Gặp gỡ giáo viên

Thạc sĩ Ngữ Văn chia sẻ phương pháp độc quyền giúp chinh phục điểm 9+ trong kì thi tốt nghiệp THPT

Thạc sĩ Ngô Minh Hương hiện đang là giáo viên dạy Ngữ văn tại AT School. Sau hơn 𝟐𝟎 𝐧𝐚̆𝐦 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 luyện thi Ngữ văn TN THPT, ĐGNL và chuyên luyện thi cho học sinh dự thi vào các trường đại học hàng đầu Việt Nam, dự thi các trường 𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐚𝐧, 𝐐𝐮𝐚̂𝐧 đ𝐨̣̂𝐢 cô Minh Hương đã đúc rút phương pháp giải mã đề thi môn Ngữ văn giúp các em học sinh chinh phục điểm 8+, 9+ trong kì thi TN THPT. Đó chính là phương pháp TTKh - phương pháp độc quyền của cô Minh Hương.Vậy TTKh là gì? Cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao? Trong bài viết này, cô Minh Hương sẽ chia sẻ cho các em học sinh.1. Phương pháp TTKh là gì? TTKh là viết tắt của “tìm từ khoá”. Từ khoá là từ ngữ quan trọng có ý nghĩa then chốt, quyết định xem học sinh có hiểu đề bài hay không.Khi nhận đề bài, học sinh cần gạch chân vào những từ khoá. Thao tác đó giúp học sinh xác định đúng và trúng vấn đề, không bị sai sót hay lạc đề.Để trả lời cho câu hỏi “tìm từ khoá” như thế nào, học sinh phải đọc thật kỹ đề bài rồi tự đặt câu hỏi: Đề bài yêu cầu gì? Thao tác đó chính là tìm từ khoá (TTKh). 2. Cách sử dụng TTKh hiệu quảPhần Đọc hiểu: từ khoá là yêu cầu trong các câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ có một hoặc nhiều yêu cầu.Phần Nghị luận xã hội: từ khoá bao gồm những cụm từ như “sự cần thiết”, “ ý nghĩa” , hoặc “tầm quan trọng”… của một vấn đề nào đó. Vấn đề chính là từ khoá cần nghị luận. Phần Nghị luận văn học: từ khoá thường là tên tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. Các em học sinh cần nắm chắc lí luận văn học để xác định đúng từ khoá.Vì vậy, khi xác định được từ khoá quan trọng, học sinh sẽ dựa trên những từ khoá ấy để phát triển ý trong quá trình làm bài đảm bảo các tiêu chí: Đúng - Trúng - Đủ ý.Tại lớp học TTKh của cô Minh Hương, học sinh sẽ được hướng dẫn giải mã một số từ khoá quan trọng trong phần Nghị luận xã hội. Những từ khoá đó bao gồm những vấn đề mang tính xã hội, thời sự được cập nhật hàng ngày có thể xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT trong các năm vừa qua. Phần nghị luận văn học, sau mỗi tác phẩm, cô Minh Hương sẽ giúp học sinh tổng kết những từ khoá quan trọng cần nắm chắc.Trên đây là những chia sẻ của cô Minh Hương về phương pháp độc quyền TTKh. Mong rằng phương pháp này có thể giúp các em học sinh tự tin ôn thi và chinh phục điểm thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Nếu các em học sinh có bất kì thắc mắc nào về phương pháp TTKh hãy kết nối với cô Minh Hương qua: Fanpage: Học văn cô Minh HươngGroup: Ôn thi KHXH (Văn - Sử - Địa)Youtube: AT SchoolTikTok: Học Văn cô Minh Hương

Tìm hiểu phương pháp KKGG của Tiến sĩ Lan Hương đã giúp nhiều học sinh đạt điểm 10 Lịch sử trong kì thi TN THPT

