Tin tức

Hôm nay (5/9), rộn ràng không khí khai giảng năm học mới 2023-2024 trên cả nước

Hơn 22 triệu học sinh trên cả nước hân hoan tới trường dự lễ khai giảng năm học mới 2023 - 2024, năm học được coi là giai đoạn bứt tốc trong đổi mới giáo dục phổ thôngDù miền xuôi hay miền ngược, thành thị hay nông thôn, với tất cả yêu thương dành cho học sinh, các nhà trường đều cố gắng chuẩn bị tốt nhất cho lễ khai giảng năm học mới.Ngày khai giảng năm học mới cũng là ngày hội của khoảng 1,6 triệu giáo viên. Các nhà trường đã hoàn thành công tác chuẩn bị trong năm thứ 4 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa mới ở các lớp 4, 8, 11.Tại Thủ đô Hà Nội, hiện có hơn 2.800 trường học với hơn 2,2 triệu học sinh. Tất cả các nhà trường sẽ đồng loạt tổ chức lễ khai giảng vào buổi sáng 5/9 với yêu cầu bảo đảm trang trọng, ngắn gọn và lấy học sinh làm trung tâm, quan tâm đến học sinh đầu cấp. Để chuẩn bị cho lễ khai giảng, Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu các nhà trường tổng vệ sinh môi trường, trang hoàng trường lớp, rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi.Trong sáng 5/9, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự, chung vui cùng học sinh trên toàn quốc. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Lễ khai giảng cùng thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến thăm, chúc mừng Trường Hữu nghị T78 (Phúc Thọ, Hà Nội). Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tới thăm thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Phú, tỉnh Tiền Giang. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Lễ khai giảng tại Trường Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự Lễ khai giảng tại Trường Trung học Cơ sở Đoàn Thị Điểm, thành phố Cần Thơ.Trước đó, sáng 4/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã tới thăm, chúc mừng và dự Lễ khai giảng năm học mới tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học Cơ sở huyện Văn Yên (Yên Bái).Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lễ khai giảng ở các trường được tổ chức ngắn gọn, đảm bảo trang nghiêm. Các hoạt động trong phần lễ gồm: Chào cờ, hát Quốc ca; tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; đọc thư của Chủ tịch nước nhân dịp năm học mới và đánh trống khai trường.Kỳ vọng về một năm học mới với nhiều chuyển biếnTrong không khí rộn ràng, háo hức chuẩn bị cho ngày khai trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên thể hiện sự kỳ vọng về một năm học với nhiều chuyển biến trong chế độ, chính sách cho giáo viên và nguồn lực đầu tư cho giáo dục.Chia sẻ trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chủ động khắc phục những vấn đề về chuyên môn để giáo viên thấy được hỗ trợ và thuận lợi hơn trong công việc, bớt đi căng thẳng áp lực; tăng cường tổ chức tập huấn, hướng dẫn. Đồng thời, các địa phương cần tích cực chia sẻ kinh nghiệm tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá.Bên cạnh đó, Bộ nghiên cứu đề xuất điều chỉnh Nghị định 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên, nhằm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế đặt hàng của địa phương, hỗ trợ về sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm. Dự kiến, Nghị định 116 sửa đổi sẽ hoàn thành trong năm nay và được kỳ vọng mở rộng nguồn tuyển sư phạm.Đối với việc chuẩn bị các điều kiện về phòng học, thư viện, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học…, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ do điều kiện kinh tế, mức độ quan tâm cũng như khó khăn khác nhau của mỗi địa phương nên việc đáp ứng điều kiện cho đổi mới còn nhiều hạn chế.Một năm học mới lại bắt đầu, các đề xuất về chế độ, chính sách dành cho đội ngũ giáo viên đang từng bước có sự chuyển biến tích cực. Đây được coi là động lực quan trọng để mỗi nhà giáo trên cả nước yên tâm công tác; để mỗi thầy, cô đang hàng ngày bám bản, bám làng, gieo con chữ nơi vùng sâu, vùng xa có thêm niềm tin và sức mạnh gắn bó với học trò, với nghề dạy học; không ngừng nỗ lực, phấn đấu, dũng cảm đương đầu với khó khăn, thử thách để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục.Nguồn: vtv.vn  

Khi nào các trường công bố điểm chuẩn đại học năm 2023?

Theo Bộ GD-DT, chậm nhất ngày 22/8, các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn đại học 2023 và kết quả xét tuyển.Từ ngày 12/8 vừa qua, Bộ GD-ĐT phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học cả nước lọc ảo, xét tuyển đại học năm 2023. Trong khoảng thời gian từ ngày 12-20/8, Bộ sẽ chạy hệ thống lọc ảo cho tất cả phương thức xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung để xác định nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển.Việc lọc ảo nguyện vọng xét tuyển của thí sinh sẽ được thực hiện 6 lần trên hệ thống và kết thúc vào chiều ngày 20/8. Sau đó, Bộ GD-ĐT sẽ trả kết quả lọc ảo nguyện vọng xét tuyển đại học 2023 về cho các trường.Các trường phải xét tuyển tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh trên hệ thống và đưa lên hệ thống để lọc ảo, có biện pháp kiểm tra, đối sánh các dữ liệu để đảm bảo đúng, đầy đủ dữ liệu trước khi xét tuyển.Năm nay, cả nước có hơn một triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT, trong đó khoảng 917.700 em đăng ký dùng kết quả thi để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển đại học.Ngay sau khi công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, Bộ GD-ĐT cũng đã có thống kê cụ thể phổ điểm thi theo từng tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm nay.Theo nhận định của các chuyên gia, phổ điểm năm nay về cơ bản giữ được ổn định như năm ngoái và không có sự biến động quá lớn. Điều này sẽ không gây nên sự xáo trộn lớn đối với các thí sinh và phụ huynh cũng như công tác xét tuyển vào đại học.TS Quách Tuấn Ngọc - nguyên cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT, cho biết quan sát phổ điểm năm nay cùng hai năm trước có thể thấy tương đối ổn định. Đặc biệt, một số môn có sự cải thiện tốt hơn.Từ điểm thi tốt nghiệp THPT, Thạc sĩ Phùng Quán, chuyên gia tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhận định hầu hết điểm trung bình các tổ hợp môn A00 (Toán, Lý, Hoá), A01 (Toán, Lý, Ngoại Ngữ), C00 (Văn, Sử, Địa) thay đổi không nhiều.Điều này dẫn đến điểm chuẩn các nhóm tổ hợp sẽ thay đổi không nhiều và có thể giảm nhẹ giảm nhẹ so với năm ngoái. Điểm chuẩn tổ hợp B00 (Toán, Hóa, Sinh) và D01 (Toán, Văn, Anh) sẽ tăng nhẹ so với năm trước. Bộ GD-ĐT cho biết tính đến thời điểm khóa cổng đăng ký xét tuyển trực tuyến - cuối ngày 30/7, hệ thống xét tuyển của Bộ ghi nhận tổng số hơn 660.000 thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển với 3,4 triệu nguyện vọng, tương đương 66% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023.Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPTCông bố điểm chuẩn trước 17 giờ ngày 22/8Từ ngày 12/8 đến 17 giờ ngày 20/8, các cơ sở đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát dữ liệu trên hệ thống, sau đó tải dữ liệu, thông tin xét tuyển để tổ chức xét tuyển nguyện vọng của thí sinh đã đăng ký. Việc lọc ảo, xử lý nguyện vọng của thí sinh sẽ được thực hiện 6 lần trên hệ thống và kết thúc vào chiều 20/8.Trước 17h ngày 22/8, các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn đại học 2023 và kết quả xét tuyển. Thí sinh cần lưu ý để nhận kết quả trúng tuyển và nhập học trên hệ thống theo đúng thời gian quy định.Trước 17h ngày 6/9, tất cả các thí sinh trúng tuyển cần xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống. Nếu thí sinh không xác nhận nhập học sẽ phải đợi xét tuyển bổ sung vào các đợt xét tuyển tiếp theo của các trường đại học.Đối với thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GD-ĐT, từ ngày 5/7 đến 17h ngày 15/8, thí sinh có thể xác nhận nhập học trên hệ thống. Những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được đăng ký nguyện vọng xét tuyển tiếp theo, trừ các trường hợp được hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo cho phép không nhập học. Trong trường hợp chưa xác định nhập học, thí sinh có thể tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia như các thí sinh khác, nếu trúng tuyển, thí sinh sẽ xác nhận nhập học theo lịch chung.Từ ngày 7/9 đến tháng 12/2023, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của cơ sở đào tạo thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của các trường.Các cơ sở đào tạo phải báo cáo chính xác, đầy đủ kết quả tuyển sinh năm 2023 trên hệ thống trước 31/12.Nguồn: báo Vietnamnet

