Địa lí

Top sách luyện thi tốt nghiệp THPT 2023 Địa lí bạn nhất định phải có

Cuốn sách luyện thi tốt nghiệp THPT 2023 Địa lí nào hiệu quả? Cuốn sách nào bao gồm đầy đủ kiến thức, hướng dẫn vẽ biểu đồ, đọc Atlat... để bạn có thể ôn thi Địa lí hiệu quả chưa? Hãy cùng AT School điểm danh các đầu sách Địa tốt nhất hiện nay nhé! 1, XỬ LÍ NHANH TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ – THẦY ĐÀM THANH TÙNG Xử lí nhanh trắc nghiệm Địa lí là cuốn sách ôn thi Địa lí bán chạy hàng đầu Việt Nam, được biên soạn bởi thầy Đàm Thanh Tùng – giáo viên Địa lí có lượng học sinh theo học nhiều nhất cả nước. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:Phần 1 – Phá từ khoá: Giải thích gần 200 TỪ KHÓA, khái niệm thường gặp trong nội dung chương trình Địa lí 12 (như: quảng canh, thâm canh, đa canh, nguyên nhân, điều kiện,...).Phần 2 – Đào kiến thức: Các kiến thức dễ nhầm lẫn được tổng hợp, hệ thống lại theo hình thức CÂU HỎI NHANH mới lạ, độc đáo giúp nhanh chóng củng cố, rà soát lại kiến thức, nâng cao điểm số.Phần 3 – Thạo kĩ năng: Tổng hợp gần 1,500 câu hỏi trắc nghiệm, được phân hóa theo bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao; có đáp án. 2, XỬ LÍ NHANH KĨ NĂNG ĐỊA LÍ – THẦY ĐÀM THANH TÙNG Xử lí nhanh Kĩ năng Địa lí là cuốn sách chuyên sâu về biểu đồ, bảng số liệu, khai thác từng trang Atlat Địa lí Việt Nam; hệ thống hơn 1000 câu hỏi trắc nghiệm luyện tập đồng thời tổng hợp những lưu ý về kiến thức, lỗi sai thường mắc phải về biểu đồ, bảng số liệu. Sách phù hợp cho học sinh, giáo viên THCS, THPT ôn thi môn Địa lí.  Nội dung sách gồm 2 phần:Phần 1 - Biểu đồ, Bảng số liệu: Hướng dẫn nhận dạng biểu đồ, đọc tên biểu đồ, xác định nội dung biểu đồ, cách nhận xét biểu đồ, bảng số liệu và bài tập vận dụng (có đáp án).Phần 2 - Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam: Hướng dẫn và phân tích chuyên sâu từng trang Atlat Địa lí Việt Nam; hệ thống hơn 1000 câu hỏi trắc nghiệm luyện tập.3, 25 ĐỀ ĐỊA LÍ TRỌNG TÂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2022Nội dung cuốn sách bao gồm:- 25 đề được biên soạn độc quyền bởi thầy Đàm Thanh Tùng - Giáo viên dạy trực tuyến môn Địa lí có lượng theo dõi, tương tác lớn nhất trên mạng xã hội.- Bám sát CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA của Bộ GD&ĐT.- TẶNG THÊM: 10 ĐỀ file PDF.- Livestream chữa đề chi tiết.- Nhóm Zalo, Facebook hỗ trợ giải đáp thắc mắc, thảo luận câu hỏi. Sách được xây dựng nhằm giải quyết những khó khăn trong giai đoạn luyện đề như: luyện đề không có chiến lược, hay sai vặt ở những câu dễ; mất quá nhiều thời gian để giải đề, luyện đề mãi điểm không tăng; làm phải đề kém chất lượng, tâm lí khoanh bừa;…4, ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM   Bản đồ là phương tiện giảng dạy và học tập điạ lý không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Cùng với sách giáo khoa, Atlat Địa lí Việt Nam là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và hệ thống giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu.Để đáp ứng nhu cầu bức thiết đó, tập Atlat Địa lí Việt Nam gồm 21 bản đồ, được in màu rõ nét, liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Các bản đồ được xây dựng theo nguồn số liệu của Nhà xuất bản thống kê - Tổng cục thống kê.  

Rét đậm, rét hại là gì?

Miền Bắc đang trong giai đoạn hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc. Sự xuất hiện của gió mùa Đông Bắc đã làm nền nhiệt hạ thấp. Trong một số bản tin dự báo thời tiết, các em có thể sẽ bắt gặp thuật ngữ “rét đậm, rét hại”. Vậy rét đậm, rét hại có gì khác nhau?Thật ra việc phân biệt hai khái niệm này rất đơn giản, điểm khác nhau cơ bản nhất của chúng chính là nhiệt độ trung bình ngày, cụ thể:-        Trời lạnh là khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực dao động phổ biến trong khoảng từ 20 đến 22 độ C.-        Trời rét: Khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực dao động phổ biến trong khoảng từ 15 đến 20 độ C.-        Rét đậm là khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực dao động phổ biến trong khoảng từ 13 đến 15 độ C.-         Rét hại là khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực giảm xuống dưới 13 độ C.Đây là hai hiện tượng chủ yếu được dùng cho vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và những thuật ngữ này không áp dụng đối với vùng núi (lý do là ở vùng núi, việc xảy ra hai hiện tượng này hầu như xảy ra suốt tháng thay vì từng đợt).Trên thực tế, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam với cây lúa là cây lương thực chủ đạo. Thuật ngữ rét đậm, rét hại được sử dụng chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa học đã tính toán được rằng khi nhiệt độ trung bình ngày dưới ngưỡng rét đậm, rét hại sẽ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây lúa. Nếu rét đậm, rét hại xảy ra trong 1 ngày thì cây lúa vẫn có khả năng quang hợp và phát triển bình thường. Nếu kéo dài từ 2 ngày trở lên thì cây lúa sẽ không còn khả năng quang hợp và tự bảo vệ mình dẫn đến không còn khả năng đề kháng và bị chết.Một điều cần chú ý là nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C và 13 độ C phải gắn với hiện trạng thời tiết nhiều mây, đầy mây và có thể có mưa nhỏ khi đó mới được coi là rét đậm, rét hại. Trong thực tế vào những ngày trời quang mây về đêm nhiệt độ xuống rất thấp, nhưng ban ngày trời nắng nhiệt độ lên rất cao, nhiệt độ trung bình ngày vẫn có thể dưới 15 độ C nhưng không được coi là rét đậm.

Kho báu lớn nhất Đông Nam Á ở Việt Nam: Trung Quốc đã để mắt, nhiều lần muốn thâu tóm

Mỏ kim loại quý ở Thanh Hóa đã nhiều lần lọt vào "tầm mắt" của các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo tờ Công an Nhân dân và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Thanh Hóa được đánh giá là địa phương không có nhiều tiềm năng về quặng. Tài liệu địa chất cho thấy, chỉ có một số điểm quặng phong hóa chủ yếu để làm phụ gia ximăng. Nhưng thiên nhiên lại ban tặng xứ Thanh quặng cromit (khoáng vật oxit của crom), đây là mỏ duy nhất ở Việt Nam và là mỏ lớn nhất Đông Nam Á, với trữ lượng 22 - 25 triệu tấn.Cromit là quặng chính để sản xuất crom và hợp chất có crom. Với vai trò quan trọng trong ngành luyện kim, crôm được coi là linh hồn của các loại thép chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt. Đáng lưu ý, crom còn là kim loại có giá trị ứng dụng cao trong nhiều ngành sản xuất. Việc khai thác và sử dụng crom mang ý nghĩa quan trọng cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Crom là gì?Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), Crom (Cr) là kim loại quan trọng, có nhiều ứng dụng trong ngành kim loại, hóa chất và vật liệu chịu lửa. Crom được coi là một trong những tài nguyên chiến lược và quan trọng nhất của Mỹ. Việc sử dụng crom trong sắt, thép và hợp kim màu giúp tăng cường độ cứng và khả năng chống ăn mòn và oxy hóa. Việc sử dụng crom để sản xuất thép không gỉ và hợp kim màu là hai trong số các ứng dụng quan trọng nhất của nó. Các ứng dụng khác là thép hợp kim, mạ kim loại, bột màu, xử lý da, chất xúc tác, xử lý bề mặt và vật liệu chịu lửa.Crom là loại kim loại quan trọng.Hợp chất của crom còn được phát hiện khi khai quật Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Người ta đã tìm thấy một số những thanh kiếm với lưỡi kiếm đã được phủ bởi một lớp hợp chất crom dày 10 – 15 micromet và nó thậm chí đã bảo vệ các thanh kiếm khỏi các tác nhân oxi hóa của môi trường từ bên ngoài trong hơn 2000 năm qua. Dù người cổ đại chỉ "vô tình" sử dụng nguyên liệu có chứa crom, nhưng nó đã khiến nhiều nhà khoa học bất ngờ bởi tới đầu những năm 1900, nhân loại mới phát hiện ra kĩ thuật sử dụng crom để làm lớp chống ăn mòn cho nguyên vật liệu kim loại.Crom là được xếp là nguyên tố phổ biến thứ 21 trong vỏ Trái Đất và thường được khai thác trong tự nhiên dưới dạng quặng Cromit. Gần một nửa quặng cromit trên thế giới hiện đang được khai thác tại Nam Phi, bên cạnh đó chính là Kazakhstan, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là những khu vực sản xuất đáng kể. Khai thác quặng cromit trên thế giới (đơn vị: tấn). Nam Phi khai thác gần 1 nửa sản lượng thế giới, theo sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Phần Lan. Theo USGS, Việt Nam không có đủ số liệu để thống kê. Kim loại cứng nhất thế giớiCrom là kim loại cứng nhất trên thế giới và có độ chống trầy xước tuyệt vời. Trong thép không gỉ, hàm lượng crom chiếm ít nhất từ 10.5% trở lên. Tỷ lệ crom càng cao thì thép không gỉ càng có khả năng kháng ăn mòn và oxy hóa.Ở nhiệt độ thường, lớp crom giúp thép không gỉ hầu như không bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí, hơi nước, nước biển, axit và kiềm… Nhờ đặc tính này, đây là nguyên vật liệu được ưa thích trong công nghiệp chế tạo xe hơi, tàu thủy, dụng cụ y tế y và các chi tiết máy. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng làm các thiết bị chống ăn mòn trong các lò phản ứng, bồn đựng hóa chất hay đồ gia dụng, đồ nội thất. Mỏ cromit ở Việt NamTheo các tài liệu, sa khoáng cromit Cổ Định, Thanh Hóa được người Pháp phát hiện năm 1927 và năm 1930 bắt đầu đưa vào khai thác.Mỏ cromit Cổ Định - Thanh Hóa được khai thác từ những năm 1956. Mỏ này đã chứng kiến hơn 66 năm tồn tại và phát triển, qua nhiều giai đoạn thăng trầm: thay đổi đơn vị quản lý, thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, thay đổi đầu tư, khai thác…Hồi năm 2019, Tập đoàn Mintal (HongKong - Trung Quốc) đã tỏ ý muốn đầu tư nhà máy sản xuất Ferrochorom Carbon, thép không gỉ và kim loại màu trị giá 2 tỷ USD ở Thanh Hoá. Được biết, Mintal là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất Ferrochrom Carbon, thép không gỉ và kim loại màu. Hiện Mintal có nhà máy sản xuất các loại hình sản phẩm này tại Trung Quốc, Nam Phi và Pakistan. Tổng sản phẩm xuất khẩu các sản phẩm này trên thị trường thế giới của tập đoàn hiện đứng thứ 3 thế giới.Tuy nhiên, tới nay, vẫn chưa có thêm thông tin về dự án này.Về công nghệ sản xuất, ông Tao Jing, TGĐ Tập đoàn cho biết Mintal đang ứng dụng sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay của Phần Lan về sản xuất Ferrochrom Carbon và công nghệ sản xuất thép không gỉ, kim loại màu của Nhật Bản. Ông Tao Jing mong muốn được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa quan tâm, tạo điều kiện cho tập đoàn được xem xét tìm hiểu đầu tư Nhà máy sản xuất Ferrochrom Carbon, thép không gỉ và kim loại màu tại Khu kinh tế Nghi Sơn.Cũng trong năm 2019, theo Tạp chí Bất Động sản Việt Nam, ngày 14/6/2019, Công ty hữu hạn thương mại và công nghiệp Thanh Long Giang Tô (Trung Quốc) đã nộp hồ sơ đăng ký mua 66,67 % cổ phần của Công ty TNHH Đại Tây Dương tại Công ty cổ phần Cromit Nam Việt.Công ty cổ phần Cromit Nam Việt (trụ sở tại thông Đạt Thành, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần số 2801172029 đăng ký lần đầu ngày 23/9/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 20/12/2012.Công ty cổ phần Cromit Nam Việt đã bắt đầu hoạt động từ năm 2010. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân đơn vị phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 11/2012.Báo Đầu tư đã thẳng thắn chỉ rõ sự bết bát các dự án ferrocrom tại Thanh Hóa, trong đó nêu rõ:"Dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần Cromit Nam Việt thường xảy ra sự cố tắc lò hoặc cho ra sản phẩm có chất lượng chưa đạt yêu cầu; hàm lượng crom trong ferocrom chỉ đạt 55-58%, trong khi để xuất khẩu thì phải đạt tối thiểu 68%, dẫn đến giá bán sản phẩm thấp, kinh doanh không hiệu quả và doanh nghiệp phải đóng cửa".Theo Tạp chí Bất động sản Việt Nam, tới tháng 9/2019, tỉnh Thanh Hóa chưa có ý kiến cuối cùng về việc Công ty hữu hạn thương mại và công nghiệp Thanh Long Giang tô đề nghị mua lại 66,67% cổ phần của Công ty TNHH Đại Tây Dương tại Công ty cổ phần Cromit Nam Việt, để Nam Việt trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và triển khai thực hiện dự án nhà máy sản xuất Ferrocrom Nam Việt tại xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn.Dù vậy, có thể thấy rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có mức độ quan tâm rất lớn đến mỏ khoáng sản quan trọng tại Việt Nam.(Theo Doanh nghiệp và tiếp thị)

Lịch sử tên gọi Biển Đông và những lưu ý khi sử dụng các tên gọi khác nhau

Những tên gọi thông dụng của Biển ĐôngBiển Đông là một biển bìa lục địa, ở phía Tây Thái Bình Dương, là vùng biển nửa kín trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan, bao phủ một diện tích khoảng 3,5 triệu km2. Đây là biển lớn thứ 4 thế giới, sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập, có vị trí quan trọng về địa - chính trị, địa - kinh tế và địa - chiến lược…. của khu vực và quốc tế. Vì thế, biển Đông và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa nhiều quốc gia trong vùng, nhất là trong bối cảnh hiện nay.Vùng biển này được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tùy thuộc vào thói quen truyền thống hay xuất phát từ nhiều mục đích, động cơ khác nhau.Người Trung Quốc gọi là Nam Trung Quốc Hải và Trung Quốc Nam Hải, thường gọi tắt là Nam Hải.Người Philippines gọi là Biển Luzon, gọi theo tên hòn đảo Luzon của Philippines. Thời gian gần đây thì gọi là biển Tây Philippines.Người Việt Nam gọi là Biển Đông. Đây là tên riêng do Việt Nam dùng để gọi vùng biển này và tên gọi này đã đi vào tiềm thức, tâm khảm của người dân Việt Nam từ bao đời nay: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. Thuận bè thuận bạn, tát cạn biển Đông” (Ca dao Việt Nam), “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội; Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi” (Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi).Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, tên Biển Đông đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sử dụng chính thức trong Công hàm gửi đến Tổ chức Khí tượng Thế giới xin đăng ký thông báo tình hình khí tượng của vùng biển này, viết bằng tiếng Anh là Biển Đông Sea.Người phương Tây gọi biển này là South China Sea (tiếng Anh), Mer de Chine meridionale (tiếng Pháp), Mar da China Meridional (tiếng Bồ Đào Nha). Những tên gọi này thường được ghi trên các hải đồ của những nhà hang hải phương Tây có liên quan đến khu vực này, trong các tài liệu khoa học, pháp lý, chính trị…của các cá nhân, tổ chức quốc tế.Những lưu ý khi sử dụng tên gọi khác nhau để chỉ Biển ĐôngTên Biển Đông là tên riêng nên trong các tài liệu, hồ sơ, văn bản chính thức của Việt Nam đều viết hoa cả hai từ Biển Đông và trong các tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì thường viết là Bien Dong Sea (tiếng Anh) hay Mer de Bien Dong (tiếng Pháp). Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn thấy trong một số văn bản, ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài đã dịch tên Biển Đông là East Sea (tiếng Anh) hay Mer de l’Est (tiếng Pháp). Cách dịch này không phù hợp với văn bản chính thức của Nhà nước khi đăng ký với tổ chức quốc tế và có thể gây nhầm lẫn với vùng biển nằm ở phía Đông bán đảo Triều Tiên cũng được gọi là East Sea. Cũng cần nhấn mạnh rằng, về mặt pháp lý, tên gọi không phải là yếu tố giá trị để khẳng định chủ quyền của một quốc gia đã đặt tên cho một khu vực địa lý nào đó. Chẳng hạn: gọi là Ấn Độ Dương không có nghĩa Đại Dương này thuộc về Ấn Độ; vịnh Thái Lan không có nghĩa vịnh này là hoàn toàn thuộc về Thái Lan. Biển Đông Cho nên, dù Việt Nam gọi là Biển Đông thì người Việt Nam không bao giờ cho rằng toàn bộ vùng biển này là của Việt Nam. Tương tự, người Philippines mới đây gọi vùng biển này là Biển Tây Philippines, cũng không có nghĩa là họ muốn đòi toàn bộ vùng biển này thuộc về Philippines. Sở dĩ Philippines gọi như vậy có lẽ để đối phó với yêu sách của Trung Quốc muốn chiếm trọn Biển Đông, khi nước này đặt hơn 80% diện tích Biển Đông mà Trung Quốc gọi là (Nam Hải) trong “Đường lưỡi bò” (hay “Đường chữ U”), với lập luận rằng: Trung Quốc có “danh nghĩa lịch sử”, “chủ quyền lịch sử” và người Trung Quốc đã từng “phát hiện, sản xuất, sinh sống, đặt tên…”, vì vậy mà “quốc tế đã công nhận và gọi vùng biển này là South China Sea (biển Nam Trung Hoa)”…Có lẽ cũng vì thế mà có không ít học giả quốc tế cho rằng để tránh hiểu lầm và bị lợi dụng, nên chăng quốc tế thống nhất gọi vùng biển này là South East Asia Sea (Biển Đông Nam Á).Cho nên, đối với người Việt Nam, khi gọi tên vùng biển này thì nên thống nhất sử dụng là Biển Đông (viết hoa cả hai từ); trong các văn bản tiếng Anh thì viết là Bien Dong Sea, trong các văn bản tiếng Pháp là Mer de Bien Dong, mà không dịch là East Sea (tiếng Anh) hay Mer de l’Est (tiếng Pháp). Nếu cần cho them tên quốc tế là South China Sea trong các tài liệu nghiên cứu khoa học. Nguồn: Fanpage Midnight Talks

Đô thị hóa: động lực thúc đẩy giảm nghèo

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng là một điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam. Tác động giảm nghèo của quá trình đô thị hoá được thể hiện thông qua việc đô thị hoá đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, chuyển dịch nhanh hơn theo cơ cấu công nghiệp - thương mại - dịch vụ. Quá trình dịch chuyển này đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập tại chính các đô thị, góp phần tăng thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người. 1. Đô thị hóa thúc đẩy giảm nghèo thông qua tạo thêm việc làm mới, gia tăng thu nhập cho người dân.Đô thị hóa xuất hiện đặt ra nhu cầu cung cấp lao động cho các nhà máy, các ngành dịch vụ mới và tạo cơ hội lớn giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động nông thôn. Với sự phát triển của đô thị, nhiều loại hình dịch vụ cũng xuất hiện như nhu cầu về may mặc, sản phẩm nông sản phục vụ cho đời sống hàng ngày của công nhân,... Tất cả những yếu tố đó sẽ mở ra nhiều cơ hội tạo thêm việc làm cho người dân. Các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn có khả năng tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tại Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm 0,1%, từ 2,29% năm 2016 xuống còn 2,19% năm 2020.Bảng 1. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2016-2020Đơn vị tính: nghìn ngườiNăm20162017201820192020Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên54.482,854.819,655.388,055.767,454.843,6Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi (%)2,292,222,192,172,19Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê[1]Năm 2020, Việt Nam có hơn 20,3 triệu lao động đang làm các công việc phi chính thức, chiếm tới 56,2% tổng số việc làm phi nông nghiệp trên cả nước[2]. Mặc dù phải làm việc nhiều giờ hơn trong điều kiện không phải lúc nào cũng lý tưởng nhưng thu nhập từ các hoạt động tự kinh doanh thường cao hơn so với thu nhập hàng ngày của công nhân làm việc trong khu vực chính thức (như chạy xe công nghệ, giao hàng đồ ăn nhanh….). Đô thị hóa tác động tích cực tới thu nhập của người dân, góp phần đẩy mạnh các hoạt động cung cấp dịch vụ, buôn bán trong địa bàn, giúp hình thành và phát triển các hoạt động phi nông nghiệp mới. Xét trên các yếu tố là nguồn lực đảm bảo sinh kế của người dân, bức tranh chung cho thấy đô thị hóa đã có tác động tích cực nhiều hơn tiêu cực đối với thu nhập của người dân. Theo Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam năm 2019 là 96,48 triệu người. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2019 là 54,7 triệu người, trong đó lực lượng lao động đang làm việc nông, lâm, ngư nghiệp khoảng 19 triệu người (chiếm 34,7% tổng số lao động); công nghiệp, xây dựng khoảng 16,1 triệu người (chiếm 29,4%); khoa học và dịch vụ khoảng 19,6 triệu người (chiếm 35,9%). Trong tương lai, nước ta sẽ phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, tất yếu mở rộng quy mô, phạm vi của khoa học, dịch vụ; đồng thời, khu vực nông thôn cần được công nghiệp hóa với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Về cơ bản, chuyển đổi nghề nghiệp của người dân đúng hướng, từ khu vực có năng suất thấp (nông nghiệp) sang khu vực có năng suất cao hơn (phi nông) dẫn tới thu nhập từ nguồn thu phi nông nghiệp cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây.Quá trình đô thị hóa thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị, các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng cũng trở nên phát triển hơn. Cơ sở hạ tầng hiện đại, có sức hút đầu tư mạnh trong nước và ngoài nước. GDP khu vực đô thị đạt được và đóng góp trong tổng GDP quốc gia ngày càng cao, do đó việc đầu tư cơ sở hạ tầng từ cấp quốc gia đến vùng và đô thị, nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực cửa khẩu, hải cảng lớn là nhiệm vụ được ưu tiên. Ðầu tư khu vực đô thị, nhất là các dự án xây dựng khu công nghiệp, đô thị mới, cơ sở hạ tầng đô thị thường có những tác động tích cực đến quá trình đô thị hóa. Nhờ vậy, dù trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, nước ta vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm, năm 2020 đạt 6.293,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 271 tỷ USD), gấp 1,4 lần GDP năm 2016[3]. Nếu cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng xã hội (nhà trẻ, nhà mẫu giáo, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế) đáp ứng yêu cầu phục vụ của cộng đồng dân cư sống trong các khu đô thị sẽ có tác động tích cực thúc đẩy giảm nghèo đa chiều và bền vững. 2. Đô thị hóa thúc đẩy giảm nghèo nhờ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, từ đó gia tăng thu nhập cho người dân, cải thiện tình trạng đói nghèoCác đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, chiếm tỷ trọng chi phối trong thu ngân sách, xuất khẩu, sản xuất công nghiệp. Khu vực đô thị đã thực sự trở thành động lực, đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và cả nước[4]. Hình dưới cho thấy, những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng.Hình 1: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kêBên cạnh tăng trưởng tỷ lệ đô thị hóa, các tiêu chí về tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP từ các khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch (khu vực phi nông nghiệp) chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng GDP quốc gia. Các tiêu chí này cùng với tỷ lệ đô thị hóa cao sẽ đem lại hiệu quả phát triển tổng hợp trong quá trình đô thị hóa theo hướng tích cực. Các nước có tỷ lệ đô thị hóa cao đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng khu vực đô thị và cả nước cao. Việt Nam hiện nay mới đạt khoảng 40% vào cuối năm 20206. 3. Đô thị hóa gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đạiQuá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng kéo theo các luồng di chuyển lao động, biến động về cơ cấu lao động phát triển mạnh mẽ hơn. Chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp là tất yếu, thể hiện rõ nét nhất trong việc lao động nông thôn chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.Hình 2: Cơ cấu lao động đang làm việc theo 3 nhóm ngành kinh tế, giai đoạn 2017-2020Nguồn: Tổng cục thống kê 2020Năm 2020, lao động trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 33,1% giảm 7,1 % so với năm 2017. Ngược lại, khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 5% so với năm 2017, khu vực Dịch vụ tăng 2% so với năm 2017. So với năm 2019 đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ, đưa tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 30,8%, cao nhất kể từ năm 2017 đến nay và khu vực dịch vụ lên 36,1%. Đô thị hoá thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn sang làm các công việc phi nông nghiệp với các hoạt động rất đa dạng tại các vùng trung tâm, thị trấn, thị tứ, các vùng nông thôn ven các thành phố, thị xã hình thành thị trường lao động khá sôi động. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với quá trình đô thị hóa thể hiện rõ nét qua tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng ngày càng lớn chính điều này đã tạo ra một hiệu ứng tích cực thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi cả nước. 4. Đô thị hóa góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, lối sống của dân cư ở nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều mặt.Đô thị hóa cung cấp cho người nghèo có cơ hội hơn và tiếp cận nhiều hơn tới các nguồn lực để biến đổi tình hình của họ hơn so với các vùng nông thôn. Ngoài tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đô thị hóa giúp nâng cao chỉ số phát triển con người, góp phần giúp cuộc sống của người dân hiện đại, tiện nghị hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Cơ hội tìm kiếm việc làm và các điều kiện văn hóa - xã hội như giáo dục, y tế, nhà ở, thông tin liên lạc, điều kiện làm việc và nghỉ ngơi đã kích thích việc di dân từ nông thôn ra thành thị. Di dân cũng mang lại cơ hội để tăng cường sự năng động của lực lượng lao động. Kinh tế không còn là mục tiêu trên hết của cuộc sống, nhu cầu văn hóa, giáo dục của người dân đô thị ngày càng tăng, các đô thị là nơi tập trung hoạt động vui chơi, giải trí và học tập, giúp người dân tăng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội,…. Môi trường xã hội, văn hóa tốt và môi trường thiên nhiên trong lành đã trở thành nhu cầu thiết yếu của dân cư. Ngoài ra, sự tăng trưởng của đô thị tạo ra hàng loạt ảnh hưởng tích cực đến môi trường và con người. Đô thị hóa góp phần cải thiện môi trường sống của dân cư đô thị. Hơn nữa, sự tập trung cao của dân số ở khu vực đô thị cũng có ưu điểm nữa là giảm khoảng cách đi lại, từ đó khuyến khích phát triển giao thông thân thiện môi trường như giao thông công cộng hiện đại, đi bộ hay đi xe đạp. Sự cải thiện về giao thông đi lại, sự sẵn có của điện thoại di động, truyền thông được cải thiện và mối liên hệ với những thế hệ di cư trước đang ở thành phố giúp dân chúng nông thôn hiểu rõ cả ưu và nhược điểm của đô thị, đặc biệt về các cơ hội việc làm và điều kiện nhà ở. 5. Đô thị hóa khiến luồng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị tăng lên, dòng tiền gửi từ các lao động di cư về gia đình đã trở thành một trong những động lực quan trọng hỗ trợ giảm nghèo tại các vùng nông thônMột trong những kênh tác động, thúc đẩy giảm nghèo của quá trình đô thị hoá chính là bản thân quá trình này đã kéo theo luồng di cư lao động khổng lồ từ nông thôn ra thành thị. Sự phát triển nhanh chóng của các khu vực đô thị, với kinh tế tăng trưởng nhanh, công nghiệp phát triển đã tạo ra nhiều việc làm mới với thu nhập cao, đây chính là lực hút đối với một lượng lớn lao động từ nông thôn, từ đó tạo ra dòng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị. Những người lao di cư ra các vùng đô thị không chỉ nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm, gia nhập vào thị trường lao động, mà còn là để tìm kiếm các cơ hội việc làm có thu nhập cao hơn. Mỗi một giai đoạn phát triển, đô thị hóa lại có những đặc điểm mới, vừa mang tính quy luật chung vừa mang đặc thù riêng của mỗi quốc gia, khu vực. Nhìn tổng quan có thể thấy, hệ thống đô thị ở nước ta trong thời gian vừa qua đã có bước phát triển nhanh đáng ghi nhận. Số đô thị đã tăng từ 722 đô thị vào năm 2010 lên 853 đô thị vào năm 2020 (tính đến hết tháng 6/2020[5]). Mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt 45-50% với khoảng 1.000 đô thị, dân số đô thị khoảng 52 triệu người. Hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng trưởng đô thị nhanh nhất, sau đó đến Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ[6]. Các thành phố đã trở thành trụ cột phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế của khu vực đô thị cao gấp hai lần mức bình quân của cả nước, đóng góp trên một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP). DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢONguyễn Thế Bá, Trần Trọng Hanh, Lê Trọng Bình, Nguyễn Tố Lăng. (2008). Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng Hà Nội.Tạp chí Tài chính. (2020). Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021Tổng cục Thống kê. (2020)Tổng cục Thống kê. (2020). Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm năm 2020https://tranducphu.com/toc-do-do-thi-hoa-o-viet-nam/https://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Ca-nuoc-co-862-do-thi-dong-gop-70-GDP/418044.vgp [1] Số liệu của Tổng cục Thống kê cập nhật ngày 30/7/2020[2] Tổng cục Thống kê (2020). Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm năm 2020.[3] Tổng cục Thống kê. (2020); Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2021). Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2021.[4] https://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Ca-nuoc-co-862-do-thi-dong-gop-70-GDP/418044.vgp[5] https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/66305/hoan-thien-chinh-sach-dau-tu-phat-trien-do-thi.aspx[6] https://tranducphu.com/toc-do-do-thi-hoa-o-viet-nam/ Trích nguồn:NCIFTác giả: Ban Các vấn đề Xã hội và Môi trường.