Lịch sử là một môn học quan trọng đối với các em học sinh thi khối C, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức nền tảng vững chắc. Tuy nhiên, nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc học môn này, đặc biệt là khi làm bài thi trắc nghiệm.Với mong muốn giúp học sinh chinh phục môn Lịch sử, Tiến sĩ Ngô Thị Lan Hương - giáo viên Lịch sử tại AT School đã nghiên cứu và phát triển phương pháp độc quyền - KKGG. Trong bài viết này sẽ giúp học sinh tìm hiểu rõ hơn về phương pháp KKGG.KKGG là là viết tắt của “KHOANH KHOANH GẠCH GẠCH”, được áp dụng khi làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử, giúp học sinh phân tích đề và đưa đến lựa chọn đáp án hiệu quả nhất.Về chi tiết, phương pháp KKGG được hiểu như sau:K là KHOANH MỐC THỜI GIAN: nhìn thấy mốc thời gian trên câu hỏi sẽ khoanh tròn để biệt khu kiến thức và tìm dữ kiện trong bộ nhớ. Trong đó,+ K1 là MỐC THỜI GIAN BẰNG SỐ: dễ nhìn thấy và học sinh sẽ khoanh tròn.Ví dụ: năm 1930, ngày 1/10/1949, trong những năm 60 của thế kỷ XX... Học sinh sẽ thấy ngay trên câu hỏi và thao tác khoanh tròn.Nguồn: sách KKGG - Kỹ thuật phân tích câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử + K2 là MỐC THỜI GIAN BẰNG CHỮ: học sinh sẽ khoanh tròn.Ví dụ: trong câu hỏi "Sự kiện nào sau đây diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai?" thì mốc thời gian cần khoanh tròn là "sau Chiến tranh thế giới thứ hai".Lưu ý: song song với việc khoanh mốc thời gian trên câu hỏi, ở phần đáp án học sinh nên viết mốc thời gian sang bên cạnh để thao tác loại trừ đáp án sai.Ví dụ:Nguồn: sách KKGG - Kỹ thuật phân tích câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử G là GẠCH TỪ KHÓA; có 2 loại từ khóa cần gạch:+ G1 là TỪ KHÓA ĐÚNG: xuất hiện trên câu hỏi và đáp án đúng. Chỉ cần tìm và gạch chân đủ và đúng từ khóa học sinh sẽ ra đáp án đúng.+ G2 là TỪ KHÓA SAI: xuất hiện trên đáp án sai và gạch chéo. Với những câu hỏi khó, học sinh có thể loại trừ đáp án bằng cách tìm từ khóa sai và gạch chéo.Lưu ý: trong quá trình tìm từ khóa nên ghi lại những nội dung kiến thức liên quan sang bên phải của các đáp án trả lời. Có thể thực hiện trực tiếp trên đề thi hoặc trên giấy nháp.Ví dụ:Nguồn: sách KKGG - Kỹ thuật phân tích câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử Đây là phương pháp được đúc kết sau nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy môn Lịch sử của Tiến sĩ Lan Hương, được hàng ngàn học sinh áp dụng trong quá trình làm bài và đạt kết quả cao. Nhờ KKGG mà các em học sinh đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong kì thi TN THPT năm 2023. Đặc biệt, học sinh cô Hương “sở hữu” 94 trong tổng số 789 điểm 10 Lịch sử cả nước.Tuy nhiên, muốn áp dụng phương pháp KKGG học sinh phải đi từ kiến thức. Nếu không chắc kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, các em học sinh sẽ không thể phân tích được đề. Kiến thức này lấy sách giáo khoa làm trọng nhưng không phải tất cả kiến thức trong sách đều cần phải đào sâu, từ câu 32 trong đề thi các em học sinh sẽ thấy điều đó.Ngoài ra, còn có rất nhiều giáo viên đã được cô Hương chia sẻ về phương pháp này. Mong các thầy cô giáo có thể áp dụng hiệu quả vào việc giảng dạy môn Lịch sử.Tất cả hướng dẫn chi tiết và bài tập áp dụng phương pháp KKGG đã được cô Hương biên soạn trong cuốn sách KKGG - Kĩ thuật phân tích câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử. Nếu các em học sinh có bất cứ thắc mắc nào về phương pháp KKGG hay muốn tham gia khóa học của cô Hương để được tìm hiểu và sử dụng thành thạo KKGG, các em hãy liên hệ qua:Fanpage: Lịch sử cô HươngTikTok: Lịch sử cô Hương Youtube: AT School

