Địa lí

Địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu nước ta

 Địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu nước ta. Hướng nghiêng, hướng núi, độ cao địa hình ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam.1. HƯỚNG NGHIÊNGĐịa hình nước ta có hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam, thấp dần ra biển, tạo điều kiện các khối khí có thể tác động sâu vào trong lục địa. Kết hợp với vai trò Biển Đông, làm khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.2. HƯỚNG NÚI- Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía Bắc nhiệt độ xuống thấp.- Hướng tây bắc – đông nam:+ Dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn Đông Bắc.+ Dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió Tây Nam thổi đầu mùa hạ, đã gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên; sau khu vượt núi, các khối khí bị biến tính trở nên khô nóng cho sườn đông (ven biển miền Trung), nhiệt độ cao. Ngược lại, mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên có độ ẩm cao; sườn tây (Tây Nguyên) là mùa khô - nóng. Đây là sự đối lập mùa mưa và mùa khô giữa 2 sườn đông – tây Trường Sơn (sự phân hóa Đông – Tây).+ Dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc, tạo ra sự phân hóa Bắc – Nam.3. ĐỘ CAO ĐỊA HÌNH- Nước ta có địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới của khí hậu vẫn được bảo toàn.- Theo quy luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6 độ C. Vì vậy, những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước. Điển hình là dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ với đỉnh Panxipang cao 3143m – là khu vực duy nhất của nước ta có đầy đủ ba đai cao của khí hậu (đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi).

Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật Việt Nam

Sinh vật tiêu biểu cho khí hậu Việt Nam là các loài nhiệt đới. Trong đó có thể kể đến các loài thực vật nhiệt đới phổ biến là họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu; động vật nhiệt đới như: công, trĩ, gà lôi, vẹt, khỉ,…Bên cạnh các loài nhiệt đới của một quốc gia nằm trong vùng nội chí tuyến, khí hậu mang tính chất nhiệt đới; dưới tác động của các nhân tố vị trí địa lí, địa hình, khí hậu,… nước ta còn có các loài cận nhiệt và ôn đới. Các nhân tố này đã làm suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật Việt Nam. Hôm nay, thầy Tùng sẽ cùng các em đi phân tích cụ thể các yếu tố nhé! VỊ TRÍ ĐỊA LÍNước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật. Trước tiên là luồng Himalaya mang đến các thực vật ôn đới từ Himalay xuống, chủ yếu các loài cây lá kim. Sự xâm nhập của luồng di cư này diễn ra vào thời kì lạnh đầu kỉ Đệ Tứ. ĐỊA HÌNHĐịa hình nước ta có tính phân bậc, là cơ sở để hình thành 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi. Trong đó, ở độ cao 600 – 700m (miền Bắc) và 900 – 1000m (miền Nam) là đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, bắt đầu xuất hiện hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo.KHÍ HẬUHoạt động của khối khí lạnh phương Bắc xuất phát từ áp cao Xibia đã tạo ra một mùa đông lạnh ở miền Bắc với 2 – 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 18 độ C. Bởi vậy, bên cạnh thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ở phần lãnh thổ phía Bắc, trong rừng còn có các loài cây cận nhiệt đới như dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu; các loài thú lông dày như gấu, chồn… Ở vùng đồng bằng, mùa đông có thể trồng được cả rau ôn đới như bắp cải, su hào, cà chua,… Bên cạnh các nhân tố kể trên, hoạt động của con người cũng làm suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật Việt Nam. Chẳng hạn, việc con người đã nhập nội nhiều giống loài thực vật, động vật thuộc vùng cận nhiệt, ôn đới.

Tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến khí hậu Việt Nam

Dãy Trường Sơn kéo dài theo hướng Bắc - Nam đã tác động khá rõ đến khí hậu nước ta, làm khí hậu có sự phân hóa, đặc biệt ở khu vực miền Trung Việt Nam. Trường Sơn là dãy núi đồ sộ và dài nhất Việt Nam, trải dài từ thượng nguồn sông Cả đến cực Nam Trung Bộ. Địa hình dãy Trường Sơn gồm hai phần: Trường Sơn Bắc thuộc khu vực Bắc Trung Bộ có hướng tây bắc - đông nam và Trường Sơn Nam thuộc khu vực Nam Trung Bộ có hướng vòng cung. Hai bộ phận này ngăn cách nhau bởi dãy Bạch Mã.Độ cao trung bình của vùng núi Trường Sơn là trên 500m, có nhiều đỉnh cao như Puxailaileng (2.711m), Rào Cỏ (2.235m), Ngọc Linh (2.598m),...Dãy Trường Sơn kéo dài theo hướng Bắc - Nam đã tác động khá rõ đến khí hậu nước ta, làm khí hậu có sự phân hóa, đặc biệt ở khu vực miền Trung Việt Nam. Hôm nay, thầy Tùng mời các em tìm hiểu về tác động của địa hình dãy núi này đến khí hậu Việt Nam.1. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao+ Về chế độ nhiệt: Theo quy luật thì càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C nên ở những khu vực có độ cao thấp, nhiệt độ cao hơn so với những khu vực có độ cao lớn. Ví dụ: Trạm khí hậu Đà Lạt (ở độ cao 1.000-1.500m) và Nha Trang (ở độ cao 0-50m). Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt là 18 độ C, Nha Trang là 26 độ C, chênh lệch nhau 8 độ C do Đà Lạt có địa hình cao hơn nhiều so với Nha Trang - dù nằm ở vĩ độ tương đương nhau.+ Về chế độ mưa:Những nơi cao, đón nhiều loại gió từ biển thổi vào thì có lượng mưa rất lớn như vùng núi Ngọc Lĩnh có lượng mưa trên 2.800mm/năm.Những nơi thấp, khuất gió thì có lượng mưa ít hơn như vùng thung lũng Sông Ba lượng mưa chỉ đạt từ 800 đến 1.600mm/năm hoặc thấp hơn.2. Phân hóa theo hướng sườn+ Về chế độ nhiệt:Vào mùa hạ, do nằm ở sườn khuất gió nên Duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ, chịu tác động của hiệu ứng phơn rõ rệt, nền nhiệt độ cao.+ Về chế độ mưa:Những nơi nằm ở sườn đón gió từ biển thổi vào thì có lượng mưa nhiều. Vào thời kì thu đông, ven biển miền Trung đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào nên lượng mưa trung bình năm ở đây cao, với mức phổ biến trên 2.000 mm/năm. Vào mùa hạ, Tây Nguyên nằm ở sườn đón gió mùa mùa hạ nên mưa nhiều, phổ biến là trên 2.000 mm/năm - trong khi đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn đã gây ra hiệu ứng phơn, làm ven biển miền Trung khô hạn.Những nơi có địa hình song song với hướng gió hoặc ít đón gió thì mưa ít như ở vùng cực Nam Trung Bộ vì hình dạng vòng cung của Trường Sơn Nam nên song song với hướng gió Tây Nam, Đông Bắc vì vây mưa rất ít, dưới 1000m, một số nơi khô hạn như Phan Rang chỉ đạt khoảng 600mm/năm.Như vậy, địa hình dãy Trường Sơn làm cho khí hậu có sự phân hóa theo độ cao và theo hướng sườn mà biểu hiện rõ nét nhất là ở phần miền Trung Việt Nam.

Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ Việt Nam đến điều kiện tự nhiên

Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất, toàn vẹn bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời. Hình dạng lãnh thổ đã có những ảnh hưởng tới các điều kiện tự nhiên Việt Nam. 1. Lãnh thổ kéo dài nên khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam.Lãnh thổ phần đất liền nước ta kéo dài 15 độ vĩ tuyến (điểm cực Bắc ở vĩ độ: 23 độ 23’B ở  tỉnh Hà Giang – điểm cực Nam ở vĩ độ 8 độ 34’B ở tỉnh Cà Mau).Về khí hậu: Lượng bức xạ Mặt trời/ góc nhập xạ tăng dần theo chiều từ Bắc vào Nam; gió mùa Đông Bắc suy yếu khi di chuyển vào phía Nam, lại gặp bức chắn địa hình là các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã,… làm khu vực phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào hầu như không có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.Vì vậy, phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C, trong năm có một mùa đông lạnh, kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ trung bình xuống dưới 18 độ C. Trong khi đó, phần lãnh thổ phía Nam có nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25 độ C, không có tháng nào dưới 20 độ C. 2. Lãnh thổ hẹp ngang, đường bờ biển kéo dài nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.Lãnh thổ nước ta hẹp ngang, nơi hẹp nhất theo chiều tây – đông chưa đến 50km (ở Trung Bộ), nơi rộng nhất khoảng 600km (ở Bắc Bộ). Về vị trí, lãnh thổ nằm ở rìa phìa đông của bán đảo Đông Dương, tiếp giáp với biển Đông rộng lớn với đường bờ biển dài 3260km chạy dọc từ Bắc xuống Nam. Nếu so sánh chỉ số tương quan giữa diện tích đất liền với diện tích biển của thế giới là 1 : 2,43 thì ở nước ta là 1 : 3; hoặc tương quan giữa diện tích đất liền với đường bờ biển của thế giới là 600km2 có 1km đường bờ biển thì ở nước ta chỉ cần hơn 100km2 đã có 1km đường bờ biển.Đây là đặc điểm về lãnh thổ làm các khối khí di chuyển qua biển dễ dàng ảnh hưởng sâu vào trong đất liền, khí hậu nước ta mang đặc tính hải dương.3. Lãnh thổ hẹp ngang nên sông ngòi nước ta phần lớn ngắn, nhỏ.Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển + tính chất đồi núi bị cắt xẻ của lãnh thổ nên phần lớn các sông ở nước ta chỉ là những sông nhỏ có diện tích lưu vực dưới 500km2 và chiều dài dòng chảy chưa đến 100km. Các sông thuộc loại này đa số nằm ở vùng biển, có tới 2170 sông, chiếm 92,5% tổng số sông suối của cả nước.

Địa hình Việt Nam ảnh hưởng thế nào đến sông ngòi?

Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc; sông thường nhỏ, ngắn, dốc, lượng phù sa lớn. Nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các đặc điểm ấy, đó là ĐỊA HÌNH. 1. Đồi núi bị cắt xẻ, núi lan ra biển, lãnh thổ hẹp ngang nên sông nhỏ - Sông nhỏ, ngắnĐồi núi nước ta bị cắt xẻ mạnh, lại có một số núi lan ra sát biển kết hợp với lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn các sông ở nước ta là những sông nhỏ, ngắn, có diện tích lưu vực dưới 500km2 và chiều dài dòng chảy chưa đến 100km. Các sông này đa số nằm ở vùng biển, có tới 2170 sông, chiếm 92,5% tổng số sông suối của cả nước.2. Đồi núi bị cắt xẻ, sườn dốc, quá trình xâm lược diễn ra mạnh – Tổng lượng phù sa hàng năm của sông lớnỞ vùng đồi núi nước ta, quá trình xâm thực, bào mòn bề mặt địa hình diễn ra mạnh. Sông lại bắt nguồn từ vùng đồi núi nên đã mang theo một lượng đất đá lớn, làm cho sông ngòi nước ta giàu phù sa, bình quân đạt khoảng 200 triệu tấn/ năm, trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/ năm, chiếm 60%; sông Mê Công 70 triệu tấn/ năm, chiếm 35%. Điều này cũng góp phần tạo điều kiện cho đồng bằng mở rộng ra phía biển.3. Theo hướng cấu trúc địa hình (Tây Bắc – Đông Nam, Vòng cung) – Sông chảy theo hướng núiTheo hướng cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phần lớn các sông ngòi ở nước ta chảy theo hướng tây bắc – đông nam, tiêu biểu như: sông Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình,…Bên cạnh đó, nước ta còn có các khu vực đồi núi có hướng vòng cung nên tạo ra mạng lưới sông có dạng hình nan quạt, khả năng tập trung nước rất nhanh. Điển hình như: sông Thao, sông Đà, sông Lô gặp nhau ở Việt Trì.4. Địa hình có tính phân bậc, tương phản giữa đồng bằng và miền núi – Sông có dự thay đổi: khúc êm đềm – khúc dữ dộiĐịa hình nước ta có sự tương phản giữa miền núi và đồng bằng, lại có tính phân bậc rõ rệt nên sông ngòi có sự thay đổi đột ngột khi đi từ thượng lưu về phía hạ lưu; trên một dòng sông có khúc chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh, sông đào lòng dữ dội. 

Vì sao sông ngòi Trung Bộ lũ lên nhanh và đột ngột?