Tác động của quá trình đô thị hóa đến một số vấn đề xã hội

1. Khái niệm về đô thị hóaĐịnh nghĩa về quá trình đô thị hóa đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dựa trên góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, đô thị hóa là quá trình di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị (Trịnh Duy Luân 2004).Về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của con người. Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư và những yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống kinh tế-xã hội, phổ biến lối sống đô thị tới các vùng nông thôn và toàn bộ xã hội (Tổng cục Thống kê 2011).Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội (2009), đô thị hóa là quá trình được nhìn nhận từ hai góc độ, một mặt, đó là quá trình hình thành và phát triển các điểm dân cư được tập hợp lại và phổ biến lối sống thành thị, đồng thời phát triển các hoạt động khác nhau để phục vụ sự tồn tại và phát triển trong cộng đồng đó; mặt khác, đô thị hóa cũng là quá trình mở rộng biên giới lãnh thổ đô thị do nhu cầu công nghiệp hóa, thương mại, dịch vụ và giao lưu quốc tế - là sự tăng trưởng về không gian đô thị từ phát triển dân số và phát triển sản xuất.Theo chuyên khảo “Di cư và đô thị hóa ở Việt nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt”, kết quả từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, đô thị hoá là quá trình dịch chuyển dân số từ khu vực nông thôn sang đô thị, sự gia tăng dần tỷ lệ người dân sống ở các khu vực đô thị. Đô thị hoá chịu tác động của các yếu tố: (1) Tốc độ tăng dân số tự nhiên của khu vực thành thị; (2) Sự di chuyển của dân cư từ khu vực nông thôn đến khu vực thành thị; (3) Sự tác động của các yếu tố hành chính (mở rộng, thay đổi địa giới hành chính theo các quyết định hành chính).Nhìn chung lại, đô thị hóa chính là một quá trình chuyển biến một vùng dân cư không có lối sống đô thị sang vùng dân cư mang thuộc tính xã hội đô thị với những chỉ số biểu trưng như: tỷ số dân số đô thị tăng lên trong khi tỷ lệ dân số nông thôn giảm đi, sự mở rộng diện tích và không gian của các đô thị đã có và sự xuất hiện các đô thị mới. Nói một cách đầy đủ hơn, đô thị hoá là một quá trình biến chuyển kinh tế-xã hội-văn hoá và không gian, gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của xã hội loài người, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển đối lối sống ngày càng văn minh hơn cùng với sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị. 2. Một số tác động quá trình đô thị hóa đến các vấn đề xã hộiĐô thị hoá nhanh tạo ra sức ép lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng. Chính sự di chuyển cơ học ồ ạt, nhanh hơn tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng tạo tạo áp lực ngày càng tăng lên hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, trực tiếp nhất là gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường. Từ nhiều năm nay, tình trạng ùn tắc giao thông trên nhiều con đường, tuyến phố của những đô thị lớn Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trở thành “nỗi khổ không của riêng ai”. Hà Nội đã có tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên, nhiều tuyến đường được mở rộng và xây mới,… nhưng ùn tắc giao thông vẫn là một vấn nạn.Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội. Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị cũng khiến cho dân số đô thị tăng nhanh, trong khi hạ tầng nhà ở và các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, … không đáp ứng đầy đủ, kịp thời, tạo nên sức ép quá tải ngày càng lớn (về đất đai, kết cấu hạ tầng, công tác quy hoạch và quản lý đô thị...). Do đó, xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột, nhà trên kênh rạch, nhà tạm, nhất là các đô thị lớn, như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ... Hạ tầng xã hội - hạ tầng kỹ thuật quá tải, rác thải, khí thải gia tăng tác động đến môi trường. Trong đó, Hà Nội là địa bàn dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động này, theo số liệu của Sở TN&MT Hà Nội, những năm gần đây nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn Thành phố tăng 0,7 độ C, độ lệch tiêu chuẩn lượng nước mưa trong năm biến đổi trong khoảng 311 – 502 mm. Thông số trên cho thấy, Hà Nội dễ bị “tổn thương” do những biến đổi của môi trường, khí hậu... Khu vực đô thị đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường và tình trạng suy thoái môi trường nghiêm trọng. Hệ thống cây xanh, công viên cũng như các hạ tầng kỹ thuật khác không đáp ứng yêu cầu của người dân đô thị. Do chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu và thiếu kinh phí lập bản đồ cảnh báo thiên tai cho các chủ đầu tư, người dân và các cơ quan chính quyền, việc triển khai của các địa phương thực hiện các quy định của Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu còn rất chậm và chưa hiệu quả. Mục tiêu chính sách bảo vệ môi trường đô thị có sự chưa thống nhất giữa các ngành. Các công cụ đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động của môi trường còn hạn chế, chưa phát huy được chức năng ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của môi trường trong quá trình phát triển đô thị.Ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, khiến chênh lệch giàu nghèo, thu nhập ngày càng tăng. Công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong một thời gian ngắn đã làm cho một bộ phận lớn người nông dân tại các khu vực ven đô phải từ bỏ sản xuất nông nghiệp truyền thống của mình. Việc mất đất nông nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của những người nông dân ở khu vực nông thôn. Khi đất đai bị thu hẹp thì người nông dân bị mất đi phần tư liệu sản xuất quan trọng nhất để tạo nên thu nhập cho cuộc sống của gia định họ và tạo ra của cải cho xã hội. Theo thống kê của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì mỗi hecta đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ làm mất đi việc làm của 14-16 lao động nông thôn. Những lao động bị mất việc làm nông nghiệp này bắt buộc phải di chuyển tự phát về các thành phố hoặc đô thị lớn tìm kiếm việc làm.Đã có nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề để chuyển đổi sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, hoạt động này còn gặp nhiều bất cập. Khó khăn lớn nhất trong chuyển nghề, tìm việc làm cho lao động nông nghiệp là trình độ học vấn và tay nghề thấp của người lao động. Hơn nữa, ý thức của người lao động vẫn còn kém, hầu như không có kỷ luật lao động, tác phong thiếu chuyên nghiệp nên doanh nghiệp không muốn tuyển dụng. Bên cạnh đó, người lao động ở nông thôn bị thu hồi đất có số lượng đông nhưng chất lượng yếu kém. Trình độ học vấn của người nông dân thấp, thậm chí nhiều người còn chưa học hết phổ thông trung học, hiểu biết xã hội hạn chế, ngoài kinh nghiệm về việc đồng áng họ không có các kiến thức, hiểu biết về xã hội và các ngành nghề khác. Người lao động này thường được bố trí công việc giản đơn, thu nhập thấp, thời gian gò bó, vì thế chỉ sau một thời gian ngắn họ đành bỏ việc, trở thành thất nghiệp.Một bất cập nữa trong việc đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất là do chưa gắn việc thu hồi đất với quy hoạch tái định cư và kế hoạch cụ thể về hỗ trợ tay nghề, việc làm cho người lao động. Đào tạo nghề không dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu của thị trường lao động, chủ yếu dạy các nghề mà trung tâm dạy nghề có chứ không phải nghề doanh nghiệp cần. Việc thông tin, tuyên truyền đến người dân về kế hoạch, quy hoạch chuyển đổi đất thực hiện chậm trễ, chưa đầy đủ khiến người lao động bị động; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc nâng cao nhận thức và định hướng cho người dân chuyển đổi nghề phù hợp sau khi bị thu hồi đất.Do vậy, khi những người dân bị thu hồi đất và chưa có công ăn việc làm họ có xu hướng di cư sang các khu vực thành thị để tìm việc làm. Phần lớn trong số họ chỉ tìm được công việc giản đơn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở gần thành thị, một số khác kém may mắn hơn phải lang thang tìm kiếm công việc không ổn định trong nội thị với thu nhập ít ỏi. Do thu nhập thấp, lại phải làm việc vất vả nên số lao động di cư này dễ nảy sinh những bất đồng và có những hành động thiếu kiềm chế. Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các tệ nạn xã hội ở đô thị. Người nghèo và thu nhập thấp còn rất khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ, an sinh xã hội như giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Những bất bình đẳng càng thấy rất rõ khi so sánh với nhóm thu nhập cao và nhóm dân số có hộ khẩu thường trú tại đô thị. Con em người nhập cư khó vào các trường chính quy, công lập. Không có hộ khẩu thường trú, không được xét vào diện hộ nghèo nên con cái họ không được miễn giảm học phí, họ không được hỗ trợ tiền mua bảo hiểm y tế và các dịch vụ an sinh xã hội khác. Bên cạnh đó, người nghèo ở đô thị còn phải chi phí nhiều khoản phát sinh hơn ở nông thôn như tiền điện, nước, tiền nhà và giá cả lương thực, thực phẩm, nhu cầu thiết yếu khác. Do vậy, trên thực tế người nghèo ở đô thị còn nghèo hơn hộ nghèo ở nông thôn. Giá dịch vụ y tế quá cao đã đẩy người bệnh nghèo vào cảnh nghèo hơn. Hiện có một nghịch lý người nghèo có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao nhưng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế lại thấp hơn các nhóm khác. Tài liệu tham khảoCIEM, 2012, “Giảm khoảng cách chênh lệch thu nhập”, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương.Nguyễn, N.Đ.V, 2018, “Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng”, Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.Oxfam, 2018b., Dịch chuyển xã hội và bình đẳng cơ hội tại Việt Nam: Xu hướng và các yếu tố tác động.Trích nguồn:NCIFTác giả: Ban Các vấn đề Xã hội và Môi trường 

Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và một số hệ lụy

1. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam thời gian quaĐô thị hóa là một quá trình tất yếu ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở mỗi nước cũng diễn ra theo xu hướng nhanh, chậm khác nhau bởi nó phụ thuộc vào điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở quốc gia đó. Tại Việt Nam, thời gian qua, quá trình đô thị hóa đã diễn ra mạnh mẽ tại các đô thị lớn, tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Nhiều đô thị mới, khu đô thị mới được hình thành phát triển; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở,… Điều này cho thấy, các đô thị Việt Nam đã và đang rất được chú trọng phát triển để nâng tầm cao với kiến trúc hiện đại.Nhìn một cách bao quát, có thể thấy, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 19,6% với 629 đô thị năm 2009 lên khoảng 36,6% với 802 đô thị năm 2016. Tính đến hết năm 2018, Việt Nam đã có 819 đô thị (tăng 6 đô thị so với năm 2017); tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 38,4% (tăng 0,9% so với năm 2017). Tăng trưởng đô thị nhanh nhất ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là Hải Phòng, Đà Nẵng, và Cần Thơ. Tính đến tháng 4/2019, số đô thị của cả nước đã tăng lên con số 830, bao gồm 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 19 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 80 đô thị loại IV và 655 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đến cuối năm 2019 đạt khoảng 40%.Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Năm 2019, ước tính dân số khu vực thành thị ở nước ta là 33.059.735 người, chiếm 34,4% dân số của cả nước. Tính từ năm 2009 cho đến nay, tỉ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8 điểm phần trăm. Mật độ dân số Việt Nam cũng tăng cao với 290 người/km2 (năm 2019). Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2 (1). 2. Dự báo xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam đến năm 2030Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam đang và sẽ tiếp tục được mở rộng sang các thành phố nhỏ và vừa. Dự báo các thành phố với 0,75-5 triệu dân sẽ phát triển nhanh hơn và góp một phần đáng kể vào GDP của cả nước trong thập kỷ tới. (2)Trong giai đoạn 2021-2030, dự báo dân số khu vực thành thị tiếp tục tăng, đạt 42,04 triệu người năm 2025 và 47,25 triệu người năm 2030. Tỷ lệ đô thị hóa tăng dần và đạt 40,91% vào năm 2025 và 44,45% năm 2030. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa có xu hướng giảm dần, đạt 2,25% giai đoạn 2021-2025 và 2,5% giai đoạn 2021-2030 (3). Bên cạnh đó, dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 1 đô thị trên 10 triệu dân, 1 đô thị từ 5-10 triệu dân, và 4 đô thị từ 1-5 triệu dân.Hình: Tỷ lệ và tốc độ đô thị hóa hàng năm giai đoạn 2021-2030 (%) 3. Những hệ lụy của quá trình đô thị hóaTốc độ đô thị hóa nhanh đã và đang tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta như góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển loại hình du lịch đô thị, cải thiện tình trạng đói nghèo,… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực này thì quá trình độ thị hóa có thể tạo ra những thách thức, hệ lụy lớn cho phát triển bền vững nếu không có quy hoạch khoa học cũng như tầm nhìn xa và rộng.Trước tiên đó là ảnh hưởng đáng kể đến môi trường. Việc đô thị hóa diễn ra với quy mô ngày càng nhanh chóng đã làm gia tăng ô nhiễm, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp không được xử lý, hệ thống thoát nước không được tốt. Thêm vào đó, ô nhiễm không khí cũng ngày càng tồi tệ gây hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường. Nguyên nhân xuất phát được cho là từ chính sự bùng nổ các hoạt động xây dựng, phá dỡ các công trình; khí xả thải từ các phương tiện giao thông cơ giới; việc đốt rơm, rạ của người dân; khói bụi từ các khu vực sản xuất vùng lân cận,… Hiện Việt Nam đang đứng trong top 10 nước ô nhiễm không khí ở châu Á (4). Đáng chú ý, vào một số thời điểm trong tháng 9/2019 vừa qua, tổng lượng bụi ở 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động. Bên cạnh đó, đô thị Việt Nam còn đang phải đối mặt với các vấn đề biến đổi khí hậu. Bão, lũ lụt và nước biển dâng đang tác động đến phát triển hệ thống đô thị ven biển và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 138 đô thị có nguy cơ ngập cao, trong đó có 24 đô thị thuộc 15 tỉnh có nguy cơ ngập nặng đến rất nặng. Biến đổi khí hậu gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tác động đến phát triển hệ thống đô thị miền núi và Tây Nguyên với 143 đô thị có nguy cơ chịu ảnh hưởng, trong đó có 17 đô thị có khả năng chịu ảnh hưởng rất mạnh (5).Đô thị hóa nhanh với sức ép gia tăng dân số còn kéo theo cơ sở hạ tầng bị quá tải. Các điều kiện về kết cấu hạ tầng như nhà ở, trường học, bệnh viện, điện, nước, đường phố,… không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân sống tại đô thị. Hệ thống trường lớp, đặc biệt là ở các quận mới, khu đô thị mới, chịu những áp lực rất lớn do số học sinh tăng cao, đặc biệt các lớp đầu cấp. Những quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều chung cư cao tầng mọc lên trở thành những “điểm nóng” quá tải về trường lớp. Tình trạng này sẽ còn trầm trọng hơn khi xu hướng người di cư đến các đô thị tiếp tục tăng trong khi nguồn lực để xây dựng các công trình hạ tầng khó khăn, quỹ đất đai ngày càng bị thu hẹp…Ngoài ra, vấn đề sử dụng đất (phần lớn là đất nông nghiệp) khi thực hiện đô thị hóa hiện đang là mặt trái của quá trình này. Một bộ phận không nhỏ nông dân ngoại thành bị mất đất canh tác phải chuyển đổi nghề nghiệp. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Việt Nam đã mất 73.000 ha đất canh tác hàng năm do đô thị hóa, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu nông dân; diện tích trồng lúa giảm 6% chủ yếu là do công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng. Diện tích đất được giao để sản xuất lúa gạo dự kiến giảm gần 10% vào năm 2030. Trong khi đó, để thu hút đầu tư, các địa phương ồ ạt mở khu công nghiệp mà phần lớn là lấy đất nông nghiệp. Đất mới chuyển đổi này lại bị sử dụng lãng phí do thiếu quy hoạch đồng bộ, tỷ lệ lấp đầy nhiều khu công nghiệp rất thấp, gây lãng phí lớn. Chú thíchTổng cục Thống kê, Báo cáo sơ bộ Tổng điều tra Dân số và nhà ở 2019.Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo quốc gia: Kết quả 15 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam, tháng 9/2015.Dự báo của nhóm nghiên cứu theo số liệu của UN.https://nhipcaudautu.vn/song/viet-nam-hien-dang-dung-trong-top-10-cac-nuoc-o-nhiem-khong-khi-o-chau-a-3330585/ttps://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/38426802-%C3%B0o-thi-truoc-thach-thuc-ung-pho-thien-tai.html Tài liệu tham khảo1. Tổng cục Thống kê, Báo cáo sơ bộ Tổng điều tra Dân số và nhà ở 2019.2. United Nations (UN), Department of Economic and Social Affairs, Population Division, 2018, “World Urbanization Prospects: The 2018 Revision”.3. Trang Lê, 2019, “Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở châu Á”, https://nhipcaudautu.vn/song/viet-nam-hien-dang-dung-trong-top-10-cac-nuoc-o-nhiem-khong-khi-o-chau-a-3330585/4. Nguyễn Hồng Tiến, 2018, “Đô thị trước thách thức ứng phó thiên tai”, https://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/38426802-%C3%B0o-thi-truoc-thach-thuc-ung-pho-thien-tai.html Trích nguồn:NCIFTác giả: Ban Các vấn đề Xã hội và Môi trường

