Khả năng phát triển ngành chăn nuôi gia súc Trung du và miền núi Bắc Bộ

Khả năng phát triển ngành chăn nuôi gia súc Trung du và miền núi Bắc Bộ

Chăn nuôi gia súc là một ngành kinh tế quan trọng của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019, hơn một nửa đàn trâu cả nước tập trung ở vùng (1,4 triệu con,chiếm 56,3%đàn trâu cả nước), đàn bò có 990,1 nghìn con (chiếm 17,5% đàn bò cả nước).Chưa kể còn các vật nuôi khác như: lợn, ngựa, dê,…

Cơ sở nào để Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển mạnh hoạt động chăn nuôi gia súc? Hôm nay, thầy Tùng mới các em tìm hiểu.

Cơ sở thức ăn

-Thức ăn tự nhiên: Vùng có nhiều đồng cỏ, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600–700m như: Mộc Châu, Sơn La… Các đồng cỏ tuy không lớn nhưng có thể phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Nơi đây có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho đồng cỏ tươi tốt quanh năm. Để đảm bảo nguồn thức ăn,vùng cần cải tạo chất lượng các đồng cỏ, sử dụng các giống cỏ có năng suất cao, chịu hạn, chịu rét tốt. Đồng thời, cần mở rộng diện tích trồng cỏ, có thể chuyển diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn gia súc.

-Thức ăn ngành trồng trọt: các khu vực trồng cây lương thực quy mô lớn của vùng như Điện Biên, Nghĩa Lộ,… do giải quyết tốt lương thực cho người nên nông nghiệp có điều kiện phát triển theo hướng đa dạng hóa. Một mặt, đây là nguồn cung thức ăn cho gia súc, đặc biệt là đàn lợn. Đồng thời, một phần diện tích đất nông nghiệp được dành cho trồng cây thức ăn cho chăn nuôi.

-Thức ăn công nghiệp: ngày càng phát triển, tạo điều kiện chăn nuôi theo hình thức hàng hóa.

Giống gia súc

-Vùng có nhiều giống gia súc nổi tiếng như:bò Mông,lợn Móng Cái, ngựa Nước Hai (Cao Bằng),… Các giống gia súc bản địa có ưu điểm chung là chống chịu giỏi các điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết có nhiều biến động, ít bị bệnh nhưng điểm hạn chế chung là năng suất thấp, chất lượng chưa cao, nhất là đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

-Trong điều kiện phát triển chăn nuôi hàng hóa,vùng đã tiến hành các hoạt động lai tạo, chọn lọc nâng cao, cải tiến năng suất, chất lượng giống bản địa. Đồng thời, sử dụng nhiều giống gia súc nhập có năng suất cao hơn như bò sữa Hà Lan, trâu Mura (Ấn Độ),…(@Địa lí thầy Tùng).

Dịch vụ chăn nuôi

-Các dịch vụ về giống, thức ăn, vật tư chăn nuôi, thú ý ngày càng được chú trọng phát triển.

-Tuy nhiên, nhìn chung, cơ sở vật chất ngành chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế. Công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ(đồng bằng và đô thị) đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.

Thị trường sản phẩm chăn nuôi

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao đã tạo ra sức mua lớn cho ngành chăn nuôi. Nhu cầu về các sản phẩm không qua giết mổ(như trứng, sữa,…) ngày càng cao.(@Địa lí thầy Tùng).

Chính sách của Nhà nước

Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành chăn nuôi gia súc (như các chương trình hỗ trợ giống, vay vốn, phổ biến kĩ thuật chăn nuôi,…).

Một số vấn đề khác

Vùng có khí hậu mùa đông lạnh, tình trạng sương muối, sương giá,…ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Ngoài ra, còn nhiều dịch bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi.Vì thế, cần có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh, thiên tai.

________________________________________

Kết nối với thầy Tùng qua:

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận