Hình tượng sông Hương - Cái nhìn mang tính phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Người viết: AT SCHOOL lúc
- Ngữ văn
- - 15 Bình luận
HÌNH TƯỢNG SÔNG HƯƠNG - CÁI NHÌN MANG TÍNH PHÁT HIỆN CỦA HOÀNG PHÙ NGỌC TƯỜNG
ĐỀ BÀI:
"Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng."
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
BÀI LÀM
“Một lần anh đến Huế thơ
Gặp cô gái đẹp say mơ giấc nồng
Sông Hương quyến rũ lạ lùng
Em choàng tỉnh giấc ngượng ngùng nhìn tôi”
Chẳng biết tự bao giờ, sông Hương – xứ Huế đã đi vào những câu ca dao, những làn điệu dân ca và trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ. Có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã chấm nghiên mực tác phẩm của mình viết về người con gái đẹp sông Hương. Nhưng nói đến thành công hơn cả, làm cho xứ Huế mộng mơ hiện lên với dáng vẻ yêu kiều của người thiếu nữ xinh đẹp, dịu dàng phải nói đến “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của cái tôi bút kí lãng mạn, trẻ trung Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có phong cách độc đáo, đặc biệt sở trường với thể loại tùy bút và bút kí. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một bài bút kí xuất sắc của cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường, thể hiện nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của ông. Đặc biệt đoạn trích miêu tả vẻ đẹp độc đáo của sông Hương ở khúc thượng nguồn.
Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết và hoàn thành tại Huế vào tháng 1/1981 khi đất nước đã hòa bình, thống nhất. Thời điểm đó nền văn học Việt Nam vẫn vận động theo quỹ đạo và quán tính của văn học chiến tranh. Bài bút kí này ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi chất sử thi và cảm hứng ngợi ca anh hùng. Bên cạnh đó ông đã nỗ lực không ngừng đổi mới cách cảm nhận, cách viết để thể hiện một cái tôi riêng, độc đáo, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau chiến tranh. Sông Hương được hiện lên qua thế giới quan của Hoàng Phủ Ngọc Tường giống như dáng vẻ của người con gái Huế, mang trong mình tâm hồn, vẻ đẹp, tính cách riêng. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã “phải lòng”, si mê trước vẻ đẹp say đắm của dòng sông Hương dịu dàng, thướt tha. Dưới ánh mắt của nhà văn, dòng sông được tái hiện hiện dưới góc nhìn địa lí, lịch sử, văn hóa, từ thượng nguồn đến đồng bằng, rồi vẻ đẹp sông Hương êm ả, nên thơ trong lòng thành phố Huế đến khi sông Hương phải nói lời chia tay Huế để tiếp tục cuộc hành trình của của mình. Đoạn trích đã khắc họa chân thực, sống động đầy chất thơ, chất trữ tình lãng mạn hình tượng sông Hương của xứ Huế cùng với cái tôi lãng mạn, hào hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đoạn trích bắt đầu bằng một câu văn rất giàu xúc cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường ghi lại ấn tượng đặc biệt về sông Hương trong tâm trí của mình. Đặc biệt tạo nên dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc về hình ảnh sông Hương “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Theo cảm nhận của tác giả thì sông Hương được xếp vào số một trong những dòng sông đẹp trên thế giới này. Vẻ đẹp của con sông không chỉ dừng lại trong lãnh thổ đất nước mà còn vượt ra khỏi không gian và thời gian. Cái tôi trữ tình đã phát hiện ra một nét riêng độc đáo chỉ có ở sông Hương. Nếu như những dòng sông khác chảy qua nhiều tỉnh thành, cũng có những dòng sông nối liền giữa các quốc gia, biên giới, lãnh thổ thì chỉ có “sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Sông Hương chảy bao bọc xứ Huế trở thành gương mặt, linh hồn của nơi đây. Nhắc đến xứ Huế không thể không nhắc đến dòng sông Hương. Nhắc đến tình yêu dành cho xứ Huế lại càng không thể thiếu tình yêu dành cho người con gái đẹp sông Hương. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gửi vào lời văn của mình những xúc cảm xao xuyến, bâng khuâng, lòng ngợi ca và tình yêu sâu lắng với sông Hương, với xứ Huế thân thương quê mình. Vẻ đẹp súc tích, tài hoa của cái tôi bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường gói trọn trong câu văn mở đầu đoạn trích tựa như một giai điệu ngân vang xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.
Quan sát sông Hương từ góc nhìn địa lí, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc họa vẻ đẹp sông Hương ở nơi thượng nguồn. Nhà văn đã đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện, bao quát toàn cảnh độ dài, độ rộng, chiều sâu của gương mặt và tâm hồn sông Hương. Bằng một câu văn dài ở phần đầu đoạn trích đã làm sống dậy vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình của sông Hương. “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng”. Câu văn dài tựa như độ dài của dòng sông Hương giữa lòng Trường Sơn ngân vang cùng cảm xúc êm ái trào dâng giữa lòng tác giả. Có lẽ khi viết câu văn dài như vậy mới có thể chứa đựng được những giai điệu tâm hồn và trái tim chan chứa tình yêu của nhà văn với lòng say đắm, thiết tha dòng sông Hương. Nhịp câu văn nhanh, dồn dập cùng với việc sử dụng một loạt động từ mạnh, các tính từ gợi hình, gợi tả làm hiện lên sông Hương với hình ảnh một cô gái vừa dứt khoát, mạnh mẽ nhưng cũng tràn đầy vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng, thướt tha. Người con gái trẻ trung, tràn đầy sức sống ấy khiến bao người tìm kiếm, bao người say đắm muốn ngắm nhìn vẻ đẹp vô cùng thơ mộng của dòng sông Hương. Từ hình ảnh đến ngôn ngữ, nhịp điệu của câu văn đều chan chứa những điệu nhạc biến sông Hương thành một bản tình ca ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Lối sử dụng ngôn ngữ tài hoa, cách viết câu văn độc đáo, giàu chất thơ, chất trữ tình lãng mạn bay bổng chỉ tìm thấy duy nhất ở ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nếu như viết về hình ảnh sông, thì Nguyễn Tuân chọn hình ảnh Sông Đà với nét tính cách dữ dội, hùng vĩ mà thơ mộng thì Hoàng Phủ Ngọc Tường nghiêng tả về đường nét và màu sắc làm hiện lên nét tính cách và vẻ đẹp của dòng sông. Mỗi nhà văn đều có những cách thể hiện độc đáo trong việc miêu tả vẻ đẹp dòng sông quê hương, đất nước mình in đậm cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn.
Tiếp nối những dòng cảm xúc về sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát huy trí liên tưởng, tưởng tượng của cái tôi nội cảm giàu chất tài hoa phóng khoáng cùng với nghệ thuật nhân hóa để miêu tả dòng sông Hương giữa lòng Trường Sơn, sông Hương “đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Bằng lối so sánh và trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã hóa sông Hương thành người thiếu nữ Di-gan với nét tính cách phóng khoáng, man dại, hồn nhiên, trẻ trung, tự do, trong sáng. Tuy nhiên đó mới chỉ là sự khám phá sông Hương ở vẻ đẹp bên ngoài, càng khám phá bề sâu càng hiện rõ những vẻ đẹp kì thú, bất ngờ của sông Hương. Khi ra khỏi rừng già, thoát khỏi sự chế ngự bấy lâu nay, sông Hương như biến đổi, thoát xác, “nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Từ một người thiếu nữ xinh đẹp giờ đây sông Hương đã trở thành người mẹ dịu dàng, trí tuệ mang trong mình dòng chảy của nền văn hóa xứ Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hướng người đọc vào bề sâu văn hóa của dòng sông Hương. Vẻ đẹp ấy đã khiến cái tôi trữ tình phải thốt lên lời bình “Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Sông Hương thật đẹp, thật trữ tình làm sao! Sông Hương gắn bó cùng xứ Huế cũng như gắn bó với lịch sử văn hóa nơi đây, cùng trải qua biết bao gian truân, thăng trầm để lưu giữ vẻ đẹp trường tồn, bí ẩn của mình. Dòng sông không hề bộc lộ, phô ra những nét đẹp tâm hồn mà cất giấu đi chiếc chìa khóa mở cánh của tâm hồn mình, chờ đợi những người thật lòng yêu và si mê trước vẻ đẹp của sông Hương. Nhà văn đã yêu say đắm và hiểu rõ những nét đẹp sông Hương không chỉ gương mặt mà còn yêu cả tính cách, tâm hồn, cũng như hiểu rõ người con gái mình yêu, người con gái của xứ Huế mông mơ vô cùng tình tứ, lãng mạn. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hướng cảm nhận của người đọc về sông Hương không chỉ với vẻ đẹp gương mặt của thành phố Huế mà còn cả vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn, văn hóa xứ sở quê hương. Dòng sông Hương của xứ Huế đã chảy vào bao áng văn thơ, nhạc họa của biết bao thế hệ nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng phủ Ngọc Tường vẫn tỏa ra những nét đẹp độc lạ, kì thú, những trang văn in dấu “hoa” của cái tôi bút kí trẻ trung, lãng mạn.
Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu dòng sông Hương của xứ Huế bao nhiêu thì viết về nó càng trữ tình, nên thơ bấy nhiêu. Giọng văn khi viết về sông Hương thật nhẹ nhàng, ngọt ngào, sâu lắng hệt như những lời tỏ tình chan chứa yêu thương dành cho cô gái mình yêu. Sông Hương thật đẹp, đẹp như một người thiếu nữ của Huế mộng mơ, tự do, phóng khoáng nhưng cũng mang nét đẹp của người mẹ dịu dàng, trí tuệ, vẻ đẹp của người đã trải qua bao bão giông của cuộc đời nhưng vẫn yêu thương, ôm trọn đứa con thơ - xứ Huế của mình. Dòng sông được nhà văn khắc họa với hai nét tính cách nổi bật nhưng mang nét đặc trưng của người con gái Huế vừa mạnh mẽ, sôi nổi, bản lĩnh vừa đằm thắm, dịu dàng. Dòng sông ấy trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm thì mang dáng vóc của người thiếu nữ, nhưng khi ra khỏi rừng già lại mang dáng vẻ của người mẹ phù sa. Sự biến đổi linh hoạt, lớn lên theo dòng chảy của dòng sông đã làm hiện lên những nét đẹp nhất của xứ Huế và con người nơi đây. Nhà văn đã gắn dòng chảy của dòng sông với lịch sử hình thành của nền văn hóa nơi đây. Điều này chứng tỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường phải có sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ và vốn tri thức uyên bác, sâu rộng về lịch sử hình thành và tình yêu sâu sắc, tha thiết, mãnh liệt với sông Hương và xứ Huế mới có thể viết được những trang văn hay và lay động lòng người đến như vậy.
Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã bộc lộ cái tôi nội cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường với ba nét nổi bật: hướng nội, xúc tích, tài hoa. Đó là một cái tôi bút kí với năng lực quan sát tinh tế, nhạy bén, bao quát toàn cảnh, lựa chọn những chi tiết đặc sắc để ghi lại vẻ đẹp sông Hương trong từng khoảnh khắc hiếm thấy. Đoạn trích đã cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, giữa chất trữ tình và chính luận, cảm xúc và trí tuệ trong lối văn hướng nội, xúc tích đã chạm khắc vẻ đẹp của sông Hương hệt như người con gái của xứ Huế mộng mơ. Mỗi nhà văn cần có một cá tính sáng tạo riêng, một phong cách nghệ thuật độc đáo với khát vọng tỏa sáng bằng văn chương nghệ thuật mới có thể đem đến những nét riêng, đóng góp tài năng của mình cho văn học. Chính điều đó đã giúp cho Hoàng Phủ Ngọc Tường trở thành một cái tên không thể thiếu trên văn đàn khi sáng tác ở thể loại bút kí với cái tôi tài hoa, lãng mạn, trẻ trung.
Hoàng Phủ Ngọc Tường quả thực là nhà thơ của những dòng sông. Viết về sông Hương, về xứ Huế, ông viết bằng tình yêu chân thành, thiết tha. Dòng sông được hiện lên không chỉ dưới góc nhìn địa lí mà còn dưới góc nhìn bề sâu của chiều dài văn hóa lịch sử. Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là một trong những nhà văn viết kí hay nhất của nước ta. Đọc những trang văn của ông làm ta như hiểu thêm về sông Hương và xứ Huế, làm ta yêu và say đắm trước cái vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ ấy. Sông Hương vẫn mãi chảy trôi cùng năm tháng cũng như những giai điệu viết về sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường mãi mãi khắc sâu vào trái tim của những người “phải lòng” với xứ sở nơi đây!
Bình luận
Davida 29/05/2024
My site has a lot of exclusive content I've
either written myself or outsourced but it seems a
lot of it iis popping it up all over the internet without my
permission. Do you know any solutions to help prevent contebt frolm being ripped
off? I'd really appreciate it.
Heere is my website - post437357
Mitchell 28/05/2024
Also visit my blog ... http://www.ts-gaminggroup.com/member.php?93021-Irinpbu
Miranda 28/05/2024
enjoyment, as this this site conations actually pleasant funny data too.
Also visit my blog ppost Http://God.Clanweb.eu
Venetta 27/05/2024
Take a look at my web-site http://htcclub.pl/member.php/355531-Irinmae
Millard 26/05/2024
this board and I find It truly uuseful & iit helped me out much.
I hope to give somethinhg back and aid others like you helped me.
Look into myy web site http://www.glaschat.ru/
Trinidad 25/05/2024
for a related topic, your website came up, it seems too be good.
I've bookmarked it in my google bookmarks.
Hello there, just became alert tto your weblo via Google, and located that it's realkly informative.
I am going to be careful for brussels. I'll be grateful if you halpen to cotinue tbis
in future. Numrous other folks will probably be benefited out
of your writing. Cheers!
My blog post - p155942
Buck 24/05/2024
want to encourage you to definitely continue your great job, have a nice morning!
Heere is my site ... http://www.spearboard.com/member.php?u=543555
Avis 24/05/2024
info.
Check out mmy blog post; post538440
Katia 23/05/2024
this webb page, and your views are nice in favor
oof new visitors.
Feel free to visit my web blog Jannie
Emely 19/05/2024
I really like all of the points you have made.
Feel free to visit mmy site Forum.Diablosport.Com
Luca 19/05/2024
Extremely useful info specially the ultimate phase :) I handlee such info much.
I used to be seeking this cdrtain info for a very long
time. Thanks and best of luck.
my blog post new
Darcy 17/05/2024
regarding mmy presentation topic, whichh i am going tto convry in university.
Lookk at my web page Cornell
Lashawnda 16/05/2024
i am genuinely happy to read everthing at onne place.
My web blog :: http://Himeuta.org/member.php?1531956-Julilae
Ludie 19/04/2024
I would like to see more posts like this .
Also visit my web-site - post456092
Irish 03/04/2024
hard in support of his site, because here every information is quality baseed
data.
Review my site ... https://6172c0d1723bd.site123.me/