Chi tiết phổ điểm các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố phổ điểm các môn thi của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2023.Cụ thể, phổ điểm các môn thi như sau:Phổ điểm thi tốt nghiệp môn Toán:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Toán của cả nước năm 2023 cho thấy: Có 1,003,372 thí sinh tham gia thi bài thi Toán, trong đó điểm trung bình là 6.25 điểm, điểm trung vị là 6.6 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.6 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 123 (chiếm tỷ lệ 0.012%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 217,093 (chiếm tỷ lệ 21.64%).Phổ điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn của cả nước năm 2023 cho thấy: Có 1,008,239 thí sinh tham gia thi bài thi Ngữ văn, trong đó điểm trung bình là 6.86 điểm, điểm trung vị là 7.0 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 92 (chiếm tỷ lệ 0.009%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 73,622 (chiếm tỷ lệ 7.3%).Phổ điểm thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Tiếng Anh của cả nước năm 2023 cho thấy: Có 876,102 thí sinh tham gia thi bài thi Tiếng Anh, trong đó điểm trung bình là 5.45 điểm, điểm trung vị là 5.2 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4.2 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 192 (chiếm tỷ lệ 0.022%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 392,784 (chiếm tỷ lệ 44.83%).Phổ điểm thi tốt nghiệp môn Vật lý:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Vật lí của cả nước năm 2023 cho thấy: Có 327,188 thí sinh tham gia thi bài thi Vật lí, trong đó điểm trung bình là 6.57 điểm, điểm trung vị là 6.75 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.5 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 23 (chiếm tỷ lệ 0.007%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 48,379 (chiếm tỷ lệ 14.79%).Phổ điểm thi tốt nghiệp môn Hóa học:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp môn Hóa học của cả nước năm 2023 cho thấy: Có 328,117 thí sinh tham gia thi bài thi Hóa học, trong đó điểm trung bình là 6.74 điểm, điểm trung vị là 7.0 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.5 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 14 (chiếm tỷ lệ 0.004%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 38,375 (chiếm tỷ lệ 11.7%).Phổ điểm thi tốt nghiệp môn Sinh học:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Sinh học của cả nước năm 2023 cho thấy: Có 324,625 thí sinh tham gia thi bài thi Sinh học, trong đó điểm trung bình là 6.39 điểm, điểm trung vị là 6.5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 6.5 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 36 (chiếm tỷ lệ 0.011%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 33,754 (chiếm tỷ lệ 10.4%).Phổ điểm thi tốt nghiệp môn Lịch sử:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp môn Lịch sử của cả nước năm 2023 cho thấy: Có 683,447 thí sinh tham gia thi bài thi Lịch sử, trong đó điểm trung bình là 6.03 điểm, điểm trung vị là 6.0 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 5.75 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 38 (chiếm tỷ lệ 0.006%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 170,237 (chiếm tỷ lệ 24.91%).Phổ điểm thi tốt nghiệp môn Địa lý:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp môn Địa lí của cả nước năm 2023 cho thấy: Có 682,134 thí sinh tham gia thi bài thi Địa lí, trong đó điểm trung bình là 6.15 điểm, điểm trung vị là 6.25 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 6.25 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 112 (chiếm tỷ lệ 0.016%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 91,073 (chiếm tỷ lệ 13.35%).Phổ điểm thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân:Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân của cả nước năm 2023 cho thấy: Có 565,452 thí sinh tham gia thi bài thi Giáo dục công dân, trong đó điểm trung bình là 8.29 điểm, điểm trung vị là 8.5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 9.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 26 (chiếm tỷ lệ 0.005%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 5,492 (chiếm tỷ lệ 0.97%).Nguồn: Báo giáo dục 24h

Công bố đáp án các môn trắc nghiệm thi tốt nghiệp THPT 2023.

Ngày 3-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án môn thi trắc nghiệm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án môn thi trắc nghiệm, gồm tám môn nằm trong các bài thi tốt nghiệp THPT năm nay.Có bốn trong số năm bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT được thi theo hình thức trắc nghiệm gồm toán, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên (các môn thành phần là vật lý, hóa học, sinh học) và khoa học xã hội (các môn thành phần là lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).Hiện hội đồng chấm thi các tỉnh đã tiến hành quét bài thi trắc nghiệm và chuẩn bị chấm thi. Để tăng cường giám sát xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai đáp án các môn thi trắc nghiệm. Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đáp án môn ngữ văn. Đây là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận và do giám thị chấm.Theo lịch, 8h ngày 18-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.Dưới đây là đáp án các môn thi trắc nghiệm:MÔN TOÁNMÔN VẬT LÝMÔN HÓA HỌCMÔN SINH HỌCMÔN LỊCH SỬMÔN ĐỊA LÝMÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂNMÔN TIẾNG ANHMÔN TIẾNG PHÁPMÔN TIẾNG ĐỨCMÔN TIẾNG NHẬTMÔN TIẾNG TRUNGMÔN TIẾNG HÀNNguồn: Báo Tuổi Trẻ 