Ngành Bưu điện Việt Nam: 73 năm nhìn lại

Cách đây 73 năm, ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, trong đó có Nghị quyết về Thông tin liên lạc. Nghị quyết nêu rõ: “Lập ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm nhiệm vụ”. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, là mốc son khởi nguồn cho sự ra đời của Bưu điện Việt Nam. Với ý nghĩa trọng đại đó, ngày 15/8/1945 đã đi vào lịch sử phát triển của Ngành Bưu điện như một ngày khai sinh và đã được Nhà nước cho phép lấy là ngày truyền thống của Ngành. Từ ban Giao thông chuyên môn đến Ngành Thông tin và Truyền thôngKể từ đó đến nay, Ngành Bưu điện đã mở rộng quản lý sang nhiều lĩnh vực khác như phát thanh, truyền hình, viễn thông, CNTT, báo chí… và hiện đã được đổi tên thành Ngành Thông tin và truyền thông. Trong 73 năm hình thành và phát triển, Ngành Thông tin và Truyền thông đã trải qua nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng, đặc biệt là sau quá trình đổi mới. Năm 1993, mạng MobiFone chính thức đi vào hoạt động cung cấp dịch vụ di động 2G GSM tới người dùng cả nước, mở ra kỷ nguyên liên lạc mới hiện đại hơn, tiện lợi hơn so vơi điện thoại cố định.Năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối với mạng Internet. Sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, hiện có khoảng trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới, nằm trong top những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất tại Châu Á.Năm 2008, Vệ tinh Vinasat1 do Tập đoàn VNPT đầu tư đã được phóng thành công lên vũ trụ, khẳng định vững chắc chủ quyền trên không gian của Việt Nam. Tiếp đó năm 2012 tập đoàn này tiếp tục phóng vệ tinh Vinasat2 lên quỹ đạo để bổ sung năng lực truyền dẫn vệ tinh.Năm 2009, Dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) chính thức được cung cấp tại Việt Nam. VinaPhone đi đầu khai trương dịch vụ vào tháng 10/2009 và sau đó vài tháng, MobiFone, Viettel cũng chính thức cung cấp dịch vụ tới người dân cả nước. Người dân chính thức được sử dụng internet băng rộng di động theo đúng nghĩa.Năm 2015: Bắt đầu thực hiện Số hóa truyền hình mặt đất để chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số. Hiện đại hóa lĩnh vực truyền hình quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân.Năm 2016, Bộ TT&TT chính thức cấp phép 4G trên băng tần 1.800 MHz cho các nhà mạng VNPT, Viettel, MobiFone và Gtel. Năm 2017, mạng 4G được đồng loạt triển khai mạnh mẽ tại Việt Nam, đưa tốc độ truy nhập internet di động của Việt Nam tăng lên đáng kể. Năm 2017, Các nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi thành công mã vùng điện thoại cố định trên cả nước về một đầu số duy nhất - 02, dành các các đầu số khác cho các dịch vụ mới. Đây là bước đầu tiên trong quá trình quy hoạch lại tài nguyên kho số viễn thông. Tháng 9 tới đây, các nhà mạng sẽ tiếp tục thực hiện quy hoạch lại các đầu số di động 11 số. Tiên phong trên con đường Đổi mớiĐất nước thống nhất, cùng với cả nước, ngành Bưu điện lại bắt tay vào tái thiết mạng lưới thông tin liên lạc đã nhiều năm bị chiến tranh tàn phá, cơ sở vật chất hết sức manh mún và lạc hậu. Bước vào giai đoạn Đổi mới, xuất phát điểm của ngành Bưu điện bắt đầu ở mức "đáy", mật độ điện thoại chỉ đạt 0,15 máy/100 dân và chỉ khoảng 7- 8% số xã có điện thoại.Đứng trước yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp CNHHĐH đất nước trong công cuộc Đổi mới, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Bưu điện hết sức nặng nề: Phải làm sao phát triển hiện đại hoá nhanh chóng, đi trước một bước, đáp ứng mọi nhu cầu thông tin liên lạc của xã hội, phục vụ sự chỉ đạo của Đảng-Nhà nước, tạo tiền đề cho các ngành kinh tế kỹ thuật khác phát triển; Mặt khác thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng kinh tế đối ngoại, đưa Việt nam hội nhập với khu vực và thế giới. Ngành Bưu điện đã trở thành Ngành tiên phong thực hiện đường lối Đổi mới một cách sáng tạo với quyết sách “Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, số hóa, đa dịch vụ”. Giai đoạn 1993 - 2000, Ngành tiếp tục thực hiện chiến lược “Tăng tốc độ phát triển và hiện đại hóa”, mạng lưới viễn thông được số hóa, tự động hóa hoàn toàn, thị trường phát triển nhanh, nhiều dịch vụ mới được cung cấp, mở rộng vùng phục vụ, bắt đầu hình thành một số doanh nghiệp mới, chuẩn bị cho mở cửa thị trường. Giai đoạn 2001 - 2010, chiến lược của Ngành là “Hội nhập và phát triển” nhằm phát huy nội lực, tạo môi trường cạnh tranh sâu rộng trong nước để tiếp tục đổi mới công nghệ, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đặt ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2010 tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại cố định đạt mức trung bình trong khu vực (khoảng 6,4 máy cố định/100 dân).Tuy nhiên, chỉ tới năm 2005 với nỗ lực phát triển của các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - nhà cung cấp dịch vụ cố định chiếm tới hơn 90% thị phần thuê bao lúc đó, mật độ điện thoại trên toàn quốc đã đạt 16 máy/100 dân, vượt 2,5 lần chỉ tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đặt ra và bằng gần 90 lần so với thời kỳ trước đổi mới.Cho tới nay, có thể nói Ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân, phục vụ sự chỉ đạo của Đảng-Nhà nước và tạo hạ tầng cho các lĩnh vực kinh tế xã hội khác phát triển. Sau điện thoại cố định, các mạng di động thế hệ 2G, 3G và hiện là 4G đã phủ sóng cả nước. Từ chỗ cả chục nhà mới có một chiếc điện thoại cố định để liên lạc, đến nay gần như ai cũng sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động, trong đó tỷ lệ người dùng smartphone khá cao.Theo số liệu của bộ TT&TT, tính tới cuối năm 2017, tỷ lệ thuê bao di động đạt khoảng 116 thuê bao/100 dân, tức là số lượng thuê bao di động còn nhiều hơn tổng dân số cả nước. Di động đã trở thành phương thức liên lạc phổ biến, điện thoại di động trở thành một vật bất ly thân trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ ở các khu vực thành thị, đông dân cư, điện thoại di động đã được phổ cập tới cả những bản làng xa xôi, địa hình hiểm trở.Cùng với mạng lưới bưu chính rộng khắp, hệ thống hạ tầng thông tin truyền dẫn của Việt Nam đã được đầu tư đầy đủ, hiện đại, từ mạng cáp quang băng rộng, mạng thông tin di động 2G/3G/4G tới hệ thống vệ tinh phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và nhiều nước trong khu vực... Internet di động tốc độ cao đã được phủ sóng rộng khắp với giá cước dịch vụ thuộc hàng rẻ nhất trong khu vực, thậm chí là trên thế giới. Wifi có mặt ở mọi nơi, từ quán café tới quán nước vỉa hè, từ những khu vực trung tâm tới cả những nơi địa đầu tổ quốc.Theo số liệu từ Bộ TT&TT, tính tới cuối năm 2017, khoảng 55% dân số cả nước đang sử dụng internet (tương đương với khoảng 53 triệu người). Còn theo số liệu thống kê từ Internetworldstats - một website chuyên thống kê lượng người dùng Internet của các quốc gia trên toàn thế giới, thì con số này lớn hơn nhiều. Tính tới hết ngày 30/6/2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng Internet, tương ứng với 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam được xếp vị trí thứ 12 trong số các quốc gia có lượng người dùng Internet cao nhất thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.Trong lĩnh vực truyền hình, hiện Ngành đã xây dựng được một hệ thống đài phát thanh truyền hình trung ương và tất cả các địa phương trên cả nước để đảm bảo quảng bá thông tin tới tất cả người dân. Bắt kịp sự phát triển của công nghệ và xu hướng thế giới, năm 2015 Ngành đã bắt tay vào thực hiện Số hóa truyền hình mặt đất để chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số. Việc chuyển đổi này không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân mà còn giải phóng tài nguyên băng tần quý giá để sử dụng cho các lĩnh vực khác.Tuy bắt đầu sau nhiều quốc gia song với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quyết tâm cao, Việt Nam lại vượt qua nhiều quốc gia khác và có thể sẽ về đích sớm. Đến hết năm 2017, Việt Nam đã có 34 tỉnh, thành phố với tổng dân số chiếm gần 70% của cả nước hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất. Những tỉnh thành còn lại sẽ hoàn thành nốt từ nay tới năm 2020.Công nghệ thông tin có thể coi là lĩnh vực mới nhất, có tuổi đời trẻ nhất trong Ngành Thông tin và Truyền thông, nhưng lại đang là động lực phát triển chính của Ngành. Luật Công nghệ thông tin đã nhanh chóng được nghiên cứu và được Quốc hội thông qua vào năm 2006, mở đường cho lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Hiện đang có hàng trăm doanh nghiệp trong nước đang hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó nhiều doanh nghiệp đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế. CNTT đang có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các lĩnh vực tạo nên làn sóng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong toàn xã hội, từ các cơ quan nhà nước tới các doanh nghiệp tư nhân. Tổng doanh thu lĩnh vực CNTT năm 2017 đóng góp tới 80% doanh thu toàn Ngành.Với những thành tích đạt được, Ngành vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập và nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu cao quý khác. Tiếp tục vai trò tiên phong trong CMCN 4.0Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) hay còn gọi là cuộc cách mạng số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Gắn liền với những đột phá về công nghệ như IoT, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, công nghệ vật liệu tiên tiến, in 3D…, CMCN 4.0 đang làm thay đổi hoàn toàn cách sống, cách làm việc, cách giao tiếp, thậm chí là thay đổi cả hệ giá trị của con người. Tương lai về robot phẫu thuật, xe tự lái, y tế từ xa… không còn là điều viễn tưởng.Hiện CMCN 4.0 đang biểu hiện rõ nét tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu và một số quốc gia phát triển tại châu Á. Với Việt Nam, CMCN 4.0 được Chính phủ cho là một cơ hội lớn để Việt Nam có thể đi tắt đón đầu để bứt phá thành công, tránh tụt hậu. Chính vì vậy, tháng 5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 để Việt Nam có thể tận dụng những lợi ích của cuộc cách mạng này.Như đã nói, CMCN 4.0 đi liền với hàng loạt công nghệ hiện đại mới và tất cả những công nghệ đó muốn phát huy tác dụng thì đều phải dựa trên một hạ tầng kết nối cùng những giải pháp, ứng dụng CNTT đi kèm. Do đó, có thể thấy Ngành TT&TT với vai trò quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông - CNTT chính là Ngành phải tiên phong đi đầu trong cuộc cách mạng này tại Việt Nam. Vì vậy, giải pháp đầu tiên được đưa ra để Việt Nam bắt kịp CMCN 4.0 trong chỉ thị 16 chính là “tập trung phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực CNTT-TT. Phát triển hạ tầng kết nối số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng”.Để thực hiện trọng trách đó, ngay từ cuối năm 2016, Bộ TT&TT đã có nghiên cứu về xu thế của cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh việc đóng góp cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng và thực thi các Luật, Nghị định trong lĩnh vực TT&TT, các quy hoạch phát triển Ngành..., Ngành TT&TT cũng đã chú trọng triển khai các nghiên cứu mang tính đón đầu công nghệ mới nhằm xây dựng chính sách quản lý phù hợp và kịp thời cũng như các vấn đề về công nghệ mới như: công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G), trí tuệ nhân tạo, blockchain…Bộ TT&TT đã tổ chức nghiên cứu, định hướng thích ứng với cách mạng 4.0 ở Việt Nam nhằm nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Theo đó, Bộ TT&TT đã đặt hàng và chỉ đạo thực hiện các đề tài nghiên cứu về đô thị thông minh, an toàn thông tin, công nghệ ICT mới, xu hướng tiếp cận công nghệ trong cách mạng 4.0… Bộ cũng đã xây dựng kế hoạch và giao nhiệm vụ tuyên truyền về CMCN 4.0 và xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam.Về nhiệm vụ phát triển hạ tầng kết nối, dưới sự chỉ đạo của Bộ TT&TT, trong thời gian qua, các nhà mạng lớn đã đầu tư phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng phục vụ cho dịch vụ viễn thông 4G. Hiện nay, mạng 4G đã cơ bản phủ sóng tới 95% dân số Việt Nam. 4G chính là nền tảng cho 5G và cũng là sự khởi đầu hoàn hảo để tạo thành xương sống kết nối hạ tầng giúp Việt Nam đi nhanh hơn trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Các doanh nghiệp trụ cột trong Ngành như VNPT, Viettel, FPT… cũng đã nghiên cứu và xây dựng các giải pháp CNTT. Ví dụ như nền tảng IoT Smart Connected Platform (SCP) của VNPT đã vượt qua nhiều đối thủ tên tuổi trong Ngành công nghệ trong khu vực như: M800 Limited - Hồng Kông, Telkom - Indonesia, MATRIXX Software - Hoa Kỳ,  Ooredoo - Myanmar… để đoạt giải Vàng Stevie Award Châu Á - Thái Bình Dương 2018 trong hạng mục Đổi mới sáng tạo trong Phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghiệp viễn thông. Đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh … cũng đang được thử nghiệm ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.Trong 73 năm qua, Ngành Bưu điện đã và đang nỗ lực tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới và phát triển, quyết tâm thực hiện thành công chiến lược tăng tốc “đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” và bắt kịp cuộc CMCN 4.0.  Bùi Hà, Hoàng Vũ, Ngọc HoaTheo VnMedia

Đất hiếm là gì?

Đất hiếm được gọi là "vitamin của nền công nghiệp hiện đại" vì là thành phần không thể thiếu trong sản xuất các loại thiết bị và linh kiện trong công nghệ thông tin, y khoa, giao thông, hóa lọc dầu, luyện kim, quân sự và nhiều lĩnh vực khác.Tóm lại, đất hiếm rất quan trọng vì không có chúng thì không thể sản xuất những sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống con người, và càng không thể thiếu trong chế tạo vũ khí, khí tài quân sự.Theo số liệu của trang chuyên ngành kỹ thuật khai thác mỏ Mining Technology và chuyên trang về đất hiếm Rare Earth Investments, hiện nay quốc gia có trữ lượng đất hiếm nhiều nhất thế giới gồm:Trong suốt ba thập niên qua, Trung Quốc là quốc gia khai thác và xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm đến 80% tổng sản lượng toàn cầu. Điều này đã tạo ấn tượng sai lệch rằng đất hiếm chỉ hiện diện ở xứ sở đông dân nhất thế giới này.Thực ra, trên thế giới có đến 13 quốc gia có nhiều đất hiếm, trong đó Việt Nam có trữ lượng lớn xếp thứ hai thế giới với 22 triệu tấn.Theo một báo cáo của Công ty nghiên cứu Zion Market Reseach (Ấn Độ), thị trường đất hiếm thế giới nằm 2018 có trị giá là 8,1 tỉ USD và sẽ tăng lên đến 14,4 tỉ USD vào năm 2025.Bản tin thị trường tháng 5-2019 của Tổ chức SMM Metal Price (Trung Quốc) cho biết giá cao nhất là Terbium thành phẩm với 656.000 USD/tấn, rẻ nhất là Cerium thành phẩm chỉ 4.900 USD/tấn.Một nhà máy xử lý quặng đất hiếm ở Malaysia - Ảnh: New York TimesTên chính thức của đất hiếm là nguyên tố đất hiếm (REE - Rare Earth Element), để chỉ 17 nguyên tố hóa học có mặt trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.Chúng bao gồm các nguyên tố (xếp theo thứ tự alphabet): Cerium (Ce); Dysprosium (Dy); Erbium (Er); Europium (Eu); Gadolinium (Gd); Holmium (Ho); Lanthanum (La); Lutetium (Lu); Neodymium (Nd); Praseodymium (Pr); Promethium (Pm); Samarium (Sm); Scandium (Sc); Terbium (Tb); Thulium (Tm); Ytterbium (Yb) và cuối cùng là Yttrium (Y).Dù 17 nguyên tố nêu trên được gọi bằng cái tên "hiếm", nhưng chúng không hiếm như người ta tưởng vì có mặt khắp nơi trong vỏ Trái đất nhưng không tích tụ lại một nơi như các mỏ kim loại khác.Loại nguyên tố có nhiều nhất là Cerium với hàm lượng là 68 phần triệu (ppm - part per million), ngay cả loại có ít nhất là Thulium và Lutetium cũng có hàm lượng cao gấp 200 lần so với hàm lượng vàng đang có trong thiên nhiên.Chỉ có Promethium là cực hiếm, khoảng 570g trong toàn bộ lớp vỏ Trái đất, nhưng nguyên tố này hầu như chỉ sử dụng trong một số thí nghiệm khoa học và có thể sản xuất nhân tạo với số lượng lớn.Việc trích xuất nguyên tố đất hiếm từ quặng thô là rất khó khăn và tốn kém, do hiếm khi chúng tập trung một chỗ với hàm lượng đủ lớn để việc khai thác đạt được hiệu quả kinh tế.Đồng thời, việc khai thác và xử lý đất hiếm lại tàn phá môi trường rất nghiêm trọng, nên các quốc gia phương Tây rất hạn chế cấp phép khai thác trong nước. Đây là nguyên nhân người ta gọi chúng là "đất hiếm".Mới đây, CNN vừa đưa tin Nhật đã tìm ra một mỏ đất hiếm có trữ lượng đến 16 triệu tấn từ lớp bùn đáy biển quanh hòn đảo nhỏ Minamitori, cách bờ biển Nhật 1.200 km. Người Nhật gọi đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng, giúp họ không còn lệ thuộc vào nguồn đất hiếm nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc.Theo khảo sát sơ bộ, trữ lượng một số loại đất hiếm quan trọng như yttrium đủ sức đáp ứng nhu cầu toàn thế giới trong 780 năm, dysprosium trong 730 năm, europium trong 620 năm và terbium trong 420 năm, tức là người Nhật sẽ có kho đất hiếm gần như vô tận.Tại Việt Nam, năm 2014, công ty Dong Pao Rare Earth Development của Nhật đã liên doanh với công ty Lai Châu-Vimico Rare Earth JSC của Việt Nam để khai thác đất hiếm ở huyện Tam Dương, tỉnh Lai Châu và xây dựng một nhà máy chế biến đất hiếm ở Bà Rịa-Vũng Tàu.Các loại đất hiếm và công dụng:Một mẩu quặng đất hiếm trước khi xử lý - Ảnh: WikipediaCông việc xử lý đòi hỏi phải nung nóng quặng lên nhiệt độ 1.000 độ C - Ảnh New York TimesTerbium thành phẩm dạng kim loại có giá đến 658.000 USD một tấn - Ảnh: WikipediaViệc khai thác đất hiếm tàn phá môi trường rất nghiêm trọng - Ảnh: Earth Projec.

Biển Đông có vị trí trọng yếu ra sao?

Biển Đông có tầm quan trọng và vị thế địa chiến lược trọng yếu không chỉ đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh, mà còn đối với khu vực Đông Á và thế giới. Trước hết vì Biển Đông nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu.Điểm trọng yếu thứ hai của Biển Đông là các đảo, quần đảo ngoài khơi, như Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ở vị trí trung tâm – một trong những nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua nhất trên thế giới. Các quần đảo này đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tư cách là các vị trí phòng thủ chiến lược trọng yếu đối với nhiều quốc gia trong khu vực Biển Đông. Đồng thời là các cơ sở hậu cần phục vụ các hoạt động biển xa, như kiểm soát các tuyến hàng hải đi qua lại trên Biển Đông, dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra-đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền, v.v. Các chiến lược gia phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát và khống chế được toàn bộ Biển Đông.Đặc biệt, eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của Indonesia, Malaysia và Singapore) có vị trí vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hóa của Đông Nam Á và Bắc Á đều phải đi qua Biển Đông. Đây cũng là eo biển có lượng tàu thuyền đi qua nhộn nhịp và lượng dầu vận tải hàng năm qua đây chiếm vị trí thứ 2 thế giới, sau eo biển Homuz (Cộng hòa Iran).Ngoài ra, khu vực Biển Đông còn có những eo biển quan trọng đối với nhiều quốc gia và với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á. Đó là các eo biển: Malacca, Luzon, Lombok, Sunda, Makascha và Ombai-Wetar.Ba eo biển thuộc chủ quyền Indonesia là Sundan, Lombok và Makascha đóng vai trò dự phòng trong tình huống eo biển Malacca ngừng hoạt động vì lý do nào đó. Tuy nhiên, nếu phải vận chuyển qua các eo biển này thì hàng hóa giữa Ấn Độ Dương sang ASEAN và Bắc Á sẽ chịu cước phí cao hơn vì quãng đường dài hơn.Eo biển Luzon nằm giữa đảo Luzon của Philippines và vùng lãnh thổ Đài Loan, là cửa liên thông của tuyến hàng hải quốc tế qua Biển Đông với khu vực Tây Bắc và Bắc Thái Bình Dương.Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới và điểm gần nhất của tuyến vận tải biển này chỉ cách Côn Đảo (Việt Nam) chừng 38 km. Mỗi ngày có khoảng 300 tàu vận tải các loại qua lại Biển Đông, bao gồm 200 tàu chở dầu, 50% số tàu này có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% từ 30.000 tấn trở lên.Các tuyến đường biển nói trên là “yết hầu” cho giao lưu hàng hóa của nhiều nước Châu Á. Hơn qua vùng Biển Đông với gái tị thương mại khoảng 5,3 nghìn tỷ USD. Theo thống kê của Cơ quan năng lượng Mỹ, 1/3 lượng dầu thô và hơn 1/2 lượng khí hóa lỏng được chuyên chở qua Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama ở Trung Mỹ. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng biển qua Biển Đông.Lượng xuất khẩu hàng hóa qua Biển Đông của các quốc gia Đông Nam Á là 55%, các quốc gia công nghiệp mới là 26%, Úc là 40%. Đối với Việt Nam, 100% hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải đi qua Biển Đông. Nếu khủng hoảng xảy ra ở vùng biển này, các loại tàu biển phải chạy theo đường mới hoặc vòng qua Nam Australia thì cước phí vận tải thậm chí sẽ tăng gấp năm lần và không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.Về tầm quan trọng của môi trường, Biển Đông được coi là một trung tâm của thế giới về đa dạng sinh học. Theo thống kê, trong Biển Đông tập trung 12% tổng diện tích rừng ngập mặn của thế giới và 30% tổng diện tích rừng ngập mặn của Châu Á. Đây cũng là nơi có 20% tổng diện tích rạn san hô của khu vực Đông Nam Á (mà khu vực này lại chiếm 34% tổng diện tích san hô của thế giới).Biển Đông là một vùng biển có nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Biển Đông là vùng biển được xếp hạng thứ 4 trong số 19 khu vực đánh cá tốt nhất trên thế giới về tổng sản lượng đánh bắt cá hàng năm. Nguồn lợi hải sản Biển Đông được cho là có khoảng hơn 1.000 loài cá, hơn 90 loài tôm và hơn 70 loài thân mềm. Khai thác hải sản là một ngành kinh tế rất quan trọng đối với các quốc gia ven Biển Đông. Mỗi năm có khoảng 6 triệu tấn hải sản được đánh bắt tại đây, tương đương 10% tổng khối lượng hải sản được đánh bắt trên toàn thế giới.Có thể thấy, Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược, không gian sinh tồn (phát triển và an ninh) và chiếm vị trí địa chính trị quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực mà còn cả của Châu Á – Thái Bình Dương và Mỹ. Đặc biệt, Biển Đông đã trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn trong lịch sử. Đây cũng là nơi tích tụ, tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng của thế giới, bao gồm sự giao thoa của các nền văn minh: Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á đảo và Đông Nam Á lục địa. Các tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong Biển Đông cũng được xem là kéo dài, phức tạp, nhiều bên nhất trong lịch sử.Về vị trí pháp lý, Biển Đông chứa đựng các yếu tố liên quan đến: quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, quốc gia không có biển, các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, vùng đánh cá, phân định biển, vấn đề biển nửa kín, eo biển quốc tế, hợp tác quản lý tài nguyên sinh vật, các đàn cá di cư xa và đán cá xuyên biên giới, khai thác chung, bảo tồn biển, nghiên cứu khoa học biển, chống cướp biển, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, tìm kiếm và cứu nạn và đặc biệt là hợp tác bảo vệ môi trường biển, v.v.Ngày nay khi giao thương phát triển, đặc biệt là trên biển, sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày một lớn hơn. Chính vì thế, nếu Biển Đông bị một hoặc một nhóm quốc gia liên minh nào khống chế sễ đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực, bao gồm Việt Nam.Nguồn: Vietnamnet.vn

Tàu nước ngoài được làm gì trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia khác?

Theo UNCLOS, 5 vùng biển bao gồm: nội thủy (nằm phía trong đường cơ sở); lãnh hải (rộng tối đa 12 hải lý, 1 hải lý = 1.852m, tính từ đường cơ sở); vùng tiếp giáp lãnh hải (tiếp liền phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 24 hải lý); vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở), riêng thềm lục địa có thể kéo dài ra tới 350 hải lý.Đường cơ sởĐường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với UNCLOS để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Đường cơ sở được dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.Có 2 loại đường cơ sở là đường cơ sở thông thường (sử dụng ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển hoặc hải đảo) và đường cơ sở thẳng (đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo). Đường cơ sở thẳng được áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển.Chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hảiTheo UNCLOS, các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải của mình, chủ quyền này cũng được mở rộng vùng trời ở bên trên đến vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở bên dưới các vùng biển đó. Điều 8, khoản 1 của UNCLOS định nghĩa nội thủy là “các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”. Trong vùng nội thủy, các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền của mình. Tàu thuyền nước ngoài muốn ra vào vùng nội thủy phải xin phép quốc gia ven biển và phải tuân theo luật lệ của quốc gia đó.Lãnh hải hay còn gọi là “vùng nước lãnh thổ” là một dải biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc nội thủy của quốc gia ven biển, có chiều rộng nhất định được tính từ đường cơ sở của quốc gia đó và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển. Chủ quyền này được mở rộng và áp dụng đối với cả vùng trời trên lãnh hải, cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy của lãnh hải.Tuy nhiên, do yêu cầu, tính chất truyền thống của hàng hải quốc tế, luật pháp quốc tế trù định quyền của mọi loại tàu, thuyền của tất cả các quốc gia được đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển với điều kiện không gây ảnh hưởng đến hòa bình, trật tự, an ninh và môi trường của quốc gia ven biển.Quyền đi qua không gây hại không được áp dụng đối với vùng trời trên lãnh hải. Phương tiện bay nước ngoài muốn bay qua vùng trời trên lãnh hải của một nước ven biển phải xin phép nước ven biển đó.“Đi qua không gây hại” là không gây ra các hành động gây hại, đe doạ hòa bình, an ninh trật tự của quốc gia ven biển. Các loại tàu thuyền nước ngoài (kể cả tàu quân sự) được quyền đi qua vô hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển mà không cần phải xin phép, không bị cản trở, không bị thu lệ phí và không bị phân biệt đối xử.Tuy nhiên, UNCLOS quy định: “Ở trong lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và treo cờ quốc tịch” (điều 21) và “nếu một tàu chiến không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân thủ các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể đòi chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức” (điều 30).Quốc gia ven biển được phép đề ra các luật và quy định liên quan việc đi qua không gây hại (điều 21, 22) và có thể thi hành các biện pháp cần thiết để ngăn cản mọi việc đi qua có gây hại (điều 25).Đối với quốc gia quần đảo, lãnh hải nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ và vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo đó. Phần lớn quốc gia trên thế giới quy định chiều rộng lãnh hải từ 3-12 hải lý. UNCLOS quy định chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển không quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng công ước. Vùng tiếp giáp lãnh hảiTheo UNCLOS, vùng tiếp giáp lãnh hải không được mở rộng quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở, tại đó, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với tàu thuyền nước ngoài. Vùng tiếp giáp lãnh hải nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và là một bộ phận đặc thù của vùng đặc quyền kinh tế.Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.Tại Điều 303, UNCLOS mở rộng thẩm quyền của quốc gia ven biển đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ nằm trên đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải. Để kiểm soát việc mua bán các hiện vật này, quốc gia ven biển có thể coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có sự thoả thuận của mình là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay lãnh hải của mình. Vùng đặc quyền kinh tếVùng đặc quyền kinh tế (có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, viết tắt theo tiếng Anh là EEZ) là một chế định pháp lý mới, lần đầu tiên được ghi nhận trong UNCLOS năm 1982. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc biệt, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế, được quy định bởi UNCLOS, mà không chia sẻ với các quốc gia khác.Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có:-Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc phi sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.-Quyền tài phán về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; các quyền và nghĩa vụ khác do UNCLOS quy định.Tuy vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt cáp và ống dẫn ngầm cũng như quyền tự do sử dụng biển vào các mục đích hợp pháp khác và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do nói trên và phù hợp với các quy định của Công ước.Quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn, quản lý và duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế tránh không bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. UNCLOS còn quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển và các quốc gia khác nhằm bảo tồn các loài sinh vật biển như: các loài cá di cư xa, các loài có vú, các đàn cá vào sông và ra biển sinh sản, các loài định cư... Thềm lục địaThềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến giới hạn nằm cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý.Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể mở rộng ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý.Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Đây là những đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển này không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa (bao gồm các tài nguyên phi sinh vật và các tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư), thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thoả thuận rõ ràng của các quốc gia ven biển.Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa tồn tại một cách nghiễm nhiên, không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào. Tuy nhiên, khi khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý, quốc gia ven biển có nghĩa vụ đóng góp tài chính theo quy định của UNCLOS.Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận. Tất cả các quốc gia đều có quyền lắp đặt cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thoả thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của cáp hoặc ống dẫn ngầm. Thái An (Theo Báo Tiền Phong)

Vì sao hệ thống đường bộ ở đồng bằng sông Cửu Long xập xệ kéo dài?

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đường bộ ở ĐBSCL xập xệ kéo dài và làm gì để việc đi lại bằng đường bộ ở ÐBSCL trở nên dễ dàng thuận tiện? Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), mặc dù có hệ thống giao thông đường thủy khá phát triển, nhưng vận chuyển đường bộ ngày càng trở nên quan trọng. Theo khảo sát mới đây có tới 30% khối lượng hàng hóa và 75% số lượng hành khách từ ÐBSCL đi các nơi được vận chuyển bằng đường bộ. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường bộ (GTÐB) ở ÐBSCL vẫn còn nhiều bất cập. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm gì để việc đi lại bằng đường bộ ở ÐBSCL trở nên dễ dàng thuận tiện? Cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kémHệ thống GTÐB ở ÐBSCL dài gần 27.300 km, trong đó có gần 1.770 km quốc lộ, hơn 2.610 km đường tỉnh và gần 23.500 km đường giao thông nông thôn (GTNT). Nhìn tổng thể, cơ sở hạ tầng kỹ thuật GTÐB còn yếu kém, mạng giao thông chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập. Kích thước mặt đường hạn chế, chủ yếu dành cho hai làn xe ô-tô. Chất lượng kỹ thuật mới dừng lại ở mức vừa cấp 3, vừa cấp 4 đồng bằng. Ngay cả các trục quốc lộ, mới có 80% tổng mặt đường được trải thảm nhựa bê-tông. Hệ thống cầu mới chỉ đạt tải trọng H30 ở các trục chính, còn phần lớn mới ở mức H18. Ðặc biệt, mạng lưới GTNT còn khá sơ khai, phần lớn là đường đất. Ðến nay, ở 12 tỉnh ÐBSCL vẫn còn 145 xã chưa có đường ô-tô vào trung tâm. Ðã thế, vào mùa lũ, nhiều con đường bị chìm trong nước, đi lại rất khó khăn và khi nước rút đi để lại nền đường bị tàn phá nặng nề.Ngay cả quốc lộ 1A, tuyến giao thông huyết mạch, tạo thành xương sống ở vùng ÐBSCL chạy từ TP Hồ Chí Minh xuống tận đất mũi Cà Mau là huyện lỵ Năm Căn, cũng còn nhiều bất cập, từ lâu đã trở thành nỗi thống khổ của người đi đường. Riêng đoạn TP Hồ Chí Minh đi thành phố Cần Thơ dài 151 km qua sáu tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Ðồng Tháp và TP Cần Thơ luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng, quá tải. Chính vì thế, Chính phủ đã dành ưu tiên đầu tư cải tạo nâng cấp tuyến đường này sớm hơn so với các tuyến khác. Từ năm 1998 đến năm 2000 toàn tuyến TP Hồ Chí Minh - TP Cần Thơ đã được khôi phục nâng cấp thông qua ba dự án về đường và cầu bằng vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản (OECF) và vốn trong nước. Nhờ ba dự án này, tuyến đường được nâng cao, nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức hai làn xe ô-tô và hai làn xe thô sơ hai bên.Cùng với sự xuất hiện của cây cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền, tuyến giao thông TP Hồ Chí Minh - TP Cần Thơ đã được cải thiện một bước đáng kể. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh kéo theo nhu cầu lưu thông trên tuyến ngày càng lớn, tuyến TP Hồ Chí Minh - TP Cần Thơ đã sớm bộc lộ nhiều yếu kém. Vì thế, năm 2001, Bộ GTVT phải cho thực hiện ngay dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn TP Hồ Chí Minh - Trung Lương từ 10,5m lên 19,5m với bốn làn xe ô-tô, hai làn xe thô sơ hai bên và dải phân cách cứng ở giữa. Có thể nói rằng, kể từ khi dự án này hoàn thành vào tháng 9-2003 việc đi lại trên đoạn đường TP Hồ Chí Minh - Trung Lương khá thông suốt. Trong khi đó, trên tuyến TP Hồ Chí Minh - TP Cần Thơ, đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận đang trong giai đoạn thi công mở rộng lên tương đương với đoạn TP Hồ Chí Minh - Trung Lương; đoạn còn lại từ Mỹ Thuận đi TP Cần Thơ vẫn chỉ ở mức bảo đảm hai làn xe ô-tô và hai làn xe thô sơ hai bên. Ðoạn từ TP Cần Thơ đi Năm Căn cũng đang trong quá trình thi công cải tạo, nâng cấp cho hai làn xe ô-tô, hai làn xe thô sơ.Nhìn lại thực trạng toàn tuyến xương sống của khu vực ÐBSCL trên quốc lộ 1A đoạn từ TP Hồ Chí Minh đi Năm Căn, người ta dễ dàng nhận ra rằng mặc dù đã có nhiều dự án nâng cấp mở rộng, nhưng nói chung cơ sở hạ tầng của tuyến đường này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông hằng ngày. Theo báo cáo kết quả đếm xe của Khu quản lý đường bộ 7, bình quân một ngày đêm trong quý I năm 2005, ở điểm km 1949 (thị xã Tân An, tỉnh Long An) và điểm km 1967+500 (ngã ba Trung Lương, tỉnh Tiền Giang) cứ khoảng gần hai giây có một phương tiện chạy qua.Mặt khác, trật tự an toàn giao thông trên toàn tuyến vẫn còn lỏng lẻo. Quy hoạch dân cư hai bên đường vẫn còn lộn xộn, có quá nhiều nhánh rẽ ngang. Ngoại  trừ đoạn TP Hồ Chí Minh - Trung Lương có dải phân cách cứng, còn lại xe ô-tô các loại và xe thô sơ trộn chung với nhau rất nguy hiểm.Ðặc biệt việc thi công các dự án xây dựng giao thông còn kéo dài, luộm thuộm, thiếu tập trung làm ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ lưu thông của các phương tiện, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng môi trường sinh thái chung quanh. Thông thường ở những đoạn đường này, tốc độ xe thường chỉ còn từ 50 km/giờ đến 60 km/giờ. Vào giờ cao điểm, chỉ còn từ 20 km/giờ đến 30 km/giờ.Có mặt tại công trường  thi công đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận dài 58 km, chúng tôi thấy rằng công việc ở đây đang tiến triển tốt. Ðoạn đường này đang được mở rộng từ 12m lên 20m, bảo đảm cho bốn làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ hai bên, có dải phân cách cứng ở giữa. Ðồng chí Hoàng Ðình Phúc, Giám đốc phân ban quản lý dự án 1 tại phía nam cho biết: Nhờ sự hỗ trợ tích cực của tỉnh Tiền Giang, đến nay, công tác giải phóng mặt bằng về cơ bản đã hoàn tất. Chỉ còn lại một số điểm thuộc khu đông dân cư như: thị trấn Cai Lậy, nút giao thông Trung Lương. Về tiến độ thi công, tuyến đạt hơn 95% khối lượng công việc phần nền, gần 75% phần móng và trải được 6 km bê-tông nhựa. Trên tuyến có năm chốt kiểm tra giao thông do Cảnh sát giao thông tỉnh phối hợp  lực lượng thanh tra giao thông Khu đường bộ 7 thường xuyên hoạt động hướng dẫn giao thông và xử lý các sự cố. Mặc dù vừa qua, do mưa nhiều, công việc trên công trường có chững lại nhưng theo đánh giá của Bộ GTVT tiến độ thi công đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận là nhanh nhất so với các dự án giao thông khác ở ÐBSCL. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, việc cảnh giới khu vực thi công còn yếu. Vào ban đêm khu vực thi công hai bên đường còn thiếu đèn báo hiệu. Ðiều này rất dễ dẫn đến tai nạn giao thông.Ðối với dự án TP Cần Thơ - Năm Căn, tiến độ thi công ở đây chậm khoảng sáu tháng so với kế hoạch. Ðặc biệt, mấy tháng qua, trên một trục chiều dài khoảng 180 km từ Cần Thơ đến Cà Mau, không khí lao động trên công trường hết sức tẻ nhạt, thậm chí không hề xuất hiện bóng dáng của các đơn vị thi công, phương tiện thi công thì nằm... chờ nguyên, vật liệu và chờ thầu tới rót tiền. Việc thi công khá lam nham, đắp vá và chắp nối làm ảnh hưởng không nhỏ đến các phương tiện tham gia giao thông và sinh hoạt của người dân trên toàn tuyến, bức thiết nhất là vấn đề an toàn giao thông. Dự án khôi phục quốc lộ 1A từ TP Cần Thơ tới thị trấn Năm Căn, tỉnh Cà Mau với chiều dài khoảng 236 km, trong đó đoạn Cần Thơ - Cà Mau dài khoảng 182 km, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới, tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, chủ đầu tư là Bộ GTVT. Qua thực hiện đấu thầu cạnh tranh quốc tế dự án này thì một công ty nước ngoài đã trúng thầu, sau đó thuê lại hai tổng công ty xây dựng giao thông - thuộc Bộ GTVT Việt Nam làm thầu phụ.Do đâu việc thi công nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Cần Thơ - Năm Căn chậm? Do vốn, do công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ từ chính quyền địa phương hay là do năng lực thi công của phía nhà thầu? Theo ý kiến của lãnh đạo các tỉnh ÐBSCL vấn đề cấp vốn, giải ngân không làm cản trở tiến độ thực hiện dự án. Giải phóng mặt bằng trên toàn tuyến đạt tỷ lệ 95%, không gây khó dễ cho đơn vị thi công. Ông Nguyễn Thanh Bế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết một trong những nguyên nhân khiến các thầu xây lắp trễ nải tiến độ thi công là do gặp khó khăn về vật liệu san lấp nền đường. Giá vật liệu như đá xây dựng, cát gia tăng, việc vận chuyển vật liệu từ An Giang, Kiên Giang tương đối xa làm đội giá thành thi công. Một thực tế hiện nay là khá nhiều công trình giao thông xây dựng đang được triển khai thi công tại ÐBSCL cần một khối lượng lớn về vật liệu xây dựng như đá, cát, tạo ra cung vượt cầu. Mặt khác, phía cung cấp vật liệu xây dựng cần tiền mặt, trong lúc các chủ thầu hiện đang thi công quốc lộ 1A đoạn Cần Thơ - Năm Căn lại không có tiền mặt. Từ yếu kém về năng lực tài chính dẫn đến năng lực thi công chậm là lẽ đương nhiên. Ðó là chưa nói đến các gói thầu bị bán cái qua nhiều tầng nấc B, B' dẫn đến tỷ lệ lãi giảm dần, trong lúc người nhận thi công lại yếu thế về nhân lực và phương tiện nên khó có thể hoàn thành khối lượng công việc được bàn giao với thời gian và chất lượng tốt nhất. Theo Sở Giao thông tỉnh Bạc Liêu, cho đến nay, tiến độ thi công mới chỉ đạt 20% phần trải thảm nhựa, 50% rải sỏi nền đường. Phần mương mở rộng quốc lộ, nhiều đoạn còn nằm chờ. Không nói đâu xa, chỉ đoạn quốc lộ 1A qua TP Cần Thơ từ đầu đường Hùng Vương đến Cái Răng gần 9km, tiến độ thi công hết sức chậm, nhiều đoạn dằn xóc làm ảnh hưởng việc lưu thông, môi trường khá bụi bặm.Do chênh lệch với nền đường từ 0,2 đến 0,7m lại rất ít biển báo, rào chắn tín hiệu, vấn đề an toàn giao thông ở những đoạn đường đang thi công đang ở trong tình trạng báo động. Khá nhiều tai nạn giao thông gây chết người do các xe tránh nhau lỡ sa xuống mương, hoặc xe sụp xuống những ổ gà lớn ngay trên nền đường. Trong lúc đó, các nhà thầu thi công thì cứ ì ạch trong việc triển khai thực hiện. Xây dựng mạng giao thông hợp lýVề thực chất, GTÐB ở ÐBSCL có hai vấn đề nổi cộm: một là, các tuyến giao thông phân bố chưa thật hợp lý, chưa hoàn chỉnh; hai là, chất lượng cầu đường còn ở mức thấp. Ðiểm nóng nhất hiện nay chính là việc đi lại giữa các tỉnh ÐBSCL với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Ðông Nam Bộ. Công việc nặng nề này đang đổ dồn lên "đôi vai" quốc lộ 1A.Vì thế, cần phải tạo ra các tuyến đường khác để giảm tải cho con đường quá tải này. Các nhà thiết kế giao thông đã quy hoạch bốn trục dọc chính.Trục thứ nhất là tuyến quốc lộ 1A (tuyến đường đã và đang được nâng cấp mở rộng với những chiếc cầu quan trọng như: Mỹ Thuận, Tân An, Cần Thơ... kết hợp đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương đã được khởi công trong quý IV năm 2004).Trục thứ hai là tuyến N1 dài 235 km bắt đầu từ huyện Ðức Hòa (tỉnh Long An) đi qua các tỉnh: Ðồng Tháp, An Giang rồi kết thúc tại thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Hiện đang chuẩn bị đầu tư toàn tuyến, trong đó đoạn Tịnh Biên - Hà Tiên dài 63,4 km đã được khởi công vào quý III năm 2004.Trục thứ ba là tuyến N2 dài 440 km xuất phát từ huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) đi qua các tỉnh: Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Ðồng Tháp, An Giang, Kiên Giang rồi xuống tận Cà Mau. Hiện nay, đoạn Ðức Hòa - Thạnh Hóa (Long An) đang được thi công và dự kiến đến năm 2006 sẽ được đưa vào sử dụng.Trục thứ tư là tuyến nam sông Hậu dài 146,5 km chạy dọc ven biển đi qua TP Cần Thơ và ba tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Ngoài ra còn có thêm hai tuyến: Quản Lộ - Phụng Hiệp (Hậu Giang) dài 105 km và quốc lộ 60 từ Trung Lương đi qua các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh đến thị xã Sóc Trăng. Hiện nay, công tác thi công đang được triển khai trên toàn tuyến bằng vốn ngân sách, tín dụng, trong đó có cầu Rạch Miễu đang tiến triển tốt.Ðể liên kết các trục dọc lại với nhau, cũng cần phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng các trục ngang trên cơ sở các quốc lộ sẵn có. Phần lớn các tuyến đường trục ngang đang được thi công dở dang từng đoạn một.Ðiểm yếu của GTÐB ở ÐBSCL là phần lớn hệ thống đường GTNT còn sơ khai. Vì vậy, tập trung củng cố và phát triển hệ thống giao thông nông thôn là một nhiệm vụ khá nặng nề của cả trung ương và địa phương. Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án phát triển GTNT, miền núi giai đoạn 2005 và các năm tiếp theo, trong đó có 12 tỉnh ÐBSCL. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng đường và cầu tới 219 xã chưa có đường ô-tô vào trung tâm xã, trong đó có 145 xã ở ÐBSCL. Bộ GTVT đã hỗ trợ vốn qua hai dự án GTNT. Dự án 1 với tổng kinh phí 13,520 triệu USD dành cho năm tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Dự án 2 dành cho chín tỉnh: Long An, Tiền Giang, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau với tổng kinh phí 30,18 triệu USD. Vốn lấy từ nguồn thu phí cầu Mỹ Thuận hỗ trợ các tỉnh ÐBSCL xóa cầu khỉ từ năm 2000 đến 2003 là 71,8 tỷ đồng. Chỉ riêng trong bốn năm từ 2000 đến 2003, Bộ GTVT đã hỗ trợ các tỉnh ÐBSCL xây dựng đường GTNT lên đến 7.143 tỷ đồng. Ngoài ra còn các nguồn vốn khác vay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) dành cho mục đích này với tổng số tiền khoảng 35 triệu USD. Bên cạnh đó, các tỉnh cũng tích cực huy động các nguồn vốn từ ngân sách địa phương, từ trong dân... để phát triển GTNT. Chỉ trong bốn năm (2000 - 2003), 12 tỉnh ÐBSCL đã huy động được gần 3.270 tỷ đồng, 23,8 triệu ngày công mở thêm 9.576 km nền đường, nâng cấp hơn 20.000 km đường, xây dựng 10.253 cầu các loại, thay thế hơn 3.915 cầu khỉ...Năm 2005 cả vùng  ÐBSCL là một đại công trường xây dựng giao thông. Nhưng, nhìn tổng thể, việc đầu tư cho GTÐB ở đây là chậm trễ và chưa đủ mạnh, nhất là đối với tuyến quốc lộ 1A. Và đề án mở rộng tuyến đường huyết mạch này phải được quy hoạch lên bốn làn xe có dải phân cách cứng ở giữa ngay từ đầu và phải được thực hiện từ những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Việc chia quá trình nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A ra làm nhiều giai đoạn không những chậm đáp ứng nhu cầu đi lại mà còn gây tốn kém kinh phí thi công, giải tỏa mặt bằng, làm xáo trộn cuộc sống của người dân hai bên đường và gây cản trở lâu dài trên tuyến. Ðối với hệ thống cầu trên tuyến đường này, ngoài cầu Mỹ Thuận được coi là kịp thời thì một loạt cầu bổ sung khác như: Bình Ðiền, Tân An... cũng rơi vào tình trạng đối phó. Nhiều người nói rằng nếu như cầu Bình Ðiền chưa bị sập và cầu Tân An chưa bị sà-lan đụng phải thì chưa chắc đã có thêm những chiếc cầu thứ hai như hiện nay! Nếu ngành GTVT đưa ra chương trình phát triển GTNT cho vùng này sớm hơn thì chắc chắn rằng hệ thống đường GTNT ở đây đã được kiên cố hóa, xóa hết cầu khỉ và không còn xã nào không có đường vào trung tâm xã. Về quy hoạch đường vẫn còn một số nơi chưa hợp lý.Việc cấp bách hiện nay là ngành GTVT cần chỉ đạo các chủ đầu tư căn cứ vào khả năng nguồn vốn để tập trung thi công dứt điểm từng gói thầu, từng đoạn tuyến để sớm đưa vào khai thác, sử dụng. Ðối với những dự án không được bố trí vốn, nhất thiết phải cho tạm dừng, tránh thi công dàn trải, gây cản trở việc đi lại, làm tăng tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái chung quanh. Mặt khác, cần bổ sung vào thiết kế một số cầu vượt ở những nơi tuyến thuộc quốc lộ 1A chạy qua các thị trấn, thị tứ, khu dân cư có ngã tư băng qua đường như ở ngã tư thị trấn Cai Lậy (km 1993) chẳng hạn.Nguồn: Báo Nhân dân điện tử. 

Dân số vàng - Cơ hội và thách thức

Việt Nam đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động. Dự báo đến khoảng năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kì “cơ cấu dân số vàng”. Thời kì “Cơ cấu dân số vàng” mang lại cơ hội và thách thức cho sự phát triển đất nước. 1. Cơ cấu dân số vàng là gì?Theo một số nghiên cứu của Liên hợp quốc, cơ cấu dân số của một quốc gia được coi là trong thời kì cơ cấu dân số vàng (Demographic windown of oppotunity) khi nhóm dân số trẻ em (0-14 tuổi) chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 30% và nhóm dân số người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) chiếm tỷ trọng thấp hơn 15%.Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động. Dự báo đến khoảng năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kì “cơ cấu dân số vàng”.Thời kì “Cơ cấu dân số vàng” mang lại cơ hội và thách thức cho sự phát triển đất nước. 2. Cơ hộiNhiều quốc gia đã tận dụng được cơ hội này để bứt phá, phát triển nhanh nhưng cũng không ít quốc gia đã bỏ lỡ, chìm sâu trong “bẫy thu nhập trung bình”.Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh cho Việt Nam với lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Đây là lợi thế cho phát triển kinh tế của đất nước, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.Tại Việt Nam, ngay từ khi công bố Việt Nam bắt đầu bước vào thời kì dân số vàng vào năm 2009, nhiều chính sách đã được ban hành và thực thi để tận dụng lợi thế của thời kì này giúp phát triển kinh tế. Đặc biệt là các chính sách về phát triển nguồn nhân lực và gia tăng đóng góp của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao, trung bình giai đoạn 2011 - 2018 là 6,21%/năm.Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Một trong những lí do là nền kinh tế mặc dù đã tận dụng được nguồn lao động dồi dào nhưng lại chủ yếu dựa vào khai thác lao động giá rẻ và giản đơn; chất lượng công việc nằm trong chuỗi giá trị thấp, hơn một nửa số việc làm chỉ đòi hỏi kỹ năng trung bình, 33,2% là việc làm kỹ năng thấp, chỉ có 11,2% việc làm kỹ năng cao (trung bình các nước phát triển trên thế giới là 20%). Bên cạnh đó, đa số người lao động của Việt Nam đang tham gia vào các công việc phi chính thức có thu nhập thấp, ít có sự bảo vệ (54% lao động phi chính thức); trình độ chuyên môn của lao động còn hạn chế (chỉ khoảng một phần tư người đang làm việc được đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên). 3. Thách thứcMặc dù thời kì cơ cấu dân số vàng tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh song cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cần phải giải quyết. Ngoài các vấn đề về nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, kết nối cung cầu thị trường lao động như đã đề cập ở trên thì việc giảm bớt áp lực về thiếu việc làm, trật tự, an ninh xã hội cần tiếp tục được quan tâm. Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

PHÁ TỪ KHÓA: Vùng chuyên canh là gì?

Vùng chuyên canh thường gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, khí hậu...), nhưng sản phẩm được cung cấp ra khỏi vùng. Vùng chuyên canh là vùng tập trung phát triển một hoặc vài loài cây trồng.Hiện nay chúng ta có vùng chuyên canh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, vùng chuyên canh cây chè ở các tỉnh trung du, vùng chuyên canh cây cao su ở các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, vùng chuyên canh lúa ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng chuyên canh khác. Vùng chuyên canh thường gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, khí hậu...), nhưng sản phẩm được cung cấp ra khỏi vùng. Với những nền kinh tế đã phát triển, phân công lao động xã hội đã sâu, các ngành sản xuất đã phát triển và có nhiều mối liên hệ qua lại với nhau thì vùng chuyên canh được xác định dựa trên các tiêu chí sau đây:Tổng sản phẩm của các ngành trong vùng;Tỷ trọng của ngành chuyên canh trong tổng sản phẩm của vùng so với tỷ trọng của chính ngành ấy trong tổng sản phẩm của cả nước;Tỷ trọng sản phẩm xuất ra khỏi vùng so với tổng sản phẩm của ngành ấy trong vùng;Tỷ trọng của ngành chuyên canh trong toàn bộ các ngành nông nghiệp của vùng.  Vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Nó cho phép sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nông sản tập trung. Cùng với vùng chuyên canh các tiến bộ khoa học và công nghệ được ứng dụng dễ dàng một cách rộng rãi hàng loạt. Công cụ, máy móc vật tư được sử dụng tập trung nên có điều kiện để phát huy hiệu quả cao. Đội ngũ lao động được chuyên hóa và có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề.Tuy nhiên, vùng chuyên canh cũng có nhiều thách thức mới: Sâu bệnh gây hại nhiều hơn, tập trung hơn. Các tác động của thiên tai, của các điều kiện bên ngoài không thuận lợi thường mang lại những hậu quả to lớn, sâu sắc. (Theo Từ điển Bách khoa Nông nghiệp Việt Nam)