khi có vợ đã làm cho Tràng thay đổi.  Trên đường dẫn người vợ nhặt về nhà, giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói, vậy mà Tràng rất vui “Mặt hắn có vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Niềm vui có người vợ nhặt và niềm hạnh phúc đang trào dâng trong Tràng. Niềm vui ấy lớn lao tới mức, sáng hôm sau tỉnh dậy, Tràng vẫn ngỡ như không phải. Từ sự thay đổi trong tâm hồn, đã làm Tràng thay đổi trong nhận thức và trong suy nghĩ. Khi nhìn người mẹ đang lúi húi giẫy cỏ, nhìn vợ đang quét sân, cảnh tượng đơn giản, bình thường nhưng đã làm cho Tràng rất thấm thía và cảm động. Đây là sự cảm động chân thành, rất con người, rất tình người! Và cũng từ đó Tràng thấy “thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng  […] hắn thấy hắn phải có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này […] Hắn cũng muốn làm một cái gì đó để dự phần tu sửa lại căn nhà”. Có thể nói cái hạnh phúc với người đàn bà lạ kia và chính cái tình người của người mẹ, của người vợ nhặt đã phục sinh nhân cách cho Tràng, đã đưa Tràng từ cái vẻ ngây ngây dại dại, từ cái vẻ hoang dã, trở thành một con người rất yêu đời, yêu cuộc sống, muốn sống tốt đẹp hơn. Bữa cơm gia đình đầu tiên thật thảm hại: Chỉ có một nồi cháo loãng - cháo cám đắng chát, ít muối và nồi chè khoán, lại có cả âm thanh thúc thuế, làm cho Tràng cảm thấy một nỗi xót xa tủi hờn len vào trong tâm trí. Nhưng khi nghe người vợ kể chuyện những người đói Bắc Giang, Thái Nguyên đi phá kho thóc của Nhật, thì “Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện lên cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”. Phải chăng màu đỏ của lá cờ mà nhà văn lại một lần nữa nhắc lại ở cuối tác phẩm, chính là ánh sáng của khát vọng tự do, khát vọng đổi đời đã cháy lên trong tâm hồn người thanh niên nghèo khổ ấy. Hình ảnh lá cờ vừa gieo vào lòng người đọc một niềm tin vào tương lai tươi sáng, vừa thể hiện bản chất của con người- dù trong lao khổ, con người vẫn luôn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống và khát vọng vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khác với một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước kia … chiều sâu nhân đạo trong tác phẩm của Kim Lân cũng chính là ở chỗ đó. Nói đến giá trị nhân đạo của Vợ nhặt, không thể không nói đến người vợ nhặt của Tràng.Đối với người con gái, sự nhẹ nhàng, tế nhị và thể diện con người là rất quan trọng. Gạt qua một bên lòng tự trọng và thể diện của người con gái, người đàn bà mà Tràng gặp trên tỉnh cứ bám riết lấy câu nói đùa của Tràng để nài nỉ xin ăn. Và khi được Tràng đãi ăn bánh đúc thì chị ta đã cúi đầu ăn một chặp 4 bát mà không một chút ngượng ngùng gì. Ăn xong chị ta lại bám theo câu nói của Tràng, theo Tràng về nhà làm người vợ nhặt. Thực ra không phải là chị ta không có thể diện, không có lòng tự trọng mà vì cái đói, vì được sống, được tồn tại mà chị ta đã bất chấp tất cả. Chính vì vậy, khi chỉ cần có một chút hơi thở của cuộc sống thì chi ta lại thay đổi hoàn toàn, lại trở về với những bản chất tốt đẹp vốn có của người con gái. Từ một người phụ nữ cong cớn, trơ trẽn, ăn nói chì chỏng lỏn đến với Tràng để kiếm chốn nương thân, để bấu víu khỏi chết đói, đến chỗ chị ta cư xử rất tế nhị, đúng mực với chồng và với mẹ chồng. Trên đường theo Tràng về nhà “Thị có vẻ rón rén, e thẹn”. Khi về đến nha Tràng, chị ta chỉ dám ngồi mớm vào mép giường và khi được mẹ chồng múc cho bát “chè khoán” thì chị ta đã “đón lấy cái bát”. Từ điệu bộ, cử chỉ của chị ta không còn có vẻ gì trơ trẽn, chỏng lỏn nữa. Hạnh phúc đã làm cho chị ta thay đổi. Sự thay đổi của chị ta làm cho Tràng cũng phải ngạc nhiên “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Không những thế, chị ta còn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình với gia đình. Đêm tân hôn của chị với Tràng diễn ra trong cảnh… vậy mà sáng hôm sau chị ta đã dậy rất sớm, cũng mẹ chồng … để rồi làm cho Tràng khi tỉnh dậy thấy vô cũng cảm động. Xây dựng nhân vật người vợ nhặt, Kim Lân muốn gửi gắm đến người đọc một cái nhìn mới mẻ: ẩn sau vẻ bề ngoài xấu xí chị ta là một người phụ nữ có khát vọng, biết vượt lên hoàn cảnh để được sống, được hạnh phúc và được hi vọng.  Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện rõ nhất thông qua nhân vật Bà cụ Tứ.Qua cụ Tứ, tình người được hiện lên cảm động hơn, chân thực hơn và thể hiện sức tố cáo tuy gián tiếp nhưng cũng sâu sắc hơn. Trước hết, đây là một người mẹ nhất mực thương con. Khi biết Tràng con trai cụ đưa người vợ nhặt về nhà trong lúc đói khát cụ vô cùng ai oán, xót thương cho con trai. Cụ sót thương là bởi vì con trai cụ lấy vợ giữa lúc đói nên chẳng có gì: không lễ hỏi …Từ nỗi thương con, cụ Tứ tủi cho phận mình, cụ tự trách mình: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái để mở mặt mày sau này. Còn mình thì…” Trách mình vì là mẹ mà không làm tròn bổn phận của người mẹ đối vời con. Cái nỗi buồn đó quá lớn khiến cho đôi mắt kèm nhèm ấy đã không cầm nổi hai hàng nước mắt. “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai hàng nước mắt” Đó là những giọt nước mắt được chắt ra từ cay đắng trong nỗi lòng người mẹ nhất mực thương con. biết được những điều hay lẽ phải nhưng bất lực vì nghèo. Nếu không hiểu và có một niềm cảm thương sâu sắc với con người thì Kim Lân không thể có những trang viết cảm động đến như vậy. Tình thương con của cụ còn thể hiện ở ý thức trách nhiệm với cuộc sống của con. Mặc dù đêm tân hôn của đôi vợ chồng trẻ diễn ra trong cảnh tượng thê thảm, nhưng sáng hôm sau cụ Tứ dậy rất sớm. Cụ cùng người con dâu dọn dẹp nhà cửa, sân vườn tươm tất, sạch sẽ. Khi Tràng tỉnh dậy đã thấy cụ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Hành động lúi húi dẫy những búi cỏ còn nham nhở đã mang ý nghĩa biểu tượng, hướng tới khát khao đổi đời. Bà không muốn số phận các con bà lại lặp lại như mình trước kia, bà muốn cuộc sống của con bà sáng sủa hơn, tốt đẹp hơn. Đáng trân trọng ở người mẹ nghèo này còn là cái tình người sâu nặng mà cụ dành cho người vợ nhặt của Tràng. Mặc dù cái đói đang hoành hành, cái chết đang rình rập vậy mà bà cụ vẫn chấp người đàn bà theo không con mình về làm vợ. Đây là sự chấp nhận đầy lòng nhân ái. Bà chấp nhận người vợ nhặt của Tràng giữa lúc này cũng có nghĩa là bà chấp nhận chia một phần khẩu phần ăn của mình cho người đàn bà xa lạ kia. Nghĩa là chấp nhận cái đói càng đói hơn, cái nghèo càng nghèo hơn. Đây là hành động sự cưu mang đầy lòng nhân ái trong đạo lí của con người Việt Nam. Không chỉ có vậy, tấm lòng nhân hậu của người mẹ nghèo còn tỏ ra hiểu và sâu sắc với nàng dâu. Bà coi chuyện Tràng nhặt được vợ là niềm hạnh phúc, là may mắn cho gia đình bà : “Người ta có gặp bước khó khắn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”. Những suy nghĩ  ấy của bà mẹ rất cảm động vừa chất chứa niềm xót thương, vừa xao xuyến niềm vui. Tất cả điều đó đều có được từ một người mẹ bao dung độ lượng và nhân hậu, giàu lòng vị tha. Mặc dù trong lòng rất lo nhưng cụ đã nén nỗi lo của mình lại động viên các con Bữa cơm gia đình mới diễn ra thật thảm hại nhưng cụ Tứ và cả nhà vẫn ăn uống vui vẻ. Bà còn toàn nói những chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Cụ đã gieo vào lòng con niềm tin ở tương lai. “Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?Có ra rồi thì con cái chúng mày về sau”. Như vậy, thông qua ba nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ, người đọc thấy được  tài năng độc đáo của Kim Lân trong việc xây dựng nhân vật. Kim Lân đã đặt họ trong mối quan hệ với nhau, giữa họ vừa là ân nhân lại vừa là gánh nặng cho nhau. Tràng lấy vợ là cưu mang cuộc sống của người phụ nữ cơ hàn. Người vợ nhặt lấy Tràng cũng là sự cưu mang cuộc sống tinh thần của Tràng, bởi vì nếu không có nạn đói này chắc gì Tràng đã có vợ. Bà cụ Tứ người được cả Tràng và người vợ nhặt của Tràng lo sợ, trông mong đã dễ dàng chấp nhận và thầm cảm ơn người đàn bà lạ lẫm đã tự nguyện làm dâu nhà mình. Mỗi nhân vật đều tự ý thức được bổn phận, trách nhiệm của mình. Kim Lân tỏ ra là người rất hiểu con người, hiểu cái niềm khao khát yêu thương và cái phần người tốt đẹp trong mỗi con người để mà tìm tòi, ngợi ca và trân trọng họ.

Số phận người nông dân qua nhân vật Tràng và Chí Phèo

SỐ PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN QUA NHÂN VẬT TRÀNG VÀ CHÍ PHÈO Đề bài: Bàn luận về nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12, tập hai) có ý kiến cho rằng: Tràng là một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại đầy khát khao và tốt bụng. Anh/Chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo ở phần kết thúc truyện trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, tập một) để nhận xét về số phận của người nông dân. Bài làm:“Tôi định viết một số truyện ngắn những ý khác là khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hy vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người”. Đây là lời tự sự của chính tác giả truyện ngắn Vợ nhặt – nhà văn Kim Lân – người một lòng đi về với vẻ đẹp thuần hậu nguyên thủy làng quê khuất lấp sau dãy tre làng. Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc không chỉ bởi thông điệp giàu ý nghĩa mà còn bởi giá trị trị tinh thần và giá trị giáo dục giàu có của thiên truyện này. Truyện được lấy cảm hứng và viết từ nạn đói năm 1945. Sau đó, bị mất bản thảo nhưng khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào cốt truyện cũ viết nên truyện ngắn này và in trong tập Con chó xấu xí. Câu chuyện của truyện ngắn xoay quanh ba nhân vật là Tràng, bà cụ Tứ (mẹ Tràng) và Thị – người vợ nhặt (vợ Tràng). Nhân vật nào cũng đều là hiện thân của những người nông dân trong nạn đói năm ấy, khốn khổ, đói rách. Hoàn cảnh nạn đói ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngoại hình và tính cách của họ. Tuy nhiên, được sống trong tình thương của gia đình, của tình người, những phẩm chất tốt đẹp tiềm ẩn trong họ mới lộ thiên. Cùng với người vợ nhặt, nhân vật Tràng là một con người với hai phương diện tính cách đối lập như thế khi được sống trong những hoàn cảnh khác nhau “một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại đầy khát khao và tốt bụng”. “Nông nổi” là bồng bột, thiếu cân nhắc suy nghĩ trước khi hành động, “liều lĩnh” là hành động mà không nghĩ đến hậu quả tai hại có thể xảy ra. “Khao khát” là muốn có một cuộc sống hạnh phúc như bao người, “tốt bụng” có lòng tốt, thương người và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Đó là hai mặt tính cách đối lập do hoàn cảnh sống tạo ra. Tuy hai tính cách có đối lập nhau nhưng chúng lại bổ sung cho nhau để hoàn thiện nhân vật Tràng trong tác phẩm. Tràng là dân ngụ cư, cuộc sống chịu thiệt thòi. Vì mưu sinh, họ phải tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Ở đây, để tồn tại, họ phải bưng mặt đi làm thuê, làm mướn cho những người có quyền thế, có tiền của. Họ còn phải chịu cái nhìn ghẻ lạnh, khinh miệt từ người dân địa phương. Tràng làm nghề đẩy xe thóc thuê cho Liên đoàn Nhật. Một nghề bấp bênh, ngắn hạn không ổn định. Tràng sống cùng người mẹ già trong một ngôi nhà “rúm ró” nằm trong một mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, xiêu vẹo, tối tăm, sống đời “mẹ quá, con côi” cơ cực cùng bà mẹ già. Trong cái nạn đói năm ấy, người đói chết thây chất đầy đường, thiếu ăn đến độ phải ăn rễ cây mà sống, có được bát cháo cám mà húp thôi đã là một ân huệ rất lớn. Gia đình Tràng cũng chẳng ngoại lệ, cuộc sống bấp bênh khi tương lai của mình còn lo chưa xong, ở nhà “gạo chỉ đếm bằng hạt”. Thế nhưng, chỉ với hai lần gặp gỡ người đàn bà xa lạ trong hai lần kéo xe bò lên tỉnh, Tràng đã sẵn sàng đãi người đàn bà ấy bốn bát bánh đúc, cho không, biếu không Thị mấy cái thúng con,… Thế thì có nông nỗi không? Không chỉ thế, trong tình cảnh “đến cái thân mình còn lo chưa xong” mà Tràng lại dẫn Thị về nhà, thêm một miệng ăn là thêm một “cơ hội” chết đói. Tính mạng mình mà cũng không màng, thế có phải là liều lĩnh không? Lý giải cho hành động nông nỗi, liều lĩnh này, phải kể đến tài năng của nhà văn Kim Lân. Kim Lân đã rất thành công trong việc phác họa được một anh nông dân đúng bản chất khù khờ, hiền lành và chất phác. Nếu hiểu Tràng là người đầy khát khao và tốt bụng thì chẳng có gì nhân văn cả. Vậy Tràng bao dung, thương người ? Chính cái tính hồn nhiên, vô tư ấy là bước đệm, là nền tảng tạo dựng hạnh phúc cho Tràng sau này. Cái tính tốt bụng bắt đầu từ khi gặp người đàn bà xa lạ, khi chưa có danh phận gì với nhau cả, chỉ là người lạ gặp qua đường. Anh đã cho đi, để rồi anh đã nhận lại thứ quý giá nhiều hơn thế. Tràng tốt bụng nhưng khao khát có vợ của Tràng rất mãnh liệt, dẫu trong vài chi tiết hé lộ khá kín đáo, nhà văn đã cho bạn đọc thấy được điều đó: Trong lần thứ nhất, Tràng đẩy xe bò lên tỉnh gặp Thị, Tràng hò