Bộ GD&ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Sáng 1/3, Bộ GD&ĐT thông báo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 sẽ được tổ chức trong 4 ngày 27, 28, 29 và 30/6/2023.Trong đó:- Ngày 27.6.2023: Thí sinh làm thủ tục dự thi;- Ngày 28, 29.6.2023: Tổ chức coi thi;- Ngày 30.6.2023: Dự phòng.Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ được tổ chức sớm hơn so với năm 2022.Theo Bộ GDĐT, trong nhiều năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kỳ thi diễn ra vào tháng 7. Năm nay, khi cuộc sống đã quay trở lại trạng thái bình thường nên kỳ thi cũng được tổ chức sớm hơn.Kéo theo đó, lịch tuyển sinh của các trường đại học cũng được đẩy lên sớm hơn để trong tháng 9, các trường đã có thể cho sinh viên nhập học. Nội dung ôn thi cũng nằm trong chương trình giáo dục phổ thông. Học sinh hoàn toàn có thể yên tâm với những gì đã được học và ôn luyện trong thời gian qua.Đến thời điểm hiện tại, có khoảng 150 trường đã công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó 9 trường đại học, đại học tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy,... (kỳ thi riêng) để xét tuyển đầu vào.Lịch tổ chức các kỳ thi riêng kéo dài từ đầu tháng 4 đến hết tháng 7.2023 (chưa kể các kỳ thi năng khiếu âm nhạc, mỹ thuật, báo chí...).9 đơn vị có kỳ thi riêng gồm: Đại học Quốc gia TP.HCM, Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Sư phạm TP.HCM, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, kỳ thi của Bộ Công an.Nhiều trường đại học đã bắt đầu thông báo nhận hồ đăng ký xét tuyển năm 2023 theo các phương thức xét tuyển sớm. FILE PDF ĐỀ MINH HOẠ ĐƯỢC CẬP NHẬT TẠI ĐÂY

Bộ GD&ĐT chính thức công bố đề minh hoạ thi tốt nghiệp THPT 2023

Sáng 1/3, bộ GD&ĐT công bố đề thi minh hoạ 15 môn của kì thi thi tốt nghiệp THPT 2023. Năm nay, phương án thi tốt nghiệp THPT được giữ ổn định như nhiều năm qua. Thí sinh THPT làm 4 bài thi, gồm 3 bài độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, có sự tăng cường hợp lý một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn ở một số môn.Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 sẽ được tổ chức trong 4 ngày 27, 28, 29 và 30/6/2023.Trong đó, vào ngày 27/6, thí sinh sẽ làm thủ tục dự thi. Hai ngày thi chính thức là 28 và 29/6. 30/6 là ngày thi dự phòng. FILE PDF ĐỀ THI THAM KHẢO CÁC MÔN ĐƯỢC CẬP NHẬT TẠI ĐÂY

Dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6

Theo Bộ GD&ĐT, lịch thi tốt nghiệp THPT 2023 sẽ sớm hơn so với năm 2022, dự kiến vào tuần cuối tháng 6 thay vì vào tháng 7. Dự kiến, kế hoạch tuyển sinh 2023 sẽ được công bố trong tháng 2, sớm hơn mọi năm để thí sinh có thể kịp bắt đầu năm học từ tháng 9/2023.Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cơ bản giữ ổn định như năm 2022. Các bài thi giữ nguyên gồm bài thi độc lập và tổ hợp, nội dung cũng nằm trong chương trình giáo dục phổ thông. Dự kiến, kế hoạch tuyển sinh 2023 sẽ được công bố trong tháng 2, sớm hơn mọi năm để thí sinh có thể kịp bắt đầu năm học mới từ tháng 9/2023. "2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên lịch thi diễn ra vào tháng 7. Năm nay, cuộc sống đã quay trở lại trạng thái bình thường nên kỳ thi cũng được tổ chức sớm hơn. Kéo theo đó, lịch tuyển sinh của các trường đại học cũng được đẩy lên sớm hơn để trong tháng 9 có thể cho sinh viên nhập học", PGS Thủy thông tin.Bà Thủy lưu ý thêm, năm nay, thí sinh sẽ đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Các em được đăng ký không giới hạn nguyện vọng và sắp xếp thứ tự nguyện vọng từ trên xuống dưới. Trong thời hạn đăng ký xét tuyển, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng sao cho phù hợp và tăng cơ hội trúng tuyển cho mình.Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ năm 2023 các trường phải công bố đề án và quy chế tuyển sinh riêng của trường. Quy chế tuyển sinh của trường phải cụ thể hóa quy chế của Bộ. Ngoài ra, các trường phải công bố các thông tin này trước 30 ngày khi thí sinh đăng ký.  