Học tiếng Anh hiệu quả với phương pháp xoắn ốc của cô Amy

Đã bao giờ các bạn gặp phải những vấn đề này khi học Tiếng Anh:Nhanh quên, nhầm lẫn kiến thức?Không nhớ hết kiến thức, thấy kiến thức quá nhiều, quá khó?Tập trung ngữ pháp thì quên từ mới mà tập trung học từ mới thì lại quên ngữ pháp? ...Đây có lẽ là vấn đề chung mà nhiều bạn học sinh gặp phải khi học sinh.Nghiên cứu từ thực tiễn học và sử dụng tiếng Anh của rất nhiều thế hệ học sinh cũng như từ chính quá trình học Tiếng Anh của mình, cô Amy nhận thấy rằng: việc học tách biệt từng nội dung ngữ pháp, từng chuyên đề thì ban đầu các bạn học sinh có thể tiếp nhận được nhưng lại quên nhanh, quá sức khi phải học nhiều nội dung, nhiều môn học cùng lúc. Vì vậy, cô Amy sẽ giới thiệu một phương pháp học tập độc quyền không chỉ áp dụng được cho bộ môn tiếng Anh mà còn cho nhiều bộ môn khác nữa. Đó chính là Methodology – phương pháp xoắn ốc. Sau hơn 10 năm kinh nghiệm ôn thi tiếng Anh trong kì thi THPT, ôn thi ĐH cũng như đào tạo giáo viên Việt Nam và giáo viên nước ngoài chuyên ngành giảng dạy Tiếng Anh, cô Amy đã nghiên cứu và phát triển phương pháp này.Ảnh: phương pháp hình xoắn ốc của cô AmyPhương pháp này dựa trên nguyên tắc dần dần và lặp đi lặp lại, củng cố các khái niệm đó theo thời gian thay vì cố gắng học cùng một lúc. Mỗi khi lặp lại chủ đề học sinh sẽ được ôn tập kiến thức cũ, đồng thời mở rộng kiến thức hoặc nâng cao trình độ kỹ năng của mình.Áp dụng phương pháp xoắn ốc trong khoá học của cô Amy như thế nào? Các chuyên đề ngữ pháp được đi từ những chuyên đề cơ bản, kiến thức thông hiểu.Lặp lại thông qua: các bài ôn tập chuyên đề, các bài kiểm tra ngắn, sau ½ khoá học, kiến thức được nâng cao ở mức vận dụng.Ngữ pháp xen với từ vựng: xây bộ khung xương nhưng vẫn bồi đắp da thịt cùng lúc. Từ vựng được đi từ hệ thống từ vựng ở cấp độ thấp rồi lên dần ở cấp độ cao, ở các chủ đề phổ biến thường gặp tới các chủ đề vĩ mô hơn.Hình thức bài tập được thay đổi liên tục có thể ở dạng tự luận hoặc trắc nghiệm, ở các dạng bài thường thấy trong đề thi chính thức.Cá nhân hoá lộ trình học tập: các bạn học sinh có thể tự xây dựng một lộ trình học tập cho mình bằng cách sau khi học hết các kiến thức cơ bản, tự bổ sung những nội dung cần được lặp lại để củng cố, ghi nhớ sâu và mở rộng. Nếu các bạn học sinh gặp khó khăn trong việc xây dựng lộ trình học tập cho mình có thể nhờ tới sự tư vấn trực tiếp từ cô Amy:Fanpage: Học Tiếng Anh cô Amy Zalo: AT SCHOOL | 21 NGÀY LẤY GỐC TIẾNG ANH - CÔ AMY Youtube: AT School

“UNBOX” PROFILE SIÊU XỊN SÒ CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH MỚI NHÀ AT SCHOOL

Chuyên mục “unbox” sẽ cùng các ATer bật mí về profile của cô giáo Amy Lương đã được giới thiệu trên bảng tin trước đó nhé. ILS Vietnam Language Center - Cô là giám đốc đào tạo chương trình liên kết giữa trung tâm Anh ngữ ILS Vietnam với hơn 30 trường học trên địa bàn Hà Nội. Chuyên gia giảng dạy Tiếng Anh cho học viên các độ tuổi, ôn thi các chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế như IELTS, TOEIC, Cambridge.10 năm kinh nghiệm Ôn thi tiếng Anh vào THPT và ĐH Đào tạo giáo viên Việt Nam và giáo viên nước ngoài chuyên ngành giảng dạy Tiếng AnhKhông chỉ là giáo viên có kinh nghiệm chuyên sâu, cô Amy còn là một cô giáo cực kỳ năng động với những hoạt động ngoại khóa ‘cực khủng’ ABG Leadership Institute _ Tháng 9 2020 – Nov 2021️ Học bổng lãnh đạo trẻ và lãnh đạo trẻ trong lĩnh vực giáo dục của Học Viện lãnh đạo ABG️  Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) - Tổ Chức Phi Chính Phủ Friedrich Naumann Việt Nam (FNF)️  Thành viên Chương trình Khoá học mùa hè dành cho lãnh đạo trẻ️  Khoá Sau đại học liên kết giữa ĐH Hà Nội và ĐH Victoria, Australia – June 2012 to April 2013️  GPA 7.86️  Giảng dạy Tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2 - TESOL

Bí quyết giành điểm 9+ của thầy giáo dạy Địa trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chỉ còn vài ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT (đợt 1) sẽ chính thức diễn ra, giữa bối cảnh của dịch bệnh Covid-19, các sĩ tử liệu đã sẵn sàng? Nếu chưa thực sự tự tin, thí sinh có thể tham khảo bí quyết giành điểm 9+ với đề thi năm nay được thầy giáo Địa lý bật mí.Năm nay, do tình hình dịch Covid ảnh hưởng đến năm học, bộ GD&ĐT đã giảm tải những một số nội dung kiến thức cho học sinh, đồng thời giảm áp lực cho các thí sinh. Chính vì vậy, sau khi công bố đề thi minh họa lần 1, bộ GD&ĐT tiếp tục công bố đề thi minh họa lần 2 với những giảm tải nhất định.Đối với những thí sinh lựa chọn môn Địa lý trong kỳ thi này, đây vẫn là giai đoạn đặc biệt quan trọng để tổng hợp kiến thức và nắm phương pháp làm bài thi tốt nhất. Trước đó, theo nhận định về đề thi minh họa lần 1, thầy giáo Đàm Thanh Tùng, tác giả cuốn sách “Xử lý nhanh trắc nghiệm Địa lý thi THPT Quốc gia” đã bật mí, môn Địa lý năm nay có những “bất ngờ lớn” dành cho các thí sinh!Lần này, nhận xét về đề thi minh họa môn Địa lý đã giảm tải, thầy Tùng đánh giá: “Các nội dung giảm tải, tự học có hướng dẫn, khuyến khích học sinh tự đọc, nằm trong Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của bộ GD&ĐT học kỳ II, năm học 2019-2020, không xuất hiện trong đề tham khảo mới nhất. Không có nội dung lớp 11. Đây là một lợi thế rất lớn dành cho các thí sinh năm nay, khi số lượng nội dung cần học được giảm bớt, phù hợp với tình hình năm học”.Thầy giáo Đàm Thanh Tùng, tác giả cuốn sách “Xử lý nhanh trắc nghiệm Địa lý thi THPT Quốc gia”. Thầy giáo trẻ đưa ra những phân tích cụ thể hơn: “Về câu hỏi kỹ năng Địa lý (Atlat, Biểu đồ, Bảng số liệu), so với các năm học trước, đề năm nay đã tăng lên 18 câu hỏi. Tuy đây không phải là nội dung khó, nhưng cần luyện tập nhiều, đòi hỏi sự cẩn thận. Chỉ riêng nội dung này đã được 4,5 điểm.Về mức độ nhận thức, tôi có một số đánh giá như sau: xét tổng thể, so với đề thi chính thức năm 2019, số lượng câu hỏi Nhận biết - Thông hiểu tăng, giảm câu hỏi Vận dụng; các câu hỏi khó, mức độ Vận dụng tập trung ở phần Tự nhiên, Dân cư. Chính vì vậy, các thí sinh cần ôn chắc kiến thức cơ bản, kết hợp với việc mở rộng, nâng cao, có sự so sánh, rút ra mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý, đặc biệt với những bạn có mục tiêu trên 9 điểm. Đối với phần Ngành kinh tế và Vùng kinh tế, câu hỏi chủ yếu là mức độ Nhận biết - Thông hiểu nên những học sinh có mục tiêu điểm số thấp hơn, có thể tập trung ôn chắc nội dung này”.Cuối cùng, tác giả cuốn sách “Xử lý nhanh trắc nghiệm Địa lý thi THPT Quốc gia” chia sẻ một vài lưu ý dành cho thí sinh ôn thi giai đoạn cuối: “Giai đoạn này, các em nên tập trung tổng rà soát một lượt kiến thức. Nắm thật chắc kiến thức, làm đề thi sẽ tự tin hơn, không học thuộc theo từng câu hỏi trắc nghiệm vì sẽ có rất nhiều khía cạnh có thể khai thác từ một nội dung đó. Học hiểu bản chất vấn đề. Không “học tủ” vì đề thi phủ rộng kiến thức, ở tất cả các phần.Có thể kết hợp làm thêm đề thi của các sở GD&ĐT, các trường, thầy cô giáo uy tín để đánh giá khả năng bản thân, thông qua đó cũng phát hiện “lỗ hổng” kiến thức để kịp thời bù đắp. Với câu sai, hãy tìm hiểu cặn kẽ vì sao mình sai? Tại sao đáp án khác đúng? Từ đó, các em sẽ hiểu bản chất câu hỏi chứ không học thuộc lòng câu hỏi”.Các sĩ tử sẵn sàng chinh phục đề thi năm nay.“Và đặc biệt lưu ý, gần sát ngày thi rồi, các em hãy chú ý giữ gìn sức khỏe! Chúc các em học sinh sẽ thật bình tĩnh, tỉnh táo trong kỳ thi tới!”, thầy Tùng nhắn nhủ.

Tiến sĩ Lan Hương bật mí cách ôn Lịch sử thi vào 10 đỡ "vất vả" và hiệu quả nhất

Trái ngược với những lo lắng ấy, theo ý kiến của giảng viên có kinh nghiệm, nếu có phương pháp hợp lý, học sinh khối Tự nhiên vẫn có thể dễ dàng làm bài thi này.Để truyền tiếp thêm động lực cho các sĩ tử năm nay, Tiến sĩ Ngô Thị Lan Hương (Trưởng bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh - trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, bật mí những bí quyết chinh phục đề thi.Phóng viên:Thưa Tiến sĩ Ngô Thị Lan Hương, Lịch sử vừa được chọn làm môn thi thứ 4 trong kỳ thi vào lớp 10 năm nay tại Hà Nội. Trong lúc nhiều phụ huynh và thí sinh đang lo lắng, cô có lời nhắn nhủ nào trước kỳ thi?Tiến sĩ Ngô Thị Lan Hương: Trước hết, thí sinh và các bậc phụ huynh nên bình tĩnh, không nên lo lắng. Các bậc phụ huynh hãy giúp các con bằng cách chia sẻ, động viên và có kế hoạch chăm sóc để đảm bảo sức khỏe cho các con trong mùa thi.Trên thực tế, tất cả các nhà trường đều lên kế hoạch ôn tập theo lộ trình cho học sinh tương đối phù hợp. Ở nhà, các thí sinh cần lên kế hoạch tự ôn tập thật khoa học, cân đối giữa các môn để có thể lĩnh hội được kiến thức được các thầy cô truyền đạt và rèn luyện khả năng ghi nhớ cũng như làm bài của mình.Phóng viên: Nhiều thí sinh vốn có thế mạnh về các môn Tự nhiên cũng khá lo lắng về môn thi thứ 4 này. Môn thuộc ban xã hội liệu có phải thử thách cho các bạn thí sinh học thiên về môn Tự nhiên, thưa cô?Tiến sĩ Ngô Thị Lan Hương: Trong quá trình dạy học Lịch sử, tôi đánh giá rất cao tư duy của các bạn học tốt ban Tự nhiên và tôi nhấn mạnh đó còn là lợi thế trong việc học môn Lịch sử. Vì từ trước đến nay, nhiều học sinh nghĩ môn Lịch sử là môn học thuộc lòng, nhiều sự kiện dài, khó nhớ. Nhưng không phải như vậy!Lịch sử cũng có các quy luật khoa học và cần có tư duy để liên kết chuỗi sự kiện; tư duy để đánh giá vấn đề đúng. Vì vậy với sự thông minh vốn có của các bạn ban Tự nhiên, tôi khẳng định, chỉ cần phương pháp học đúng, mỗi học sinh sẽ thấy học Lịch sử không hề khô khan mà còn rất thú vị. Nhiều học sinh còn rất hứng thú khi được học theo các sơ đồ tư duy - hệ thống; với các sự kiện và câu chuyện lịch sử liên quan đến bài học.Phóng viên:Tiến sĩ có gợi ý nào về nội dung ôn tập môn Lịch sử cho các thí sinh thi vào lớp 10 năm nay?Tiến sĩ Ngô Thị Lan Hương: Có thể khẳng định, với đề thi trắc nghiệm khách quan, môn Lịch sử không có trọng tâm kiến thức tập trung vào bài nào, giai đoạn nào mà dàn trải cả chương trình lớp 9.Trong đó, học sinh nên bám sát vào hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/08/2020 và của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành tại Công văn số 2786/SGDĐT-GDPT ngày 03/9/2020. Trong hướng dẫn có những phần giảm tải đã ghi rất rõ ràng từng bài.Về cơ cấu các câu hỏi trong đề thi môn Lịch sử, qua nghiên cứu đề thi chính thức năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tôi thấy đề thi có khoảng 70% câu hỏi thuộc kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000; 30% câu hỏi thuộc kiến thức phần lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000. Chính vì vậy, các thí sinh có thể tập trung nhiều thời gian ôn tập hơn cho phần Việt Nam nhưng cũng không thể bỏ qua phần lịch sử thế giới.