Hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến

Hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến

Hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến

Thơ ca viết về chiến tranh luôn dành một vị trí trang trọng để ngợi ca hình tượng người lính. Họ là những người xông pha nơi chiến trường ác liệt, đối mặt với kẻ thù nơi tuyến đầu để giành độc lập, tự do cho đất nước.

 

Trong hoàn cảnh chiến đấu dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù, không ít những người lính đã hy sinh anh dũng, nằm lại nơi chiến trường. Hình ảnh ấy đã tạc vào dáng hình đất nước và trở thành bức tượng đài bất hủ trong thơ ca kháng chiến.

Viết về chiến tranh, nơi bom đạn ác liệt, các nhà thơ của văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975 và giai đoạn sau 1975 không hề né tránh những đau thương, mất mát và đặc biệt là sự hy sinh của những người lính. Mỗi một bài thơ, một trường ca như một thước phim gieo vào lòng người đọc hình tượng người anh hùng liệt sỹ, những người mang trong mình tình yêu quê hương, mang trong trái tim mình bầu nhiệt huyết sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc thân yêu.

Hình ảnh người lính luôn là hình ảnh đẹp nhất của văn học Việt Nam. Viết về các anh là viết về những con người đã làm nên hình hài, dáng vóc thân thương của non sông gấm vóc Việt Nam. Huyền thoại về những người lính gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm của đất nước ta. Có lẽ, chưa một dân tộc nào trên thế giới lại phải gánh chịu những mất mát và khổ đau vì chiến tranh như dân tộc ta. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã khiến cho những con người Việt Nam trở nên lớn lao và kì vĩ. Khắc tạc vào thơ ca Việt Nam những tượng đài bất hủ về người lính cũng chính là những nén hương tưởng nhớ thiêng liêng mà đời đời lớp sau vẫn tri ân từ trái tim mình.

 

1. Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

(Đồng chí - Chính Hữu)

 

2. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

(Tây Tiến - Quang Dũng)

3. Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

4. Gan không núng

Chí không mòn

Những đồng chí thân chôn làm giá súng

Đầu bịt lỗ châu mai

Băng mình qua núi thép gai

Ào ào vũ bão

Những đồng chí chèn lưng cứu pháo

Nát thân nhắm mắt còn ôm

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)

5. Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:

Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.

Tên Anh đã thành tên đất nước

Ôi anh Giải phóng quân!

Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)

6. Những chiến sĩ đâm lê Núi Thành

Mắt nhìn thù sao bay rực rỡ

Rượt đuổi thù chân như chiến mã

Đâm chết thù, sức núi dồn tay

(Những dũng sỹ đâm lê Núi Thành - Phạm Hổ)

7. Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

8. Hoan hô anh giải phóng quân

Kính chào anh con người đẹp nhất

Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất

Sống hiên ngang bất khuất ở trên đời

Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi

Một dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ

Không tự ngắm mình anh chẳng hay đâu

Hỡi chàng dũng sỹ

Cả năm châu chân lý đang nhìn theo.

(Bài ca xuân 68 – Tố Hữu)

9. Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc

cỏ sắc mà ấm quá phải không em?

(Những người đi tới biển - Thanh Thảo)

10. Em tìm anh, không thể nào gặp được

Máu anh bay lên trên những lá cờ

Tóc anh xanh cây lá tự do

Mắt anh sáng bao mắt nhìn đắm đuối

(Tình ca người lính - Nguyễn Trọng Tạo)

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận