Tin tức

Chính thức phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Chỉ còn 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là Toán, Văn và 2 môn thí sinh được lựa chọn.Về hình thức thi, môn Văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Nội dung thi, bám sát nội dung của chương trình GDPT 2018.  Giai đoạn 2025 - 2030: Giữ ổn định phương thức thi trên giấy Giai đoạn sau 2030: Từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có điều kiện (có thể kết hợp thi trên giấy và thi trên máy tính). Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.  

Hôm nay công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2025

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ được công bố vào chiều 29/11, là lần thứ ba kỳ thi thay đổi trong 10 năm.Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết phương án được đưa ra sau nhiều bước lấy ý kiến của người dân, giáo viên cả nước, các chuyên gia, trường đại học, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.Trong các lần lấy ý kiến, số phương án thi mà Bộ đưa ra cũng thay đổi. Hồi tháng 3, Bộ công bố dự thảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có bốn môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Ngoài ra, học sinh phải chọn thêm hai môn khác trong 7 môn là Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.Đến tháng 8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất ba phương án. Phương án 1 là hai môn bắt buộc Ngữ văn, Toán và hai môn tự chọn. Phương án 2 gồm ba môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và hai môn tự chọn. Phương án 3 là bốn môn bắt buộc và hai môn tự chọn như đề xuất đầu tiên.Theo Bộ, kết quả lần khảo sát cuối cùng cho thấy đa số chọn phương án hai hoặc ba môn bắt buộc. Cụ thể, khi khảo sát gần 130.700 cán bộ, giáo viên giữa phương án 2 và 3, gần 74% chọn phương án 2 - thi ba môn bắt buộc. Sau đó, Bộ khảo sát thêm khoảng 18.000 cán bộ, giáo viên ở TP HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang với cả ba phương án thì 60% chọn thi hai môn bắt buộc.Ảnh minh họa thi tốt nghiệp THPT (Nguồn: internet) Giữa tháng 11, tại cuộc họp với Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm hai môn bắt buộc và hai môn lựa chọn.Việc chỉ thi hai môn bắt buộc, theo Bộ, giúp giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình các em và cả xã hội bởi so với kỳ thi hiện tại, số môn thi giảm hai, số buổi thi giảm một. Phương án này cũng không gây mất cân bằng giữa khối khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên.Với 9 môn lựa chọn, Bộ cho rằng học sinh đã được kiểm tra, đánh giá toàn diện, thể hiện điểm số trong học bạ. Việc được lựa chọn hai môn thi tạo điều kiện để thí sinh theo đuổi định hướng nghề nghiệp, năng lực và sở thích của bản thân.Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Môn Ngữ văn thi tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm, tương tự hiện nay.Bộ cũng dự kiến giữ ổn định thi tốt nghiệp THPT trên giấy đến năm 2030, song song với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; sau năm 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính với các môn trắc nghiệm ở những nơi đủ điều kiện.Việc thi hai môn bắt buộc đồng nghĩa Ngoại ngữ là môn lựa chọn. Điều này gây không ít băn khoăn nhưng đa số đồng tình. Thăm dò của VnExpress ngày 14/11 với hơn 9.600 độc giả tham gia, khoảng 80% đồng ý phương án này.Năm 2025 là thời điểm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới thi tốt nghiệp. Hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức với 6 môn, gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).Như vậy, trong 10 năm (2015-2025), kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam có ba lần thay đổi. Từ chỗ gộp xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng (hai trong một), kỳ thi trở lại với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp, việc sử dụng để xét tuyển đại học hạn chế hơn.Nguồn: vnexpress 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu chuẩn hóa ngân hàng đề thi tốt nghiệp THPT

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 toàn diện, giải pháp cụ thể, nhất là về ngân hàng đề thi, phương án tổ chức thực hiện, thí điểm phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương.Phải có ngân hàng đề thi chất lượng, được chuẩn hóaNgày 14/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (Hội đồng), để thảo luận các đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về phương án tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025.Theo Phó Thủ tướng, mục tiêu số 1 của kỳ thi tốt nghiệp THPT là đánh giá được chất lượng đào tạo bậc phổ thông, còn đào tạo nghề, cao đẳng, đại học cần định hướng dựa trên năng lực, phẩm chất, mong muốn của học viên, sinh viên, không chạy theo bằng cấp, thành tích.Do đó, phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 phải theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội, “theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”.Phó Thủ tướng cùng các thành viên Hội đồng đề nghị Bộ GD&ĐT tập trung đầu tư cho ngân hàng đề thi chuẩn hóa cho tất cả địa phương, vùng miền, xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp với lộ trình thực hiện và mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông.Nguồn ảnh: VOVTại phiên họp, Bộ GD&ĐT nêu nêu 3 phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Trong đó, đề xuất chọn Phương án 1, thi 4 môn (Lựa chọn 2+2), gồm thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và được lựa chọn 2 môn học trong lớp 12.- Phương án 1: Lựa chọn: 2 + 2: thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 ( Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).- Phương án 2: Lựa chọn: 3 + 2: môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.- Phương án 3: Lựa chọn: 4 + 2: 4 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.Nêu ý kiến với đề xuất của Bộ GD&ĐT, các thành viên Hội đồng cho rằng, phương án thi tốt nghiệp phải tiếp cận đồng bộ, bài bản, xuất phát từ sự đổi mới phương pháp dạy và học, Chương trình giáo dục phổ thông mới, SGK mới, đào tạo giáo viên, đánh giá thi cử... theo hướng tăng cường sự tham gia chủ động của chính quyền địa phương, lấy trường học làm trung tâm.Bên cạnh đồng tình với đề xuất của Bộ GD&ĐT, các chuyên gia, các nhà giáo dục cũng nhắc đến vấn đề học sinh có thể học chỉ tập trung vào các môn thi, do đó, để hạn chế tình trạng “học môn này bỏ môn kia”, cần tăng cường việc dạy học, giải quyết vấn đề từ các thầy cô, có sự cố gắng ủng hộ từ các thầy cô.Các thành viên Hội đồng cũng cho rằng, việc lựa chọn phương án thi nào cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tạo điều kiện để thí sinh có định hướng nghề nghiệp năng lực, sở thích và điều kiện, hoàn cảnh của thí sinh.Cùng với ý kiến đóng góp của các chuyên gia, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GD&ĐT xây dựng đề án tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 toàn diện, giải pháp cụ thể, nhất là về ngân hàng đề thi, phương án tổ chức thực hiện, thí điểm phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương.Đây cũng là nội dung để tuyên truyền, thông tin đến nhân dân, huy động các chuyên gia, nhà khoa học tham gia, tạo sự đồng thuận, bảo đảm nguyện vọng bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.Nguồn: VOV 

ĐH Bách khoa Hà Nội, Huế, Đà Nẵng sẽ trở thành ĐH quốc gia

Năm 2030, Việt Nam sẽ có 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 trường đại học trọng điểm ngành quốc gia. Toàn quốc sẽ có 50 trường đại học tham gia đào tạo ngành Sư phạm theo dự thảo của Bộ GD-ĐT. Theo dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của Bộ GD-ĐT, cả nước sẽ có khoảng 250 đại học, trường đại học. Trong đó, khoảng 100 trường đại học đầu mối khác trực thuộc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương. Có ít nhất 70 trường đại học tư thục bao gồm cả trường hoạt động không vì lợi nhuận và có vốn đầu tư nước ngoài.Đến năm 2030, nước ta có thêm 3 đại học quốc gia là ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng. Như vậy, ngoài 2 đại học quốc gia hiện tại là ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội, cả nước sẽ có 5 đại học quốc gia. Trong đó, ĐH Quốc gia TP.HCM, quy mô dự kiến 120.000 – 150.000 sinh viên, gồm các lĩnh vực đào tạo: Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, xã hội và nhân văn.ĐH Quốc gia Hà Nội, quy mô dự kiến 65.000 – 70.000 sinh viên, gồm các lĩnh vực đào tạo: Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, giáo dục và sư phạm, xã hội và nhân văn.ĐH Bách khoa Hà Nội, quy mô dự kiến 45.000 – 50.000 sinh viên, gồm các lĩnh vực đào tạo: Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, sản xuất và chế biến.ĐH Đà Nẵng, quy mô dự kiến 60.000 – 65.000 sinh viên, gồm các lĩnh vực đào tạo: Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, sản xuất và chế biến, sư phạm, tài chính ĐH Huế, quy mô dự kiến 60.000 – 65.000 sinh viên, gồm các lĩnh vực đào tạo: Khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và sư phạm, y dược, nông lâm, du lịch.Cũng theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, tới năm 2030, Việt Nam phát triển thêm 4 đại học vùng trên cơ sở Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Tây Nguyên và Trường ĐH Cần Thơ. Cùng với ĐH Thái Nguyên hiện tại, cả nước dự kiến sẽ 5 đại học vùng. Ảnh minh họaNgoài ra, nước ta sẽ có từ 18 đến 20 trường đại học trọng điểm ngành quốc gia gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (sư phạm và giáo dục); Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y Dược TP.HCM (y dược); Trường ĐH Luật Hà Nội, Trường ĐH Luật TP.HCM (pháp luật); Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM (kinh tế và tài chính); Trường ĐH Hàng hải Việt Nam (giao thông vận tải, kinh tế biển)  Trường ĐH Giao thông vận tải (giao thông vận tải),  Trường ĐH Xây dựng Hà Nội (xây dựng và kiến trúc), Học viện Nông nghiệp Việt Nam (nông nghiệp), Học viện Báo chí và tuyên truyền (báo chí truyền thông), Học viện Bưu chính viễn thông (truyền thông và thông tin), Học viện Hành chính quốc gia (hành chính công), Học viện tài chính (tài chính) Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội (nghệ thuật).50 trường đào tạo sư phạmVề quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, Bộ GD-ĐT sẽ sắp xếp mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng tinh gọn, phân định vai trò, sứ mạng, căn cứ năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên của các địa phương, từng vùng và cả nước. Tới năm 2030, toàn quốc có khoảng 50 cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo giáo viên các trình độ. Trong đó, 11 trường đại học giữ vai trò hạt nhân, nòng cốt đào tạo giáo viên trong từng vùng và khu vực, tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao với khoảng 50% tổng quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc.Các trường gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm 2, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Cần Thơ.Khoảng 22 trường học, hầu hết trực thuộc UBND tỉnh đào tạo đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên các cấp học của địa phương và các tỉnh lân cận với khoảng 44% quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc. Khoảng 17 trường đại học khác tham gia đào tạo một số ngành đào tạo giáo viên đặc thù. Nguồn: vietnam.net

Thủ khoa trường Phòng cháy Chữa cháy được UBND Hà Nội vinh danh: Thăng hàm sớm 1 năm, tâm sự điều sợ nhất khi làm nghề

Nhắc đến khối ngành Công an hay Quân đội, người ta thường nghĩ ngay đến những sinh viên có tác phong nghiêm chỉnh, thân hình rắn rỏi do được đào tạo thời gian dài trong môi trường kỷ luật. Đó cũng chính là ấn tượng của nhiều người khi nhắc về Nguyễn Chí Cường (SN 2000, quê ở Đà Nẵng), nam sinh vừa trở thành thủ khoa Đại học Phòng cháy Chữa cháy.Được biết, Chí Cường đã tốt nghiệp khoa Chỉ huy Chữa cháy với điểm số trung bình 8,61/10. Mới đây, anh chàng là một trong 96 thủ khoa được UBND thành phố Hà Nội tuyên dương, cũng là đại diện duy nhất của khối trường Công an. Sau khi tốt nghiệp, anh chàng đảm nhận nhiệm vụ Tiểu đội trưởng (người chỉ huy một xe chữa cháy) tại Công an quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng).Bí quyết trở thành thủ khoa ĐH Phòng cháy Chữa cháyNếu theo dõi Chí Cường trên mạng xã hội, có thể thấy anh chàng đam mê và tâm huyết với công việc khi thường xuyên chia sẻ những bài viết về nghề. Bố mẹ rất thấu hiểu con trai, đặc biệt bố của Cường là bộ đội nên dù biết nghề này vất vả, song gia đình vẫn rất ủng hộ con thi vào trường Phòng cháy Chữa cháy.Nhớ về quãng thời gian đầu trở thành sinh viên, Chí Cường chia sẻ gặp không ít khó khăn khi tập làm quen dần trong môi trường đại học. Anh chàng sống trong ký túc xá cùng với 7 bạn học khác, từ nhiều địa phương như Thanh Hoá, Phú Thọ,… Sống trong môi trường tập thể đòi hỏi rất cao về sự kỷ luật, sinh hoạt theo giờ giấc nên những ngày đầu, Cường cảm thấy hơi gò bó và lạ lẫm.Cường tâm sự: "Điểm khác giữa môi trường học tập của các trường Công an với trường ngoài là về yếu tố kỷ luật. Trường mình yêu cầu học viên cần trưởng thành nhanh hơn, rèn luyện khác với bên ngoài. Song về lâu dài, mình cũng sẽ xây dựng được lối sống lành mạnh và khoa học".Điểm đặc biệt khi học ở trường PCCC, sinh viên được rèn luyện thể lực rất nhiều bởi công việc yêu cầu sức khỏe tốt, phải mặc đồ bảo hộ nặng. Trong những năm đầu, Chí Cường chủ yếu rèn luyện thể lực, học lý thuyết, mô phỏng và các môn liên quan nghiệp vụ cảnh sát.Trong quá trình học tập, Cường được bầu làm lớp phó, tương đương vị trí trung đội phó phụ trách công tác học tập. Do đó, nam sinh phải liên tục học và nghiên cứu tài liệu để làm được đề cương cho lớp trước mỗi bài kiểm tra. Nhờ vậy, anh chàng nắm được kiến thức nhanh hơn, giúp hiểu bài sâu và nâng cao điểm số.Nhờ thành tích học tập xuất sắc, anh chàng được phong hàm Trung uý, sớm hơn 1 năm so với thời hạn chuẩn. Cường cũng sở hữu nhiều thành tích đáng nể khác như được Bộ Công an tặng giấy khen có thành tích xuất sắc phong trào thi đua - học tập, đạt giải Nhất cá nhân Chuyên đề nghiên cứu khoa học cấp trường…Mặc dù là thủ khoa đầu ra của trường ĐH Phòng cháy chữa cháy và có nhiều thành tích ấn tượng, song Cường khiêm tốn tự nhận "bản thân không có gì để flex"."Mình trở thành thủ khoa trường ĐH Phòng cháy chữa cháy, nhưng không có nghĩa mình giỏi nhất chuyện chữa cháy. Bởi mình biết có nhiều đồng nghiệp rất giỏi sau bao năm công tác trong ngành và có kinh nghiệm thực tế tốt hơn. Mình nghĩ cần phải học hỏi thêm từ các anh chị, chứ nếu flex sẽ khiến bản thân dễ tự mãn, rồi cũng chỉ dừng ở mức đó thôi", Cường chia sẻ.Điều sợ nhất khi trở thành chiến sĩ phòng cháy chữa cháyTrên mạng xã hội, mọi người thường biết đến công việc phòng cháy chữa cháy (PCCC) với hình ảnh rất ngầu bởi các chiến sĩ sẵn sàng lao vào biển lửa, không quản ngại nguy hiểm của bản thân. Còn khi thực sự trở thành chiến sĩ PCCC, Cường càng thấu hiểu hơn nỗi vất vả của nghề và luôn cố gắng học hỏi, sống có trách nhiệm hơn.Ở vị trí tiểu đội trưởng, mỗi lần đến hiện trường, Cường phải đảm bảo sự an toàn cho các chiến sĩ, hướng dẫn anh em triển khai đội hình để nhanh chóng tiến hành dập lửa và cứu người.Giống như nhiều đồng nghiệp khác, Cường cũng tâm sự bản thân sợ nhất mỗi khi nghe được thông tin cháy nhà dân. Khi nhận được tin không hay này, anh chàng phải cùng các anh em nhanh chóng lên đường làm nhiệm vụ.Anh chàng chia sẻ thêm: "Việc thực hành PCCC ở trường và thực tế có nhiều điểm khác nhau. Có những thứ mình nghĩ đơn giản nhưng khi đến hiện trường lại phát sinh nhiều vấn đề. Điển hình như trang thiết bị PCCC ở mỗi nơi khác nhau. Ở mỗi địa phương lại có nhiều loại công trình như ở Hà Nội thì có nhiều tòa nhà cùng với ngách, ngõ nhỏ, đường đi ngoằn ngoèo hơn so với ở Đà Nẵng. Điều này đòi hỏi mình cần học hỏi thêm từ đồng nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm để hiểu hơn về thực tế công tác PCCC".Nói về kỷ niệm đáng nhớ nhất khi đi làm nhiệm vụ, Cường cho rằng là thời gian thực tập tại đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, quận Hoàn Kiếm vào năm ngoái. Trong một lần tham gia chữa cháy, anh chàng di chuyển lên tầng 3 và cõng một cụ ông ra ngoài an toàn.Ban đầu Cường định đưa ông bằng lối thang bộ nhưng vì có quá nhiều khói, nam sinh liền cõng nạn nhân theo lối ban công sang nhà bên cạnh, đi xuống bằng thang thoát hiểm. Khi xuống đến nơi an toàn, Cường nhận được lời cảm ơn của nạn nhân và người thân khi trên mặt còn bám đầy bụi than. Khoảnh khắc đó đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với chàng chiến sĩ trẻ.Cường nhớ lại: "Mình không thể diễn ra được cảm giác hạnh phúc và xúc động ấy. Trước đó, nạn nhân cũng nói rất tin lính cứu hỏa và điều đó tiếp thêm động lực cho mình rất nhiều".Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, Cường cho biết sẽ tiếp tục cố gắng học hỏi để phát triển hơn nữa trong nghề. Đồng thời, anh chàng cũng hy vọng sẽ truyền tải được kiến thức PCCC sâu rộng hơn đến người dân.Nguồn: kênh 14 

Lịch sử ra đời ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ Việt Nam là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng.Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ Việt Nam như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.- Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.- Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.- Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: "Nam nữ bình quyền". Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ Việt Nam phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".Kể từ khi các tổ chức phụ nữ tiền thân ra đời, người phụ nữ Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng phá tan thành trì phong kiến, đánh dấu mốc son lịch sử trong vấn đề bình đẳng giới được xác lập và định chế bằng Hiến pháp và Pháp luật. Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân Việt Nam. Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.Bác Hồ coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đến nay phụ nữ đã bình đẳng với nam giới về quyền hạn và nghĩa vụ cả trong gia đình và ngoài xã hội. Có thể nói, những cơ sở pháp lý đó đã thật sự mở ra những cơ hội mới cho phụ nữ Việt Nam trên con đường phát triển. Ðã có hàng trăm công ty, xí nghiệp có uy tín cao trên thị trường trong nước và quốc tế do phụ nữ lãnh đạo. Nhiều chị đã nhận được giải thưởng cao quý của Nhà nước. Lao động nữ trong nhiều ngành đã được công nhận là có chất lượng và kỹ thuật tốt. Phụ nữ tham gia lãnh đạo trong các cơ quan Ðảng , Nhà nước và các đoàn thể xã hội ngày một nhiều. 

Hà Nội lên kế hoạch cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.Theo hướng dẫn tổ chức thi, tuyển sinh và kiểm định chất lượng giáo dục của Sở GD&ĐT Hà Nội, TP sẽ tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn định hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2023, tham gia xây dựng và tích cực truyền thông về phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.Hà Nội cho biết, đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi.Kết quả kỳ thi năm 2024 tiếp tục bảo đảm phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy cao và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh.Cùng với đó, Hà Nội sẽ phân tích, đánh giá và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, quản lý chuyên môn và tham mưu về chính sách dạy và học ở các cấp học, các cơ sở giáo dục.Các đơn vị giáo dục sẽ được cung cấp thông tin kết quả phân tích kỳ thi tốt nghiệp THPT để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.Nguồn ảnh: internet Để thực hiện mục tiêu trên, Hà Nội đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và định hướng tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.Đồng thời triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GD&ĐT; tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm của UBND quận, huyện, thị xã, phòng GD&ĐT và trường THPT trong chỉ đạo, tổ chức, triển khai Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn.Hà Nội sẽ làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; tăng cường quán triệt Quy chế và hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức các khâu của Kỳ thi.Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi.Trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm tới, Hà Nội sẽ chỉ đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ hướng dẫn thí sinh cập nhật hồ sơ đăng ký dự tuyển lên hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT; chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, thiết bị để cập nhật, quản lý thông tin đăng kí dự tuyển của thí sinh đảm bảo chính xác, đúng tiến độ thời gian quy định; tiếp tục tập huấn cho cán bộ làm công tác tuyển sinh nắm vững Quy chế tuyển sinh, nhất là các chính sách ưu tiên trong tuyển sinh để có đủ năng lực hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh.Nguồn: anninhthudo.vn  

Ghi danh sổ vàng 96 thủ khoa xuất sắc Thủ đô năm 2023

Chiều tối 9/10, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thành Đoàn Hà Nội tổ chức Lễ ghi danh Sổ vàng 96 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn.Đây là sự kiện trong khuôn khổ chuỗi hoạt động tuyên dương thủ khoa xuất sắc trên địa bàn Thủ đô năm 2023, thể hiện sự ghi nhận, biểu dương đối với quá trình phấn đấu học tập, rèn luyện, tinh thần vượt khó vươn lên của các bạn trẻ.Tại lễ ghi danh, Bí thư Thành Đoàn Hà Nội Chu Hồng Minh nhấn mạnh: Thành tích đạt được ngày hôm nay của các Thủ khoa ưu tú là kết quả của một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ, đại diện tiêu biểu cho một lớp trí thức trẻ nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, tích cực học tập và nghiên cứu khoa học, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, đam mê khởi nghiệp, lập nghiệp. Thủ khoa, các trí thức trẻ và những thanh niên nhiều hoài bão là những người có trọng trách rất lớn để hiện thực hóa kỳ vọng đưa Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung vươn tầm phát triển. Hơn thế nữa, những thủ khoa xuất sắc phải là tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh niên Thủ đô học hỏi, phấn đấu, noi theo.Năm 2023 là năm thứ 21 liên tiếp thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố. Hoạt động này thể hiện sự quan tâm thường xuyên, sâu sắc của thành phố Hà Nội đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ.Sau 21 năm, 2.156 thủ khoa đã được vinh danh, đón nhận Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội. Nhiều thủ khoa được tuyên dương đã bước đầu có những thành công trong sự nghiệp, có khát vọng cống hiến và đóng góp sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước.Trong số 96 thủ khoa xuất sắc được tuyên dương năm 2023 có 43 nam (chiếm 44,8%), 53 nữ (chiếm 55,2%). Các thủ khoa xuất sắc được tuyên dương là những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, học viện với thành tích ấn tượng về học tập, rèn luyện. Nhiều thủ khoa xuất sắc là đảng viên, "Sinh viên 5 tốt" các cấp, là những tấm gương vượt khó vươn lên, có công trình nghiên cứu khoa học, những đề tài, sáng kiến, giải pháp thiết thực, hiệu quả đạt giải trong nước và quốc tế; nhiều bạn là cán bộ Đoàn, Hội tích cực, năng động...Tập thể thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp năm 2023 đã vinh dự được nhận món quà là một chiếc bút và một bộ sách về lịch sử Thăng Long - Hà Nội từ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Đây là lời động viên và nhắn gửi các thủ khoa xuất sắc tiếp tục nỗ lực, cống hiến hết mình để xây dựng Thủ đô và đất nước phồn thịnh.Nguồn: vtv.vn 

Thêm phương án thi tốt nghiệp THPT chỉ với 2 môn bắt buộc

Trong quá trình Bộ GD-ĐT khảo sát về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều ý kiến đề xuất thí sinh chỉ thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn.Báo cáo về việc xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ GD-ĐT nêu ý kiến khảo sát tại TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang. Ngoài 2 phương án được đề xuất trước đó, có nhiều ý kiến đề xuất thêm về Lựa chọn 2+2.Cụ thể, thí sinh học chương trình THPT và chương trình GDTX cấp THPT phải thi 4 môn, gồm 2 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử.Kết quả, có 17.981 cán bộ, giáo viên tham gia ý kiến. Trong đó, có tới gần 60% chọn Lựa chọn 2+2 môn thi.Theo Bộ GD-ĐT, Lựa chọn 2+2 có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi cũng giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.Ngoài ra, điều này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em, tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào đại học. Tuy nhiên, nhược điểm là ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.Kết quả khảo sát ý kiến.Trước đó, Bộ GD-ĐT lấy ý kiến cán bộ, giáo viên các trường THPT trên cả nước, xin ý kiến lãnh đạo các Sở GD-ĐT về hai phương án.Phương án 1, Lựa chọn 4+2, thí sinh phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.Thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ) phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.Phương án 2, Lựa chọn 3+2, thí sinh phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử).Thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ), thí sinh phải thi 4 môn, gồm thi bắt buộc 2 môn (Ngữ văn, Toán) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.Bộ GD-ĐT tiếp tục xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 theo ba phương án lựa chọn 4+2, 3+3 và 2+2.