Danh sách tỉnh công bố lịch tựu trường năm học 2022 - 2023

Lịch tựu trường năm học 2022 - 2023 của mỗi tỉnh được quy định khác nhau, sớm nhất là 22/8, muộn nhất là 1/9, xem chi tiết lịch tựu trường của các tỉnh dưới đây.Đã có 20 tỉnh, thành công bố lịch đến trường của học sinh các cấp năm học 2022 - 2023.Theo đó, hầu hết tỉnh, thành phố cho học sinh đến trường sớm nhất từ 22/8 (với khối 1) và từ 25/8 - 5/9 với học sinh các khối còn lại.Danh sách cập nhật lịch đến trường của học sinh 63 tỉnh, thành phố:  STTĐịa phương Lịch tựu trường1Bà Rịa - Vũng Tàu- Học sinh lớp 1, 2, 10: Ngày 22/8.- Học sinh các lớp còn lại: Ngày 29/8.2Bình Định- Học sinh các cấp: Ngày 29/8. - TT Giáo dục thường xuyên: Ngày 12/9.3Bạc Liêu- Học sinh lớp 1: ngày 22/8.- Học sinh các lớp còn lại: ngày 29/8.4Đồng Tháp- Học sinh lớp 1: Ngày 22/8.- Học sinh các lớp còn lại: Ngày 25/8.5Điện Biên- Học sinh lớp 1: Ngày 29/8.- Học sinh các lớp còn lại: Ngày 1/9.6Hà Nam- Học sinh lớp 1: Sớm nhất trước 2 tuần so với ngày 5/9.- Học sinh các lớp còn lại: Sớm nhất trước một tuần so với ngày 5/9.7Hà Nội- Học sinh lớp 1: ngày 22/8.- Học sinh các lớp còn lại: ngày 29/8.8Hà Tĩnh- Học sinh lớp 1: Ngày 22/8.- Học sinh các lớp còn lại: Ngày 30/8.9TP.HCM- Trẻ mầm non: Ngày 31/8.- Học sinh các lớp còn lại: Ngày 22/8.10Long An- Trẻ mầm non và học sinh phổ thông: Ngày 29/8. - Học sinh lớp 1 và Trường THPT chuyên Long An: 22/8.11Ninh Bình- Học sinh lớp 1: ngày 22/8.- Học sinh các lớp còn lại: ngày 29/8.12Ninh Thuận - Học sinh lớp 1: ngày 22/8.- Học sinh các lớp còn lại: ngày 29/8.13Nghệ An- Học sinh tất cả các cấp: 29/814Kiên Giang- Học sinh lớp 1: ngày 22/8.- Học sinh các lớp còn lại: ngày 29/8.15Trà Vinh- Học sinh lớp 1: từ ngày 22/8 đến 2/9.- Học sinh các lớp còn lại: từ ngày 29/8 đến 2/9.16Yên Bái- Học sinh lớp 1: ngày 22/8.- Học sinh các lớp còn lại: ngày 29/8.17Quảng Nam- Học sinh tất cả các cấp: 01/9.18Hưng Yên- Học sinh lớp 1: ngày 22/8.- Học sinh các lớp còn lại: ngày 29/8.19Sơn La- Giáo dục mầm non: 25/8/2022 đến ngày 31/8/2022- Giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên: Ngày 22/8/2022.20Cần Thơ- Học sinh lớp 1: Sớm nhất trước 2 tuần so với ngày 5/9. - Học sinh các lớp còn lại: Sớm nhất trước một tuần so với ngày 5/9. Theo Báo Vietnamnet

Điểm chuẩn năm 2022 của khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội cao nhất là 26

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy năm 2022 theo phương thức 6 (mã phương thức 409), sử dụng chứng chỉ IELTS và các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm thi THPT năm 2022. Theo đó, điểm chuẩn theo phương thức 6 của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay cao nhất là ngành Luật thương mại quốc tế với 26 điểm.Các ngành Luật, Luật chất lượng cao, Luật kinh doanh cùng có điểm chuẩn là 25. Điểm chuẩn năm 2022 của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội theo phương thức xét tuyển kết hợp.  Điểm xét tuyển được tính theo công thức:Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế + Điểm môn Toán (hoặc Văn) + Điểm môn còn lại của tổ hợp xét tuyển có tiếng Anh theo từng ngành + Điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực (nếu có).Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sẽ thực hiện đăng ký nguyện vọng trên cổng thông tin tuyển sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian đăng ký là đến trước 17h ngày 20.8.2022. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến thời điểm hiện tại mặc dù đã quá 2/3 thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển, tuy nhiên còn rất nhiều thí sinh chưa thực hiện đăng ký (gần 50%).Thí sinh sau khi đăng ký xét tuyển vẫn tiếp tục được điều chỉnh nguyện vọng (trong thời gian quy định) không giới hạn số lần. Sau 17 giờ  ngày 20.8.2022, hệ thống sẽ tự động khóa chức năng đăng ký xét tuyển để chuyển sang các quy trình tiếp theo và khi đó thí sinh sẽ không còn quyền đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đề nghị các cơ sở đào tạo, sở giáo dục và đào tạo các địa phương tăng cường truyền thông, khuyến cáo, nhắc nhở thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước hạn cuối (trước 17 giờ ngày 20.8.2022) để tránh các rủi ro về kỹ thuật (nếu có).

