Tìm hiểu phương pháp KKGG của Tiến sĩ Lan Hương đã giúp nhiều học sinh đạt điểm 10 Lịch sử trong kì thi TN THPT

Tìm hiểu phương pháp KKGG của Tiến sĩ Lan Hương đã giúp nhiều học sinh đạt điểm 10 Lịch sử trong kì thi TN THPT

Lịch sử là một môn học quan trọng đối với các em học sinh thi khối C, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức nền tảng vững chắc. Tuy nhiên, nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc học môn này, đặc biệt là khi làm bài thi trắc nghiệm.

Với mong muốn giúp học sinh chinh phục môn Lịch sử, Tiến sĩ Ngô Thị Lan Hương - giáo viên Lịch sử tại AT School đã nghiên cứu và phát triển phương pháp độc quyền - KKGG. Trong bài viết này sẽ giúp học sinh tìm hiểu rõ hơn về phương pháp KKGG.

KKGG là là viết tắt của “KHOANH KHOANH GẠCH GẠCH”, được áp dụng khi làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử, giúp học sinh phân tích đề và đưa đến lựa chọn đáp án hiệu quả nhất.

Về chi tiết, phương pháp KKGG được hiểu như sau:

K là KHOANH MỐC THỜI GIAN: nhìn thấy mốc thời gian trên câu hỏi sẽ khoanh tròn để biệt khu kiến thức và tìm dữ kiện trong bộ nhớ. Trong đó,

+ K1 là MỐC THỜI GIAN BẰNG SỐ: dễ nhìn thấy và học sinh sẽ khoanh tròn.

Ví dụ: năm 1930, ngày 1/10/1949, trong những năm 60 của thế kỷ XX... Học sinh sẽ thấy ngay trên câu hỏi và thao tác khoanh tròn.

Nguồn: sách KKGG - Kỹ thuật phân tích câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử

+ K2 là MỐC THỜI GIAN BẰNG CHỮ: học sinh sẽ khoanh tròn.

Ví dụ: trong câu hỏi "Sự kiện nào sau đây diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai?" thì mốc thời gian cần khoanh tròn là "sau Chiến tranh thế giới thứ hai".

Lưu ý: song song với việc khoanh mốc thời gian trên câu hỏi, ở phần đáp án học sinh nên viết mốc thời gian sang bên cạnh để thao tác loại trừ đáp án sai.

Ví dụ:

Nguồn: sách KKGG - Kỹ thuật phân tích câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử

G là GẠCH TỪ KHÓA; có 2 loại từ khóa cần gạch:

+ G1 là TỪ KHÓA ĐÚNG: xuất hiện trên câu hỏi và đáp án đúng. Chỉ cần tìm và gạch chân đủ và đúng từ khóa học sinh sẽ ra đáp án đúng.

+ G2 là TỪ KHÓA SAI: xuất hiện trên đáp án sai và gạch chéo. Với những câu hỏi khó, học sinh có thể loại trừ đáp án bằng cách tìm từ khóa sai và gạch chéo.

Lưu ý: trong quá trình tìm từ khóa nên ghi lại những nội dung kiến thức liên quan sang bên phải của các đáp án trả lời. Có thể thực hiện trực tiếp trên đề thi hoặc trên giấy nháp.

Ví dụ:

Nguồn: sách KKGG - Kỹ thuật phân tích câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử

Đây là phương pháp được đúc kết sau nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy môn Lịch sử của Tiến sĩ Lan Hương, được hàng ngàn học sinh áp dụng trong quá trình làm bài và đạt kết quả cao. Nhờ KKGG mà các em học sinh đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong kì thi TN THPT năm 2023. Đặc biệt, học sinh cô Hương “sở hữu” 94 trong tổng số 789 điểm 10 Lịch sử cả nước.

Tuy nhiên, muốn áp dụng phương pháp KKGG học sinh phải đi từ kiến thức. Nếu không chắc kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, các em học sinh sẽ không thể phân tích được đề. Kiến thức này lấy sách giáo khoa làm trọng nhưng không phải tất cả kiến thức trong sách đều cần phải đào sâu, từ câu 32 trong đề thi các em học sinh sẽ thấy điều đó.

Ngoài ra, còn có rất nhiều giáo viên đã được cô Hương chia sẻ về phương pháp này. Mong các thầy cô giáo có thể áp dụng hiệu quả vào việc giảng dạy môn Lịch sử.

Tất cả hướng dẫn chi tiết và bài tập áp dụng phương pháp KKGG đã được cô Hương biên soạn trong cuốn sách KKGG - Kĩ thuật phân tích câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử. 

Nếu các em học sinh có bất cứ thắc mắc nào về phương pháp KKGG hay muốn tham gia khóa học của cô Hương để được tìm hiểu và sử dụng thành thạo KKGG, các em hãy liên hệ qua:

← Bài trước Bài sau →