6 trường Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới

Việt Nam lần đầu có 7 đại diện vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới, trong đó, 6 trường được xếp hạng và 1 trường được ghi nhận nhưng chưa có thứ hạng. Thứ hạng các trường Việt Nam trên bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2024 của THE - Ảnh: VGP/NN Tạp chí Times Higher Education (THE) của Anh đêm 27/9 vừa công bố bảng xếp hạng đại học (ĐH) thế giới năm 2024. Việt Nam tiếp tục có 6 đại diện được xếp hạng, đó là ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Huế, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Cụ thể, trong hơn 1.900 ĐH, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng nằm trong nhóm 601-800 thế giới, vẫn dẫn đầu các trường ĐH Việt Nam, nhưng đã tụt hạng so với vị trí 401-500 của năm 2023. ĐHQG Hà Nội từ nhóm 1.001-1.200 rơi xuống hạng 1.201-1.500. Riêng ĐHQG TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Huế cùng xếp thứ 1.501+, giữ nguyên thứ hạng.Trên thang điểm 100, ĐHQG Hà Nội dẫn đầu trong các ĐH Việt Nam về khía cạnh giảng dạy (teaching) với 20,9. Còn Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân có thế mạnh ở chất lượng nghiên cứu (research quality) với 90,6 và 87,5 điểm, hơn hẳn các đơn vị khác vốn chỉ dao động từ 16,4 (ĐH Huế) đến 46,8 điểm (ĐH Bách khoa Hà Nội).Tuy cách biệt khá lớn trong chất lượng nghiên cứu, nhưng về môi trường nghiên cứu (research environment), các trường hầu như không chênh lệch quá nhiều, dao động trong khoảng 8,7-16/100 điểm. Điều này diễn ra tương tự với triển vọng quốc tế (international outlook) khi số điểm nằm trong khoảng 36,8-63,1. Riêng ĐH Bách khoa bứt phá về chuyển giao công nghệ (industry) với 43,4 điểm.Đáng chú ý, Trường ĐH Mở TPHCM lần đầu vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới nhưng với trạng thái "reporter" (nhóm được báo cáo). Điều này đồng nghĩa đơn vị này cùng 768 tổ chức khác đều chưa có thứ hạng vì chỉ đạt được một số tiêu chí nhất định, chứ không đáp ứng đủ yêu cầu, nhưng đang nỗ lực để được xếp hạng, THE lý giải. THE là một trong 3 tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, bên cạnh bảng xếp hạng của Quacquarelli Symonds (Anh) và Shanghai Ranking Consultancy (Trung Quốc). Tổ chức này bắt đầu xếp hạng ĐH từ năm 2004 cùng Quacquarelli Symonds, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.Tổ chức này đã thay đổi tiêu chí xếp hạng nhằm phản ánh môi trường giáo dục ĐH hiện tại, khi lĩnh vực này ngày càng mang tính quốc tế, ít tập trung vào các quốc gia giàu có hơn dù những nước này vẫn chiếm phần lớn thứ hạng đầu. Cụ thể, dù giữ nguyên 5 nhóm tiêu chí xếp hạng, nhưng THE chọn đổi tên 3/5 nhóm (nghiên cứu, thu nhập từ chuyển giao công nghệ, trích dẫn), lần lượt thành môi trường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và chất lượng nghiên cứu. Đơn vị này cũng loại bỏ và thêm mới một số tiêu chí thành phần, nâng tổng số tiêu chí xếp hạng thuộc 5 nhóm lên 18, thay vì 13 như trước.Các nhóm tiêu chí xếp hạng cũng chứng kiến mức trọng số thay đổi, nhưng với tỉ lệ không đáng kể. Chẳng hạn, nhóm tiêu chí giảng dạy và môi trường nghiên cứu lần lượt giảm 0,5 và 1%, xuống còn 29,5 và 29%. Trong khi đó, chuyển giao công nghệ tăng 1,5 lên 4%. Ngoài ra, THE cũng đưa vào tiêu chí du học (study abroad), nhưng chưa tính trọng số trong bảng xếp hạng ĐH năm nay.Nguồn: baochinhphu.vn 

Yêu cầu hoàn thành phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 trong tháng 9

Bộ trưởng GD-ĐT yêu cầu nghiên cứu, giải trình rõ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, những điểm mới và khó khăn trong triển khai để xem xét, lựa chọn số môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.Bộ GD-ĐT vừa thông báo kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại cuộc họp về dự thảo phương án tổ chức kì thi TN THPT từ năm 2025.Bộ GD-ĐT cho biết, ngày 18/8, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì cuộc họp về dự thảo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Nghiên cứu để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vào thời điểm sớm hơn hiện naySau khi nghe báo cáo của Cục Quản lý chất lượng - đơn vị chủ trì xây dựng Dự thảo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025; góp ý của các đơn vị liên quan, Bộ trưởng kết luận giao Cục Quản lý chất lượng chủ trì hoàn thiện dự thảo. Đồng thời, tiếp tục xin ý kiến bằng văn bản 63 Sở GD-ĐT để có thêm căn cứ hoàn thiện dự thảo phương án trình lãnh đạo Bộ để trình Thường trực Chính phủ xem xét, cho phép công bố phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (dự kiến trong tháng 9/2023). Các nội dung cụ thể:Về mục đích, thời gian thi, sẽ giữ nguyên mục đích, ý nghĩa của kỳ thi tốt nghiệp THPT như đã nêu trong Dự thảo phương án đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến xã hội. Thực hiện tốt sự phân cấp, trách nhiệm trong tổ chức thi; nghiên cứu để tổ chức kỳ thi hằng năm vào thời điểm sớm hơn hiện nay.Tổ chức thi theo môn, gồm các môn học bắt buộc và các môn học lựa chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Địa lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học.Nghiên cứu, giải trình rõ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, những điểm mới và những khó khăn vướng mắc chủ yếu trong triển khai thực hiện để xem xét, lựa chọn số môn thi của phương án thi.Về hình thức thi: Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.Về nội dung thi: Bám sát yêu cầu cần đạt về năng lực và kiến thức chủ yếu của lớp 12 trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Có lộ trình phù hợp để tăng nội dung đánh giá năng lực mỗi năm phù hợp với thời gian học tập theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của học sinh.Về phương thức xét tốt nghiệp: Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp.Nguồn ảnh: Internet Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra những nhiệm vụ cần triển khai ngay.Thứ nhất, sau khi có thêm ý kiến của 63 tỉnh, thành bằng văn bản, hoàn thiện phương án trình lãnh đạo Bộ báo cáo xin ý kiến Thường trực Chính phủ trước khi công bố, hoàn thành trong tháng 9/2023.Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025 với các thành viên từ các đơn vị liên quan, phân công công việc cụ thể để triển khai nhiệm vụ. Xây dựng đề án và kế hoạch triển khai thực hiện phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo lộ trình từ nay đến năm 2030.Nhiệm vụ tiếp theo là nghiên cứu, xây dựng định dạng câu hỏi thi phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Trước mắt, ngành Giáo dục tập trung chuẩn bị sớm lực lượng giáo viên ra đề thi (ưu tiên chọn giáo viên nhiều kinh nghiệm với Chương trình giáo dục phổ thông 2018); đồng thời tổ chức tập huấn lực lượng giáo viên xây dựng câu hỏi thi, ra đề thi phù hợp với yêu cầu Chương trình phổ thông 2018 bao gồm cả chuyên sâu và đại trà; tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ và tập huấn cho nhiều đối tượng tham gia xây dựng câu hỏi thi. Các công tác này cần bắt đầu từ quý IV năm 2023.Nguồn: vietnamnet  