Sông ngòi Trung Bộ thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập. Lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão lớn. Mùa lũ tập trung vào cuối năm từ tháng 9 – 12 (4 tháng), đỉnh lũ là tháng 11. Tại sao sông ngòi ở Trung Bộ lũ lên nhanh và đột ngột? Cùng thầy Tùng tìm hiểu nhé! - Do đặc điểm hình thái của sông ngòi ở Trung bộ: Sông ngòi thường chảy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc tây - đông, bắt nguồn từ Trường Sơn đổ ra biển. Địa hình hẹp ngang, dốc nên sông ngòi thường nhỏ, ngắn và dốc. Vào các tháng mùa mưa, với cường độ mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn nên tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn, lũ tập trung lên rất nhanh và đột ngột.- Từ vùng núi dốc đổ xuống biển, khi đến vùng thấp trũng, ở giữa các đồng bằng duyên hải sông uốn khúc quanh co, một số sông không đổ thẳng ra biển mà đi qua vùng đầm phá thông với biển bằng một hai cửa hẹp dẫn đến thoát nước chậm, gây ngập lụt cho nhiều vùng đồng bằng.- Lũ lên nhanh đột ngột còn do tác động của con người: Rừng bị chặt phá để phát triển kinh tế làm mất độ che phủ rừng do vậy làm tăng tốc độ dòng chảy. Việc xây dựng các đập thủy điện thượng nguồn các dòng sông làm thay đổi hình thái sông ngòi và tốc độ dòng chảy nên lũ rất khó lường. Lũ lên nhanh, đột ngột lại rút chậm nên vào mùa mưa lũ thường gây ra tình trạng ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng đời sống và sản xuất của cư dân vùng.

Sự khác nhau về đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Theo miền địa lí tự nhiên, nước ta được phân chia thành 3 miền: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 1. Hướng nghiêng chung của địa hình-        Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng nghiêng chung là tây bắc - đông nam là chủ yếu.-        Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có hướng nghiêng khá phức tạp:· Đối với bộ phận núi và cao nguyên ở phía bắc: cao ở phần trung tâm, nhất là ở phía bắc (vùng núi Kon Tum – khối núi cổ Kon Tum) và phía nam (vùng cao nguyên Lâm Viên – khối núi cực Nam Trung Bộ) và thấp dần ra xung quanh.· Đối với bộ phận ở phía nam có hướng nghiêng là đông bắc - tây nam. 2. Đối với bộ phận đồi núi-        Về độ cao:· Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nhìn chung cao hơn so với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Cụ thể: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi tập trung nhiều đỉnh núi có độ cao lớn nhất nước ta với nhiều đỉnh núi có độ cao trên 3.000m (như Phan-xi-pang, Phu Si Lung) trong khi đỉnh núi cao nhất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ (đỉnh Ngọc Linh) chỉ cao 2598m.· Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc, thuộc địa máng Đông Dương nên hoạt động kiến tạo của miền này thể hiện đặc tính của miền địa máng với biên độ nâng sụt mạnh, các hoạt động uốn nếp, mắc ma diễn ra mạnh; đặc biệt trong giai đoạn Tân kiến tạo chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya, các khối núi cổ được nâng lên mạnh làm có miền này có địa hình núi cao nhất cả nước với đủ 3 đai cao.-        Độ dốc và độ cắt xẻ địa hình: miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cao hơn so với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao hơn, độ dốc lớn hơn và độ cắt xẻ cao hơn là do trong quá trình vận động địa chất của vỏ Trái Đất, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là một bộ phận của địa máng Đông Dương nên chịu tác động mạnh của hoạt động nâng lên. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chịu ảnh hưởng của khối nền cổ Kon Tum, ổn định hơn.-        Hướng núi:· Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng tây bắc - đông nam như Hoàng Liên Sơn, Tam Điệp, Trường Sơn Bắc. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là hướng vòng cung.· Do trong quá trình hình thành lãnh thổ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chịu sự quy định hướng của các khối nền cổ Phan-xi-păng (hay Hoàng Liên Sơn), Sông Mã, Pu Hoạt... có hướng tây bắc - đông nam nên các dãy núi có hướng như vậy. Trong khi đó ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chịu ảnh hưởng của khối nền cổ Kon Tum có dạng khối tròn nên hướng núi có dạng vòng cung. 3. Đối với bộ phận đồng bằng-        Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ dải đồng bằng nhỏ hẹp và có xu hướng hẹp dần khi đi vào nam (như các đồng bằng: Thanh - Nghệ Tĩnh, Bình - Trị - Thiên) do các dãy núi ăn lan ra sát biển, thềm lục địa hẹp, ít phù sa sông. Ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ngoài dải đồng bằng hẹp ven biển còn có đồng bằng Nam Bộ với diện tích lớn nhất trong số các đồng bằng ở nước ta, đồng bằng tương đối bằng phẳng, thềm lục địa rộng, nông.-        Đồng bằng Nam Bộ có tốc độ lấn biển lớn hơn so với các đồng bằng ven biển ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Đồng bằng Nam Bộ hàng năm lấn biển khoảng 60 - 80m (ở Cà Mau) còn đồng bằng ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tốc độ tiến ra biển rất chậm do thềm lục địa hẹp, ít phù sa sông.(*) Bài viết có tham khảo đề thi, đáp án kì thi HSG trường THPT chuyên Lê Thánh Tông – Hội An (Quảng Nam) năm học 2019 – 2020.

Rèn kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện tình hình khí hậu của một địa phương qua hai yếu tố: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của các tháng trong năm. Mục đích của việc rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong chương trình Địa lý lớp 7 nhằm giúp học sinh có kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa một cách thành thục; Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến thức trong và sau bài học.Cấu trúc của biểu đồ nhiệt độ và lượng mưaBiểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện tình hình khí hậu của một địa phương qua hai yếu tố: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của các tháng trong năm. Biểu đồ gồm có hai trục tung hai bên và một trục hoành. Trục tung bên phải có các vạch chia đều về nhiệt độ, tính bằng độ C (0C); trục tung bên trái có các vạch chia đều về lượng mưa, tính bằng milimet (mm). Trục hoành chia làm 12 phần, mỗi phần là một tháng và lần lượt ghi đều từ trái sang phải, từ tháng 1 đến tháng 12 bằng số hoặc chữ.Đường biểu diễn biến thiên nhiệt độ hàng năm được vẽ bằng đường cong màu đỏ nối liền các tháng trong năm. Sự biến thiên lượng mưa hàng tháng được thể hiện thông thường bằng hình cột màu xanh (hoặc đường cong màu xanh nối lượng mưa trung bình các tháng trong năm).Định lượng chỉ số nhiệt độ, lượng mưa và tham chiếu với môi trường khí hậuQua chỉ số nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng, ta biết được diễn biến khí hậu của địa phương đó như thế nào dựa vào chi tiết sau: * Về nhiệt độ:+ Trên 200C là tháng nóng.+ Từ 100C đến 200C là tháng mát (tương ứng với tháng ấm áp xứ lạnh).+ Từ 50C đến 100C là tháng lạnh (tương ứng với tháng mát mẻ ở xứ lạnh).+ Từ - 50C đến 50C là rét đậm.+ Dưới -50C là quá rét. Nếu mùa nóng vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 9 thì đó là một địa điểm ở Bắc bán cầu (Mùa nóng từ 21/3 đến 23/9). Nếu mùa nóng vào các tháng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thì đó là địa điểm ở Nam bán cầu (mùa nóng từ 23/9 năm trước đến 21 tháng 3 năm sau). Nếu địa điểm đó nóng quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ thì đó là một địa điểm ở vùng xích đạo.Nếu trường hợp trong một năm đường biểu diễn nhiệt độ nhô cao hai đỉnh (một năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh) thì địa điểm đó thuộc khu vực nội chí tuyến.* Về lượng mưa: + Trên 100mm là tháng mưa (Trung bình năm từ 1200 – 2500mm).+ Từ 50mm - 100mm là tháng khô (Trung bình năm từ 600 – 1200mm).+ Từ 25mm - 50mm là tháng hạn (Trung bình năm từ 300mm – 600mm).+ Dưới 25 mm là tháng kiệt (Chỉ có ở hoang mạc và bán hoang mạc – Trung bình năm dưới 300mm).* Tham chiếu các chỉ số nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của một địa phương thuộc kiểu khí hậu nào + Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm: Môi trường xích đạo ẩm .+ Mưa tập trung một mùa, nhiệt độ lớn hơn 200C, thời kỳ khô hạn kéo dài: Môi trường nhiệt đới + Mùa đông ấm, hè mát, mưa quanh năm và mưa nhiều vào thu đông: Môi trường ôn đới hải dương. + Mùa đông rét, hè mát, mưa nhiều vào hè: Ôn đới lục địa.