một câu tưởng tình cờ cho đỡ mệt nhưng thật ra lại đầy tình ý:"Muốn ăn cơm trắng mấy giò nàyLại đây mà đẩy xe bò với anh, nì”Khi Thị nhận lời, Tràng thích lắm. “Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế”. Rồi cả trong câu nói vu vơ nhưng đầy tình thương và thành ý: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Nhà văn Kim Lân muốn nhấn mạnh với bạn đọc điều gì qua khát vọng hạnh phúc gia đình của Tràng ? Là dù trong hoàn cảnh nghèo đói cơ cực hay thậm chí là cái chết đang chờ đón trước mắt thì khao khát hạnh phúc của con người vẫn luôn dạt dào, mãnh liệt. Tình người, hạnh phúc luôn mang đến những điều kỳ diệu, tươi đẹp cho cuộc sống để con người cảm thấy muốn sống, sống đẹp hơn trong những ngày cằn cỗi, khắc nghiệt. Chính điều đó đã làm cái vẻ xấu xí, thô kệch của Tràng bị lấn át bởi vẻ đẹp tỏa sáng tự bên trong. Những ấn tượng còn lại về Tràng: Anh là một con người bao dung, ấm áp và đầy tình yêu thương. Ngoài vườn mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Và nghĩ về tương lai tươi sáng sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Cuối tác phẩm, Tràng nghĩ về “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” làm người đọc hành dung ra rằng khát khao hạnh phúc mãnh liệt tương lai tươi sáng vẫn đang bùng cháy le lói trong tâm hồn của Tràng. Với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nông dân được chắt lọc kỹ lưỡng  giàu sức gợi, xây dựng tình huống chuyện độc đáo, miêu tả tâm lý nhân vật hấp dẫn sinh động, xây dựng tình huống truyện độc đáo. Nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công  nhân vật Tràng: “một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng vừa lại đầy khát khao và tốt bụng” như ý kiến ở đề bài đã đánh giá. Cùng viết về đề tài người nông dân nghèo vùng nông thôn, phải chịu nhiều thiệt thòi, sống cơ cực, lầm than dưới chế độ phong kiến, thực dân. Nam Cao đã gây được tiếng vang lớn với hình tượng điển hình Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên ra đời năm 1941, tức trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chí là một người hiền hậu, chất phác được dân làng Vũ Đại cưu mang. Anh cũng ước mơ có một cuộc sống bình dị như bao người “một cuộc sống nho nhỏi, chồng cày thuê, vợ dệt vải”. Chỉ vì cường quyền của chế độ phong kiến khi chưa có Đảng lãnh đạo mà đứa con tinh thần của tác phẩm đã bị chà đạp không thương tiếc. Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bần cùng dẫn đến lưu manh hóa – quy luật có tính phổ biến trong xã hội trước Cách mạng. Còn Tràng lại tiêu biểu cho người nông dân vùng nông thôn trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945). Nhìn chung, số phận của Chí Phèo đáng thương, đau khổ hơn Tràng: bị cự tuyệt quyền làm người. Ngoài những yếu tố chi phối như đề tài, cảm hứng, phong cách, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng, khuynh hướng sáng tác của mỗi nhà văn có khác nhau thì có lẽ bối cảnh ra đời của hai tác phẩm là yếu tố quyết định đến sự khác nhau trong số phận của hai người nông dân này. Tác phẩm Chí Phèo ra đời trước Cách mạng tháng Tám, đồng nghĩa với việc, số phận và cuộc đời người nông dân hoàn toàn bế tắc, không lối thoát. Không phải vậy mà Chí Phèo với bản chất vốn lương thiện đã không thể tồn tại trong xã hội ấy đó sao? Anh phải tìm đến cái chết để được làm người… lương thiện. Còn với Vợ nhặt thì khác, dù lấy bối cảnh là nạn đói năm Ất Dậu (1945) nhưng tác phẩm được viết lại vào năm 1955, tức sau Cách mạng tháng Tám. Văn học thời kỳ này phải gắn liền và phục sự cho sự nghiệp cách mạng. Do vậy, số phận của người nông dân, mà chủ yếu qua nhân vật Tràng có nhiều điểm khác biệt: Có lối thoát với kết thúc có hậu. Với Tràng, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một người nông dân với những nét phẩm chất, tính cách, trí tuệ, ngôn ngữ tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam. Với Chí Phèo, Nam Cao đã xây dựng được một nhân vật điển hình cho một tầng lớp của xã hội. Đặc biệt, thông qua hai nhân vật này, người đọc cảm nhận được tấm lòng nhân đạo cũng như sự nhìn nhận đa chiều để trân trọng vẻ đẹp con người của hai nhà văn. (Bài làm đạt điểm cao của học sinh)

Những góc nhìn mới mẻ trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (PGS. TS Đặng Thu Thuỷ)

Những góc nhìn mới mẻ trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (PGS. TS Đặng Thu Thuỷ) Nguyễn Minh Châu viết xong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tháng 8 năm 1983. Câu chuyện đã xa cách chúng ta đã hơn 30 năm, khoảng thời gian đối với mỗi đời người cũng là đáng kể. Hơn 30 năm, đã có biết bao biến thiên trong đời sống xã hội, nhưng những vấn đề mà câu chuyện đặt ra không phải đã hết tính thời sự, thậm chí còn rất thời sự; nó không phải cái “đã là” mà là cái “đang là”, là những chuyện hôm nay của chính chúng ta. 1. Chất đời từ góc nhìn xã hội Đọc Chiếc thuyền ngoài xa, nhiều người đã e ngại vì những vấn đề xã hội mà nó đặt ra. Hình như toàn một gam màu xám. Chồng chất, ngợp thở, thắt lòng! Cuộc sống bấp bênh, khốn khó; tệ nạn xã hội: rượu chè, bạo hành gia đình: chồng đánh đập vợ tàn nhẫn, con đánh bố, thậm chí còn có ý định giết bố; sự bất lực của công lí, pháp luật và cả đạo đức, nguy hiểm hơn là tình trạng bế tắc, không lối thoát… Đây là lí do để một số người cho rằng Nguyễn Minh Châu có cái nhìn bi quan, thiếu tích cực về đời sống. Bức tranh hiện thực kém phần tươi sáng này là kết quả của một sự quan sát, chiêm nghiệm về đời sống của một nhà văn “mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người”. Tình yêu ấy, với ông “vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình”. Nguyễn Minh Châu đã nhìn sâu vào hiện thực, xuyên qua màn sương mờ ảo, đẹp đẽ, mộng và thơ để nhìn ra cái thực, không ảo, không thơ, “phát giác sự vật ở cái bề chưa thấy, ở cái bề sau ở cái bề sâu ở cái bề xa” (Chế Lan Viên). Quan niệm về hiện thực phức tạp, đa diện, về cuộc đời đa đoan đa sự là quan niệm rất đáng chú ý của nhà văn ở thời điểm đó. Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra, đang là sự tương tác giữa những cái có lí và phi lí, những tất yếu và ngẫu nhiên. Bao nhiêu nghịch lí đời sống đã được phơi bày trong truyện ngắn của ông. Cuộc sống trên mặt đất và cuộc sống trên sông nước; bình yên và bão tố; nơi có cơm ăn áo mặc và nơi chỉ có xương rồng chấm muối; nơi có công lí, pháp luật điều hành và nơi chỉ có luật lệ của tự nhiên, của sông nước; một người trưởng phòng thông minh muốn có tờ lịch tĩnh vật hoàn toàn nhưng thực tế thì hình ảnh con người lại không thể tước bỏ; một nghệ sĩ săn được một cảnh biển và thuyền đẹp toàn bích thì chính từ đó lại hiện ra một cảnh tượng vô cũng xấu xí, đằng sau cái đẹp mơ mộng thi vị là những nhọc nhằn, đau thương của kiếp người; người đàn bà xấu xí lại là mẹ của một cô gái xinh đẹp; người nghệ sĩ chuyên sáng tạo nghệ thuật lại có nắm đấm rắn sắt ra trò đối với gã đàn ông vũ phu; người đàn bà bị chồng đánh đập hành hạ vô lí nhưng không muốn từ bỏ ông ta, người là nạn nhân lại luôn nghĩ mình là tội nhân, là nguyên nhân gây ra đau khổ (cái lỗi chính là đám đàn bà trên thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật); đứa con muốn bảo vệ mẹ thì lại trở thành đứa con bất hiếu; người mẹ muốn bảo vệ con, thương yêu con nhất mực thì lại trở thành nỗi đau, nỗi lo âu khắc khoải của đứa con; cái đẹp hiện hình ngay trong những nhọc nhằn thô kệch; những người nhân danh công lí, tình thương, muốn đem lại công bằng cho những kiếp nạn đau khổ lại chính là những người được giáo hoá bởi những lí lẽ của cuộc đời phàm trần. Từ đây, họ mới vỡ lẽ ra những chân lí tưởng chừng là nghịch lí của đời sống: “Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc… Là bởi các chú ko phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một cái thuyền ko có đàn ông... cũng có khi biển động sóng gió chứ... đám đàn bà hàng chài chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ ko thể sống cho mình như ở trên đất được”. Cái lí lẽ của người đàn bà từng trải khiến cho những người như Phùng, như Đẩu từ bỏ cái nhìn duy lí về cuộc đời và con người, từ bỏ những ảo tưởng về sự thay đổi dễ dàng cuộc sống của người dân khi được cách mạng giải phóng (không phải cứ bỏ chồng thì cuộc đời người đàn bà sẽ sáng sủa hơn: “Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu! Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!”. Cái nghịch lí lớn nhất là: chúng ta có độc lập tự do nhưng chưa có đủ hạnh phúc cho con người. Chừng nào, con người còn phải chật vật vì miếng cơm manh áo, chừng nào vấn đề về cái đói và miếng ăn còn là mối lo lắng hàng đầu; chừng ấy, cái đẹp và những giá trị nhân văn còn có nguy cơ bị suy kiệt. Nhà văn viết về hiện trạng ấy với một mối lo âu và hoài nghi nặng trĩu: chúng ta giải quyết nỗi lo âu ấy chỉ bằng thiện chí thì bao giờ những số phận bi kịch ấy mới tìm được lối thoát? Liệu rồi đây, thằng Phác có trở thành một người đàn ông như bố nó, chị nó có trở thành một người phụ nữ như mẹ nó, nhà nhiếp ảnh có phải quăng đi máy ảnh? Niềm vui bé mọn, ngỡ như tầm thường của người đàn bà (vui khi nhìn đàn con được ăn no) mới xót xa làm sao! Câu chuyện kết thúc bằng sự vỡ lẽ, giác ngộ của Phùng và Đẩu (sau khi nói chuyện với người đàn bà), và cũng chỉ dừng ở đó. Chiều hôm ấy, Đẩu lại kiên trì và thiện chí, đi gặp lão chồng bà ta để giáo dục răn dạy lão. Có lẽ, Đẩu cũng không làm gì hơn thế được. Những người tốt như Phùng, như Đẩu không thể giúp cho người đàn bà kia và nhiều người đàn bà khác được sống tốt hơn. Phùng còn bị ám ảnh mãi bởi hình ảnh người đàn bà như đang bước ra khỏi tấm ảnh, “Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”. Bà ta lại chìm lẫn trong cái đám đông khốn khó, nheo nhóc, như chẳng thể nào khác được. Muốn cho người ta sống cho ra con người, phải tạo ra cho họ một hoàn cảnh sống nhân đạo hơn. Tư tưởng này, Nam Cao đã trình bày từ rất sớm. Nguyễn Đình Thi cũng có lần nói: Thế nào là một xã hội nhân đạo? Một xã hội nhân đạo là một xã hội làm cho con người ta không còn đói nữa, bởi khi đói, con người nó sẽ nhe răng ra cả với nhau. Một cá nhân không thể làm được điều này. Đó là trách nhiệm của cả xã hội. Đấy cũng không chỉ là câu chuyện của ngày hôm qua mà còn là câu chuyện của hôm nay và ngày mai, cũng không phải chỉ trên dải đất này. Nguyễn Minh Châu có lần viết: khi bước ra khỏi một cuộc chiến tranh, con người ta cũng phải có đầy đủ nghị lực và bản lĩnh như khi bước vào một cuộc chiến tranh. Cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù để giành lại độc lập tự do đã kết thúc, nhưng cuộc chiến với đói nghèo, bạo lực và tăm tối thì vẫn đang tiếp tục với rất nhiều gian khó. Tuy nhiên, bên cạnh nỗi lo âu khắc khoải, mối quan hoài sâu sắc của Nguyễn Minh Châu về thân phận con người, vẫn thấy niềm tin và tình yêu - cái lẽ khiến ta có thể tiếp tục sống và hy vọng. Nguyễn Minh Châu là thế, bao giờ, khi nào cũng chan chứa yêu thương. Suốt đời, ông luôn kiên trì trên hành trình đi tìm “cái hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người”. Trước năm 75, ông đi tìm cái đẹp ấy trong chiến tranh, ông say mê biểu dương những vẻ đẹp lí tưởng, hoàn hảo; sau năm 75, ông đi tìm và phát hiện những hạt ngọc lẫn trong đất bụi đời thường- những cái đẹp nhiều người dễ dàng bỏ qua hoặc khó lòng thấy được. Ngoại trừ vẻ đẹp của thiên nhiên, tất cả những con người khốn khổ, xấu xí, thô kệch kia, dường như chả có gì đẹp cả. Nhà văn luôn lo lắng, đau đớn trước sự mai một của tính người, nhưng ông cũng luôn tin vào sự tồn tại mãnh liệt của nó. Nhân vật người đàn bà hàng chài đã mang lại rất nhiều cảm xúc trái chiều cho độc giả. Bà ta đáng thương hay đáng giận? Bà ta ngu ngốc, nhu nhược, cam chịu một cách mù quáng? Khổ thế, trách gì ai được? Đấy là cảm xúc của nhiều người khi đọc truyện ngắn này. Nhưng thực ra, người đàn bà ấy sâu sắc, trải đời hơn chúng ta. Bà ta là người trong cuộc nên thấu hiểu sâu sắc tình cảnh của mình. Lí lẽ của người đàn bà ấy là lí lẽ của đời sống, lí lẽ của trái tim. Bà ta hiểu rằng mình không thể đơn độc mà sống, nhất là khi bà ta lại có cả một đàn con. Bà ta không những không lên án, không oán hận người chồng vũ phu mà còn hàm ơn lão ta, bênh vực, cảm thông cho lão, thấu hiểu cái gốc thiện và căn nguyên của sự tha hóa của lão với tất cả sự bao dung, vị tha. Sự quảng đại của người đàn bà thô kệch, thất học thật đáng cho chúng ta phải suy ngẫm. Trước đó nhiều năm, trong một truyện ngắn của mình, Nam Cao đã viết: Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất (Lão Hạc). Ở đây, người đàn bà hàng chài đã vượt lên trên cái lẽ thông thường đó. Bà ta còn chấp nhận chịu đòn như là một cách để chia sẻ nỗi khổ cực, uất ức, dồn nén của chồng. Lớn hơn tất cả là tình thương yêu đối với những đứa con. Vì con mà bà ta có thể chịu đựng, hy sinh tất cả. Chỉ khi nhắc đến con, khuôn mặt xấu xí của mụ mới “ửng sáng lên như một nụ cười”. Tại sao để có được nụ cười, niềm vui lại khó khăn làm vậy? Hạnh phúc thật thật mong manh, khó với! 2. Từ góc nhìn sinh thái Sự khắc nghiệt của tự nhiên, những tàn dư của chiến tranh, sự đói nghèo… chính là kẻ thù của nhân tính. Con người sống giữa thiên nhiên, thiên nhiên là môi trường sống. Biết bao lần Phùng đã ngất ngây, đắm đuối, ngỡ ngàng trước cái đẹp hoang sơ, kì diệu, mộng mơ của tạo hóa. Cái vùng đất cách Hà Nội có hơn 600 km nhưng dường như chưa hề, chưa từng có sự can thiệp của bàn tay con người, tất cả đều thiên nhiên, thiên bẩm lắm. Con người sống tựa vào tự nhiên, tự nhiên là nguồn sống. Trời thương thì sống, trời bỏ thì chết. Biển yên thì nhà yên. Biển nổi giận thì bão táp mưa sa cũng dội vào từng gia đình thuyền chài. Con người sống gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, sống hay đơn thuần chỉ là sự tồn tại. Họ được sinh ra, lớn