Gần 99% đỗ tốt nghiệp THPT năm 2023

Thông tin được Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác thi tốt nghiệp THPT 2023 và triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT 2024, sáng 20/9.PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn quốc năm 2023 là 98,88%. Ngoài những ưu điểm đạt được, đại diện Bộ GD-ĐT cũng thẳng thắn nhìn nhận, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2023.PGS.TS Huỳnh Văn Chương. Ảnh: Thanh HùngCụ thể, trong quá trình coi thi, còn một số thí sinh cố tình vi phạm quy chế thi (sử dụng điện thoại trong khu vực thi) và một số giáo viên chưa thực hiện đúng, đủ quy trình khi coi thi. Bên cạnh đó, việc điều động giảng viên, giáo viên thực hiện nhiệm vụ quốc gia trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, ra đề thi còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến công tác ra đề thi và xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.Ngoài ra, một số sở GD-ĐT chưa thực sự chủ động xử lý công việc thuộc thẩm quyền, vẫn còn tình trạng xin ý kiến Bộ GD-ĐT những công việc thuộc phạm vi và thẩm quyền của các sở. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, cho hay kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng, quy mô lớn khi số lượng người tham gia là hàng nghìn người, số lượng thí sinh là hơn 1 triệu em.Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng. Ảnh: Thanh HùngThứ trưởng Thưởng cho hay kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phông 2006. Song, không có nghĩa kỳ thi cuối cùng là được phép chủ quan. “Nên tránh tâm lý, tư tưởng chủ quan, lơ là”, ông Thưởng nói.PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, năm nay, nhà trường tuyển 8.000 sinh viên, trong đó 57% tuyển bằng phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điều đó cho thấy vai trò nhất định của kỳ thi này.PGS.TS Huỳnh Văn Chương cho biết thêm, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ giữ ổn định, không có sự thay đổi lớn so với giai đoạn 2020-2023 về hình thức tổ chức. Tuy nhiên, kỳ thi năm 2024 sẽ có một vài điều chỉnh nhưng chủ yếu về mặt kỹ thuật để khắc phục các hạn chế bất cập của kỳ thi năm 2023 như chấm thi, vận chuyển và in sao đề thi...Nguồn: vietnamnet 

Bộ GD&ĐT đính chính thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Sẽ có 11 môn thi

Chiều 13/9, Bộ GD&ĐT phát đi thông báo đính chính thông tin về dự thảo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 tại Thông báo số 1489/TB-BGDĐ trước đó.Bổ sung môn thi Trước đó, ngày 8/9, Bộ GD&ĐT ban hành Thông báo số 1489/TB-BGDĐT về kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại cuộc họp về Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.Bộ GD&ĐT đính chính mục 2 trong Thông báo Kết luận số 1489/TB-BGDĐT về dự thảo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 như sau:"Tổ chức thi theo môn, gồm các môn học bắt buộc và các môn học lựa chọn trong Chương trình GDPT năm 2018: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ".Như vậy, với việc đính chính thêm môn Địa lý, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 dự kiến sẽ có 11 môn thi bắt buộc và các môn học lựa chọn thay vì 10 môn như thông tin trước đó.Theo thông báo 1489/TB-BGDĐT kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại cuộc họp về Dự thảo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, về mục đích, thời gian tổ chức giữ nguyên như đã nêu trong Dự thảo phương án đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến xã hội. Thực hiện tốt sự phân cấp, trách nhiệm trong tổ chức thi; nghiên cứu để tổ chức kỳ thi hàng năm vào thời điểm sớm hơn hiện nay.Nghiên cứu, giải trình rõ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, những điểm mới và những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện để xem xét, lựa chọn số môn thi.Hình thức thi: Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.Nội dung thi sẽ bám sát yêu cầu cần đạt về năng lực và kiến thức chủ yếu của lớp 12 trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Có lộ trình phù hợp để tăng nội dung đánh giá năng lực của học sinh mỗi năm phù hợp với thời gian học tập theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.Phương thức xét tốt nghiệp: Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp.Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu sau khi có thêm ý kiến của 63 tỉnh, thành phố bằng văn bản, sẽ phải hoàn thiện phương án trình lãnh đạo Bộ báo cáo xin ý kiến Thường trực Chính phủ trước khi công bố, hoàn thành trong tháng 9/2023.Thành lập ban chỉ đạo thực hiện phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025 với các thành viên từ các đơn vị có liên quan, phân công công việc cụ thể để triển khai. Tiếp đó, xây dựng đề án và kế hoạch triển khai thực hiện phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo lộ trình từ nay đến năm 2030.Nghiên cứu, xây dựng định dạng câu hỏi thi phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước mắt, tập trung chuẩn bị sớm lực lượng giáo viên ra đề thi (ưu tiên chọn giáo viên nhiều kinh nghiệm với chương trình giáo dục phổ thông 2018).Đồng thời, sẽ tổ chức tập huấn lực lượng giáo viên xây dựng câu hỏi thi, ra đề thi phù hợp với yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm cả chuyên sâu và đại trà; tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ và tập huấn cho nhiều đối tượng tham gia xây dựng câu hỏi thi. Các công tác này cần bắt đầu từ quý IV/2023.Nguồn: Báo Chính phủ 