Những lý do không đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH 2022 quá muộn

Chỉ còn 7 ngày nữa là hết hạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại học năm 2022, tuy nhiên mới có khoảng 50% thí sinh thực hiện nhập nguyện vọng trên hệ thống. Dưới đây là những lý do thí sinh không nên để đến ngày cuối mới đăng kí nguyện vọng.Đừng đợi ngày cuốiTiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho hay điểm khác trong lộ trình xét tuyển vào ĐH năm nay là Bộ GD-ĐT đã tách việc đăng ký thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển vào 2 thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó, năm nay thay đổi về mặt kỹ thuật xét tuyển nên kéo dài thời gian đăng ký từ 22.7 - 20.8.Ông Hải nói: “Thời gian để các em đăng ký là quá dài (1 tháng) nên các em nghiên cứu nhiều hơn, tham khảo nhiều nguồn thông tin hơn, cũng vì thế mà các em còn chậm trong việc đăng ký. Nhưng không nên để đến những ngày cuối mới đăng ký vì dễ có nguy cơ rủi ro về mặt kỹ thuật, sẽ ảnh hưởng đến việc đăng ký, như đăng ký xong nhưng không lưu được…”.Ông Hải nhấn mạnh còn 9 ngày nữa (kể cả ngày 12/8), mà chỉ có 50% TS đăng ký NV là rất đáng lo. Quy chế năm nay yêu cầu tất cả các TS dù trúng tuyển sớm hay trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT thì đều phải đăng ký trên hệ thống. Bên cạnh đó, không nên đăng ký nhiều ngành khác nhau ở nhiều NV khác nhau. Phải chọn ngành nào mong muốn nhất ở NV đầu tiên vì hệ thống sẽ xét NV 1 trước rồi mới đến các NV tiếp theo. Và một điều đặc biệt lưu ý là phải lưu lại hồ sơ mình đăng ký ở phiên bản cuối cùng, để xác nhận nhập học.Ông Võ Ngọc Nhơn, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho rằng thời gian đăng ký đã trôi qua 2/3 nhưng còn 50% TS chưa đăng ký NV là rất đáng lo. Con số này có thể phân theo 2 hướng, hướng thứ nhất có thể là các TS đang chờ đợi, cân nhắc và suy xét lại sau khi các trường công bố điểm sàn. Nhưng có một hướng thứ hai rất đáng lo là các TS… quên. Đặc biệt những TS trúng tuyển bằng các phương thức sớm, rất nhiều người không biết mình phải lên cổng thông tin của Bộ để đăng ký. Nên đăng ký bao nhiêu nguyện vọng?Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, với khoảng 50% TS đã nhập NV, trung bình mỗi TS đăng ký trên 4 NV. Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, nhận xét “con số NV từ 4 - 5 khá đẹp, ổn định”. Theo ông Tư, trên phần mềm tuyển sinh ông vẫn thấy có TS đăng ký dàn trải, trên 10 NV, ở nhiều ngành học khác nhau. Có em lại khá chủ quan khi chỉ đăng ký có 1 - 2 NV.“Cuộc chơi tuyển sinh năm nay có rất nhiều bất ngờ, nên các em cũng cần cẩn thận. Các em hãy tự tính toán, nên có những phương án dự phòng, cho điểm lùi của mình, để không rơi vào “thế kẹt”, không đậu được ngành muốn học”, ông Tư chia sẻ. Lưu ý khi đăng ký nguyện vọngQuan sát xu hướng TS đăng ký vào trường mình hiện nay, tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, nhận thấy có một số vấn đề dù không phổ biến nhưng cũng đáng để TS lưu tâm. Thứ nhất là có TS đăng ký quá nhiều ngành khác nhau. Thứ hai là các TS chưa sắp xếp thứ tự NV, có thể bị nhầm lẫn các mã phương thức tuyển sinh.