Đề thi cũng có 3 cấp độ Nhận biết, Thông hiểu và Vận dụng, trong đó, nội dung tập trung chủ yếu ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu, chỉ có khoảng 4 - 5 câu ở mức độ Vận dụng để phân hóa cao học sinh. Do vậy, chỉ cần nắm chắc kiến thức chương trình lịch sử lớp 9, các thí sinh có thể chinh phục được bài thi môn Lịch sử.Phóng viên: Để giúp các thí sinh thêm tự tin trong kỳ thi sắp tới, Tiến sĩ có thể bật mí một vài bí quyết ghi nhớ và làm bài thi?Tiến sĩ Ngô Thị Lan Hương: Để đỡ “vất vả” hơn trong quá trình ôn tập Lịch sử và có thể đạt điểm cao trong kỳ thi vào cuối tháng 5/2021, các thí sinh có thể ôn thi theo lộ trình, dựa vào một số bí quyết làm bài hiệu quả dưới đây:Trước hết, trong quá trình ôn thi, các bạn nên cố gắng học chắc kiến thức. Phương pháp học ở đây rất quan trọng, nhất là tự học. Ở nhà, các bạn nên lập kế hoạch cụ thể, dành khoảng 45 phút (tương ứng với 1 tiết học trên lớp) để tự học ở nhà và đặt rõ mục tiêu hôm nay mình phải hoàn thành bài học này. Trong đó, các bạn cũng nên hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy; kết hợp làm hệ thống trắc nghiệm từng bài để vừa học vừa thực hành.Bên cạnh đó, các bạn nên học cách phân tích câu hỏi trắc nghiệm trước khi lựa chọn đáp án. Trên thực tế, tôi thấy nhiều học sinh khi gặp đề thi trắc nghiệm chỉ đọc đề (có bạn dùng nháp liệt kê kiến thức theo trí nhớ), sau đó khoanh đáp án vào đề rồi tô vào phiếu trắc nghiệm. Nhưng đó đang là phương pháp không thực sự hiệu quả. Nếu biết cách phân tích đề, các thí sinh hoàn toàn có thể tự tin khẳng định và lựa chọn đáp án đúng.Tôi gợi ý cách phân tích như sau, các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi, thực hiện thao tác khoanh mốc thời gian và gạch từ khóa. Việc khoanh mốc thời gian là để kết nối sự kiện lịch sử với trí nhớ; mốc thời gian thay đổi sẽ là một sự kiện khác và nhiều bạn rất hay nhầm. Gạch chân từ khóa trên câu hỏi và các đáp án: Xác định từ khóa trên câu hỏi trước và gạch chân sẽ giúp các bạn tìm được đáp án đúng trong phần trả lời. Trong các đáp án có những từ khóa sai, các bạn có thể gạch chéo để loại trừ, như vậy cũng sẽ tìm ra đáp án đúng với những câu hỏi khó.Đây có thể coi là phương pháp riêng rất hiệu quả của tôi trong quá trình nghiên cứu về sư phạm và giảng dạy lịch sử.Chúc các thí sinh năm nay ôn thi và làm bài thi môn Lịch sử thật tốt, đỗ vào các trường Trung học phổ thông theo nguyện vọng!Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!