Nhìn lại mùa thi, tuyển sinh 2023: Quá nhiều thí sinh "biến mất", giảm ảo thiếu hiệu quả

Mục tiêu giảm thiểu "trúng tuyển ảo" theo các quy định và quy trình tuyển sinh chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tỉ lệ thí sinh ảo chung vẫn xấp xỉ 20%, tương ứng với hơn 100.000 em. Với việc kết thúc xác nhận nhập học trên hệ thống tuyển sinh chung đối với các thí sinh trúng tuyển đại học (ĐH) đợt 1 năm 2023 vào ngày 8-9 vừa qua, có thể xem kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã thực hiện đủ 3 mục tiêu. Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023, kỳ thi có 3 mục tiêu chính: Đánh giá kết quả dạy và học chương trình THPT; để xét tốt nghiệp THPT; làm cơ sở cho các trường ĐH, CĐ xét tuyển. Nhiều thách thức về nâng cao chất lượng dạy họcĐề thi tương đối ổn định với điểm trung bình các môn khá bình ổn từ khi kỳ thi này có tên gọi là kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020 theo Luật Giáo dục 2018.Hai môn lịch sử và ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) đã thoát được hiện trạng điểm trung bình môn thi "dưới trung bình" (điểm 5). Tuy nhiên, điều này chắc chắn do việc điều chỉnh đề thi (bám sát chương trình môn thi hơn và đánh giá năng lực hơn là kiểm tra kiến thức), chứ không hẳn là do tác động của việc thay đổi nội dung chương trình hay cách dạy và học.Ngoài ra, điểm trung bình môn giáo dục công dân liên tục rất cao, chênh lệch nhiều so với các môn thi khác chắc chắn cũng góp phần khiến tỉ lệ học sinh chọn bài thi khoa học xã hội luôn cao hơn khi thi tốt nghiệp trong nhiều năm qua. Gần 120.000 thí sinh "biến mất" dù đã trúng tuyểnXét tuyển vào các trường ĐH vẫn là lựa chọn quan trọng hàng đầu của học sinh lớp 12. Khi làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023, trong hơn 1 triệu thí sinh, khoảng 93% em dự kiến đăng ký xét tuyển (ĐKXT) các trường ĐH. Tuy nhiên, sau khi thí sinh đã đăng ký theo các phương thức xét tuyển sớm tại trường ĐH, chỉ còn khoảng 66% (660.000 em) chính thức ĐKXT trên hệ thống tuyển sinh chung. Tình trạng này cũng giống như năm 2022.Tỉ lệ thí sinh ảo chung vẫn xấp xỉ 20%, tương ứng với hơn 100.000 em. Điều đó cho thấy với các quy định, quy trình tuyển sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 2022, tiếp tục áp dụng trong năm 2023, việc yêu cầu thí sinh phải ĐKXT khi làm thủ tục đăng ký dự thi chỉ mang tính kỹ thuật (cấp mã đăng nhập hệ thống tuyển sinh sau này) và thăm dò số lượng thí sinh ĐKXT ĐH.Có thể có nhiều nguyên nhân làm cho việc lọc ảo không đạt hiệu quả. Trong đó có nguyên nhân là mới chỉ hơn 50% số trường ĐH tham gia hệ thống lọc ảo chung (58 trường ĐH phía Bắc do ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì và 86 trường phía Nam do ĐHQG TP HCM chủ trì).Bên cạnh đó, tỉ lệ thí sinh ảo tại từng trường cũng rất khác nhau. Do chênh lệch về số lượng nguyện vọng ĐKXT nên nhiều trường tuyển không đến 50% chỉ tiêu. Hơn 90 trường ĐH thông báo xét tuyển bổ sung. Trong đó, nhiều trường đã phải công bố xét tuyển bổ sung ngay sau khi thông báo kết quả xét tuyển đợt 1 chứ không chờ đến ngày 8-9 theo quy định. Điều này cho thấy khi hậu kiểm, chắc chắn sẽ có nhiều trường ĐH tuyển vượt chỉ tiêu được giao hoặc đã đăng ký.Như vậy, bức tranh tuyển sinh còn chưa định hình rõ nét khi việc xét tuyển vào các trường ĐH còn quá nhiều phương thứcNguồn: Người lao động