“Thứ ba, với khối ngành sức khỏe, các em để NV 1 nhưng điểm lại dưới điểm sàn, như thế chắc chắn không trúng tuyển. Các em nên dành thời gian kiểm tra, điều chỉnh lại việc đăng ký”, ông Lưu nói. Đừng để “nước đến cổ mới nhảy”Tới nay nhiều TS vẫn chưa đăng ký NV lên hệ thống với lý do chủ yếu là chưa xác định được ngành, trường yêu thích nên cần suy nghĩ tiếp. Hoặc có những trường hợp TS đã trúng tuyển sớm vào nhiều trường nhưng chưa biết chọn NV 1 nào. Ông Võ Ngọc Nhơn cho rằng đến giờ này vẫn loay hoay câu chuyện hướng nghiệp, chưa biết mình sẽ làm gì trong tương lai có thể gọi là trễ, là “nước đến cổ mới nhảy”. Tuy nhiên theo ông, “còn nước còn tát”. Có nhiều trường ĐH đào tạo chung một nhóm ngành, chỉ khác biệt định hướng, các môn học, các dịch vụ chăm sóc sinh viên… “Sự thông minh khi đăng ký NV là phải phù hợp nhất với mình”, ông Nhơn nói.Ở góc độ khác, ông Cao Quảng Tư cho rằng việc đến giờ vẫn băn khoăn chọn ngành cũng hết sức bình thường. Vì “thà băn khoăn còn hơn không lo lắng gì”. Và quan trọng nhất là mỗi TS cần có chính kiến, luôn chủ động, cần những phương án dự phòng. Đừng để việc chọn công việc tương lai như bốc thăm, chơi xổ số hay nghe bạn nói lại đổi chọn ngành khác.“Thời điểm này TS hoang mang lo lắng cũng là bình thường vì các bạn đang đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời. Và có những sinh viên vào giảng đường ĐH vẫn hát Hoang mang của Hồ Quỳnh Hương, hay tốt nghiệp sau 4 năm vẫn hát Không lối thoát. Trên giảng đường ĐH, cũng có người không hòa nhập được, bị bỏ lại phía sau. Điều bạn cần là phải tự mình xây dựng hành trình nghề nghiệp tương lai cho mình”, ông Tư chia sẻ.Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: “Nếu giờ này các em vẫn băn khoăn chưa biết đăng ký ngành gì thì nên tham khảo ý kiến người thân, bạn bè. Các em không còn nhiều thời gian. Chúng ta không ai muốn chọn sai, nhưng nếu chưa có lựa chọn nào khác thì hãy nỗ lực cho những gì mình chọn ngày hôm nay. Đôi khi ta thành công từ cái ngành mình đang theo đuổi”.Tiến sĩ Võ Thanh Hải: “Các em nên bắt đầu rà soát và đăng ký NV từ đây đến 17.8. Từ 21 - 28.8, tất cả TS đã đăng ký NV trên hệ thống thì phải sắp xếp lại các NV và nộp lệ phí xét tuyển”.Ông Võ Ngọc Nhơn: “Đăng ký chưa phải là đã xong, các em phải thực hiện lưu thông tin, rồi xác nhận đăng ký (thực hiện tin nhắn trên điện thoại để nhận mã OTP) và sau đó thử thoát ra đăng nhập lại để xem NV đăng ký đã được lưu chưa”.Thạc sĩ Cao Quảng Tư: “Đăng ký NV xong cũng phải nhớ nộp lệ phí. TS cũng đừng quá trông chờ vào xét tuyển NV bổ sung, vì xét tuyển năm nay trễ, và cũng không nhiều”.Theo Báo Thanh Niên