+ Mưa ít, nhiệt độ cao quanh năm, đông lạnh: Môi trường hoang mạc. + Mùa hạ nóng và khô. Mùa đông không lạnh lắm. Mưa nhiều vào thu đông: Khí hậu Địa Trung Hải.Hướng dẫn học sinh kĩ năng phân tíchĐể xác định được tháng nóng nhất, cần hướng dẫn học sinh làm theo cách sau: Học sinh xác định đỉnh cao nhất của đường biểu diễn màu đỏ, đó là thời điểm nhiệt độ cao nhất. Các em cần đặt thước kẻ của mình trùng với điểm nhô lên cao nhất đó nằm ngang song song với trục hoành cắt trục tung bên phải tại một điểm. Đọc trị số nhiệt độ tại điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng cao nhất. Sau đó học sinh quay thước kẻ hạ vuông góc từ điểm đó xuống trục hoành. Đọc số chỉ tháng ở trục hoành để xác định tháng nóng nhất.Để xác định nhiệt độ tháng thấp nhất, học sinh cần tìm được điểm thấp nhất trên đường biểu diễn màu đỏ. Sau khi xác định được điểm đó, đặt thước kẻ ngang với điểm đó song song với trục hoành, cắt trục tung bên phải tại một điểm. Đọc trị số nhiệt độ ở điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng thấp nhất.Biên độ nhiệt năm được tính bằng hiệu của tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất.  Để xác định lượng mưa tháng cao nhất và tháng thấp nhất, học sinh cần tìm cột màu xanh cao nhất và cột thấp nhất. Đối với lượng mưa, dưới chân cột đã được đánh số tháng nên học sinh có thể đọc được ngay. Đặt thước lên đầu cột cao nhất hoặc thấp nhất đó, nằm ngang song song với trục hoành, cắt trục tung bên trái tại một điểm. Đọc trị số tại trục tung bên trái sẽ xác định được tháng mưa nhiều nhất hay ít nhất đó là bao nhiêu.Ví dụ:Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa theo trình tự:a. Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Biên độ nhiệt trong năm. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.b. Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa.c. Xác định kiểu khí hậu của từng trạm. Cho biết lý do.d. Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (A, B, C ) với các lát cắt thảm thực vật (D, E, F) thành từng cặp sao cho phù hợp.Trả lời:Để áp dụng thành công đề tài này vào thực tiễn dạy học Địa lý lớp 7, giáo viên phải thật sự hiểu rõ tầm quan trọng của bản đồ, biểu đồ nói chung, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa nói riêng cũng như nắm vững các phương pháp phân tích các loại biểu đồ địa lý.Yêu cầu:Đối với giáo viên:Kết hợp nhiều phương pháp dạy học với phương pháp dạy học trực quan có bản đồ, biểu đồ nhằm gây hứng thú với học sinh và giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức.Giáo viên có thể sử dụng biểu đồ nhiệt độ lượng mưa trong khi khai thác nội dung bài học, trong củng cố bài học, kiểm tra bài cũ và cả rèn luyện kĩ năng khi kiểm tra định kì.Tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh trong suốt quá trình học.Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là một thành tố quan trọng của dạy học địa lý tự nhiên song không nên quá lạm dụng sẽ dẫn đến nhàm chán và mất thời gian trong quá trình giảng dạy.Đối với học sinh:Trong quá trình học tập, học sinh cần phải tích cực hoạt động, chủ động tìm tòi và sáng tạo để quá trình lĩnh hội kiến thức có hiệu quả.Trong quá trình phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, học sinh cần khả năng liên hệ với đặc điểm môi trường về sông ngòi, thực vật có một biểu tượng sâu hơn về môi trường địa lý đang học.Học sinh phải luôn luyện tập thực hành để những kiến thức mình lĩnh hội được thành kĩ năng thuần thục trong cuộc sống.Đào Văn Tú