lên, ăn, ở, đi lại, rồi lại sinh đẻ… một cách rất bản năng. Những chiếc thuyền chài “chỉ liên kết với nhau chỉ trong một đêm hoặc một ngày chứ không lâu. Thường thường mỗi thuyền là một gia đình, ngoài thuyền lớn còn có một vài chiếc mủng để đi lại. Cuộc sống cứ lênh đênh khắp cả một vùng phá mênh mông. Cưới xin, sinh con đẻ cái, hoặc lúc nhắm mắt cũng chỉ trên một chiếc thuyền. Xóm giềng không có. Quê hương bản quán cả chục cây số trời nước chứ không cố kết vào một khoảnh đất nào”. Cộng sinh để tồn tại, để chống lại những cơn giận dữ của thiên nhiên, ấy là quy luật, là cách ứng xử không thể khác của họ. Người đàn bà hàng chài nhất quyết không bỏ chồng- gã đàn ông ‘man rợ, tàn bạo’ bởi cái lẽ: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Kẻ yếu thì phải dựa vào kẻ mạnh. Cái uy vũ của con thú đầu đàn có thể khuất phục tất cả những con thú khác. Nhà văn miêu tả gã chồng vũ phu đầy một vẻ hoang dã: “Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ…”, hắn chẳng khác nào một con thú lớn: “tảng lưng khum khum và vạm vỡ…, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng” (Hình ảnh chiếc thuyền vó bè (chắc hẳn của gã đàn ông kia) không thèm vào bờ trú ngụ, ngang tàng chống chọi với sóng gió phong ba, mặc kệ biển gào thét, sóng bạc đầu nổi cồn cao như núi tuyết (ở cuối truyện) là hình ảnh thuyết phục nhất, minh chứng sinh động nhất (cho lời trần tình của người đàn bà hàng chài) về sự cần thiết của một người đàn ông. Phải có đủ sức mạnh để chống chọi, để tồn tại. Phải nương tựa, gắn kết để trụ vững giữa cuộc đời đầy phong ba, dù là nương tựa bằng cách nào). Thằng bé vùng biển được miêu tả với “những món tóc vàng hoe có chỗ đỏ quạch như mớ lưới tơ đã bợt bạt đang tỏa ra mùi nước mặn che lấp gần hết khuôn trán nhỏ và cặp mắt đầy vẻ ngây thơ, lúc này chả khác nào cặp mắt của một chú hổ con từ miền rừng lạc về”. Ngay cả cô gái nhỏ, con của người đàn bà hàng chài cũng được miêu tả: “Nó mềm mại và nhanh như một con vượn đen tuyền trong bộ quần áo đen ướt rượt bó sát vào mình”. Có vẻ như cái “chất người” rất mờ nhạt. Tất cả bọn họ dường đang tồn tại trong một thế giới khác, khác đến mức khó mà nhận biết. Tác giả nhiều lần nhấn mạnh vào sự “hoang vắng”, “hoang sơ”, “mênh mông” của thế giới tự nhiên. Những đêm nằm cạnh thằng Phác, ở ngay bãi cát ven bờ phá, “mắt nhìn đăm đăm vào khoảng mờ trắng của sương đêm, cùng hồi hộp chờ một tiếng vạc rất nhỏ kêu thảng thốt trong bầu sương tít trên cao, nghe như vọng về từ một thời hồng hoang nào đó, cái thời chung quanh vùng biển này chỉ có lau lách và tiếng sóng vỗ, chưa có người”. Tự nhiên vừa cưu mang, vừa hủy hoại. Con người vừa nương tựa, vừa chinh phục nó, vừa được thanh lọc, vừa bị nó làm cho tha hóa. Ở đó, con người cũng mông muội, lắt lay như cây cỏ, đời người rồi thì cũng chảy trôi như sóng nước. Ở đó, đòn roi, thắt lưng, dao găm… là ngôn ngữ giao tiếp của người với người, tịnh không hề có những lời yêu thương. Gã đàn ông hung bạo khi đánh vợ không ghê tay cũng chỉ rên rỉ đau đớn; thằng bé con muốn cứu mẹ, nhảy xổ vào gã bố tàn độc cũng chỉ câm lặng như một người câm, người vợ khốn khổ bị đánh đập tàn nhẫn cũng không hề kêu lên một tiếng, gã bố khi bị con đánh trả liền giang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến nó lảo đảo ngã dúi xuống cát, rồi lẳng lặng bỏ đi. Họ rất ít khi nói với nhau, nếu có cất lời thì cũng chỉ là rên rỉ, là mếu máo, đau khổ. Đỉnh cao của sự tha hóa là sự nghèo khó yêu thương, sự xuống cấp về đạo đức, sự xói mòn của nhân tính: chồng bạo hành vợ, con định giết cha. Sự khắc nghiệt của tự nhiên, những tàn dư của chiến tranh, sự đói nghèo… chính là kẻ thù của nhân tính. 3️. Từ góc nhìn đạo đức Một trong những đề tài đáng chú ý được triển khai trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975 là đề tài đạo đức thế sự. Sự đổi mới quan niệm về con người: quan niệm về con người bất toàn, “con người thường xuyên không hoàn hảo”, con người là “rồng phượng lẫn rắn rết” của ông đã thức tỉnh chúng ta: cần phải có đôi mắt của tình thương, sự thấu hiểu, không thể xem xét đánh giá một dễ dãi về con người bởi con người là một thực thể phức tạp, đa diện. Đánh giá một ai đó là xấu xa hay tốt đẹp, có đạo đức hay vô đạo đức, đáng thương hay là đáng trách… thật không đơn giản. “Cuộc đời không có thánh nhân, cũng như không có một người nào mà tâm hồn hoàn toàn không thể nào cứu chữa được” (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành). Người  đàn bà hàng chài nhẫn nhục, cam chịu, gã đàn ông hung bạo, đứa bé cầm dao tấn công ông bố… cần được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều phía, không thể chỉ thuần túy ngợi ca hay phê phán… Nhà văn cũng cho rằng: “cái đẹp chính là đạo đức”. Nó cũng gần gũi với quan niệm: “Cái đẹp sẽ cứu vớt thế giới”. Trở về với thiên nhiên (hay đến với tôn giáo) là một trong những con đường quen thuộc để thanh tẩy, thanh lọc tâm hồn. Sự hào phóng, vô tư của tạo hóa cho con người cơ hội chạm tới sự toàn thiện, toàn mĩ, cho con người những “khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, dọn đường cho cảm xúc thăng hoa. Bởi vậy, hãy biết trân trọng tự nhiên, nâng niu cái đẹp! 4️. Từ góc nhìn văn chương nghệ thuật Truyện ngắn này là một luận đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Hình ảnh chiếc thuyền gần như xuất hiện xuyên suốt trong truyện kể của nhà văn. Bắt đầu từ yêu cầu của người trưởng phòng "lắm sáng kiến" đối với nhân vật xưng "tôi" - người nghệ sĩ nhiếp ảnh: "... Chúng ta sẽ mang đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập về thuyền và biển, không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật". Tiếp đó là hình ảnh chiếc thuyền "mới đóng xong vẫn còn thơm mùi gỗ lẫn mùi dầu rái", rồi tiếp theo nữa là "một nhóm chừng dăm bảy chiếc thuyền vó vừa tắt đèn" và cuối cùng tập trung vào "một chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng". "Chiếc thuyền ngoài xa" được nhà văn khắc họa rất ấn tượng: "Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu trời sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ". Hình ảnh đó mang một "vẻ đẹp thực sự đơn giản và toàn bích" - vẻ đẹp của "một bức tranh bằng mực Tàu của một danh họa thời cổ", và tất cả vẻ đẹp đó đã được nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh thu vào một tấm ảnh mà nó "được treo ở rất nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" giờ đã hóa thân thành một tác phẩm nghệ thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả những vẻ đẹp về màu sắc, đường nét, bố cục... Chiếc thuyền ngoài xa là biểu tượng về khoảng cách giữa nghệ thuật và đời sống. Dường như lâu nay, nghệ thuật, trong đó có văn chương vẫn tiếp cận đời sống ở một cự li khá xa. Ở đó, chiếc thuyền hiện ra với vẻ đẹp thơ mộng như bức ảnh tuyệt đẹp mà  nghệ sĩ Phùng chụp được. Nhưng khi lại gần, anh mới phát hiện ra bao sự thực về cuộc đời đa đoan, nhọc nhằn cay đắng của nhân sinh. Chiếc thuyền cũng là biểu tượng của đời sống hiện thực đầy bí ẩn mời gọi người nghệ sĩ khám phá, đồng cảm. Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp - đối tượng mà nghệ thuật luôn hướng tới; nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật. Phùng là một nghệ  sĩ có lương tâm nghề nghiệp, có tình yêu thiết tha với cái đẹp, không ngại khó, ngại khổ và luôn tràn đầy cảm hứng sáng tạo…, nghĩa là anh có nhiều phẩm chất của một nghệ sĩ đích thực; nhưng suýt nữa, nếu không có cái tình cờ ngẫu nhiên (cái anh gọi là tính duy tâm nghề nghiệp), thì sẽ mãi mãi anh cũng không thể nhận ra, không thể nào chạm tới được bản chất đích thực của đời sống. Trước Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nam Cao từng quan niệm "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối... Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than"(Giăng sáng). Là người đi sau, Nguyễn Minh Châu không lặp lại quan niệm đó, vẻ đẹp của "chiếc thuyền ngoài xa" là vẻ đẹp nghệ thuật thực sự chứ không hề là "ánh trăng lừa dối". Từ những vỡ lẽ của Phùng, nhà văn muốn lưu tâm chúng ta là: cần phải có cái nhìn đa chiều, phổ quát mới có thể cảm nhận hết cái gai góc, phức tạp của cuộc đời, bởi "con người thì đa đoan, cuộc đời thì đa sự". Nguyễn Minh Châu mang đến cho chúng ta một cái nhìn buồn về cuộc đời nhưng đó là một sự cảnh tỉnh cần thiết. Nó gỡ bỏ hầu hết những ảo tưởng về chuyện văn chương có thể cứu được con người, làm thay đổi cuộc đời. Bởi vì nói cho cùng văn chương cũng chỉ là thiện chí của nhà văn, nhất là khi người cầm bút không hiểu hoặc không hiểu sâu sắc về đời sống thì văn chương càng chẳng có ích gì cho cuộc đời. Người ta đã phải học cách nghi ngờ sức mạnh của văn chương để nhìn ra giới hạn của nó như Nguyễn Minh Châu. Kết luận Chiếc thuyền ngoài xa là một văn bản đa tầng và có tính mở. Cái kết lửng, mọi việc không diễn ra theo hướng chiều lòng độc giả; nhà văn tôn trọng chiều hướng vận động của đời sống, không áp đặt, không dẫn dắt ai. Ông chỉ kể một câu chuyện, còn tiếp nhận nó như thế nào là tùy vào nhu cầu, khả năng của người đọc. Mỗi góc nhìn sẽ cho chúng ta những suy ngẫm khác nhau về đời sống và con người, những gì ngỡ thật xa nhưng thực ra lại rất gần chúng ta. Theo PGS. TS. Đặng Thu Thuỷ