Đại học Sư phạm Hà Nội điều chỉnh chỉ tiêu theo phương thức 1

Ngày 10/8, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã thông báo cập nhật chỉ tiêu tuyển sinh theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cụ thể như sau:Căn cứ Thông báo số 3249/BGDĐT-GDĐH ngày 21/7/2022 của Bộ GD&ĐT về số lượng chỉ tiêu các ngành đào tạo giáo viên, dựa trên số lượng thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào các ngành đào tạo theo các phương thức xét tuyển sớm (Phương thức 2, 3, 4, 5), Trường ĐHSP Hà Nội điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến theo Phương thức 1 như dưới đây.  STT Ngành/tổ hợp xét tuyểnDự kiến chỉ tiêu theo Phương thức 1IKhối ngành I  Nhóm ngành đào tạo giáo viên 1.1SP Toán học  Toán, Vật lí, Hoá học (A00)2001.2SP Toán học chất lượng cao: Xét tuyển từ các thí sinh trúng tuyển ngành SP Toán học theo tất cả các phương thức.1.3SP Toán học (dạy Toán bằng Tiếng Anh)  Toán, Vật lí, Hoá học (A00)10 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)102.1SP Tin học  Toán, Vật lí, Hoá học (A00)60Toán, Vật lí, Tiếng Anh (A01)192.2SP Tin học (dạy Tin học bằng Tiếng Anh): Xét tuyển từ các thí sinh trúng tuyển ngành SP Tin học theo tất cả các phương thức.3.1SP Vật lí  Toán, Vật lí, Hoá học (A00)65Toán, Vật lí, Tiếng Anh (A01)203.2SP Vật lí chất lượng cao: Xét tuyển từ các thí sinh trúng tuyển ngành SP Vật lí theo tất cả các phương thức.3.3SP Vật lí (dạy Vật lí bằng Tiếng Anh)  Toán, Vật lí, Hoá học (A00)4Toán, Vật lí, Tiếng Anh (A01)104.1SP Hoá học  Toán, Vật lí, Hoá học (A00)18Toán, Hoá học, Sinh học (B00)184.2SP Hóa học chất lượng cao: Xét tuyển từ các thí sinh trúng tuyển ngành SP Hóa học theo tất cả các phương thức.4.3SP Hoá học (dạy Hóa học bằng Tiếng Anh)  Toán, Hoá học, Tiếng Anh (D07)85.1SP Sinh học   Toán, Hoá học, SINH HỌC × 2 (B00)96 Toán, Ngoại ngữ, SINH HỌC × 2 (D08,D32,D34)205.2SP Sinh học chất lượng cao: Xét tuyển từ các thí sinh trúng tuyển ngành SP Sinh học theo tất cả các phương thức.5.3SP Sinh học (dạy Sinh học bằng tiếng Anh): Xét tuyển từ các thí sinh trúng tuyển ngành SP Sinh học theo tất cả các phương thức.6.1SP Công nghệ  Toán, Vật lí, Hoá học (A00)43 Toán, Vật lí, Ngữ văn (C01)287.1SP Ngữ văn  Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)105Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (D01,D02,D03)857.2SP Ngữ văn chất lượng cao: Xét tuyển từ các thí sinh trúng tuyển ngành SP Ngữ văn theo tất cả các phương thức.8.1SP Lịch Sử  Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)48Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh (D14)108.2SP Lịch sử chất lượng cao: Xét tuyển từ các thí sinh trúng tuyển ngành SP Lịch sử theo tất cả các phương thức.9.1SP Địa lí  Ngữ văn, Toán, Địa lí (C04)15Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)889.2SP Địa lí chất lượng cao: Xét tuyển từ các thí sinh trúng tuyển ngành SP Địa lí theo tất cả các phương thức.10.1Giáo dục công dân  Ngữ văn, Lịch sử, GDCD (C19)41Ngữ văn, Địa lí, GDCD (C20)4110.2Giáo dục chính trị Ngữ văn, Lịch sử, GDCD (C19)3Ngữ văn, Địa lí, GDCD (C20)311.1Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)30Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (D01,D02,D03)812.1Giáo dục Thể chất (Trường tổ chức thi tuyển sinh) Toán, BẬT XA × 2, Chạy 100m513.1SP Âm nhạc (Trường tổ chức thi tuyển sinh)Toán, HÁT × 2, Thẩm âm và tiết tấu5Ngữ văn, HÁT × 2, Thẩm âm và tiết tấu513.2SP Mĩ thuật (Trường tổ chức thi tuyển sinh) Toán, HÌNH HỌA CHÌ × 2, Trang trí10Ngữ văn, HÌNH HỌA CHÌ × 2, Trang trí1014.1SP Tiếng Anh Toán, Ngữ văn, TIẾNG ANH × 2 (D01)8015.1SP Tiếng Pháp Ngữ văn, Địa lí, NGOẠI NGỮ × 2 (D15,D42,D44)4Ngữ văn, Toán, NGOẠI NGỮ × 2 (D01,D02,D03)1216.1Giáo dục Mầm non Ngữ văn, Toán, Năng khiếu (M00)14616.2Giáo dục Mầm non - SP Tiếng Anh Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu (M01)15Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu (M02)1517.1Giáo dục Tiểu học Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (D01,D02,D03)7217.2Giáo dục Tiểu học - SP Tiếng Anh Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)4018.1Giáo dục Đặc biệt Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)20Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (D01,D02,D03)19 Nhóm ngành Khoa học giáo dục 19.1Quản lý giáo dục Ngữ văn, Địa lí, GDCD (C20)13Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (D01,D02,D03)13IIKhối ngành II IIIKhối ngành III IVKhối ngành IV 4.4Hóa học Toán, Vật lí, Hoá học (A00)50Toán, Hoá học, Sinh học (B00)505.4Sinh học Toán, Hoá học, SINH HỌC × 2 (B00)45Toán, Ngoại ngữ, SINH HỌC × 2 (D08,D32,D34)5VKhối ngành V 1.4Toán học Toán, Vật lí, Hoá học (A00)41Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)402.3Công nghệ thông tin Toán, Vật lí, Hoá học (A00)100Toán, Vật lí, Tiếng Anh (A01)50VIKhối ngành VI VIIKhối ngành VII 20.1Triết học (Triết học Mác-Lênin) Ngữ văn, Lịch sử, GDCD (C19)50Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)6010.3Chính trị học Ngữ văn, Lịch sử, GDCD (C19)20Ngữ văn, Ngoại ngữ, GDCD (D66,D68,D70)2021.1Tâm lí học giáo dục Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)30Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (D01,D02,D03)1021.2Tâm lí học (Tâm lý học trường học) Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)50Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (D01,D02,D03)3022.1Việt Nam học  Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)45 Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh (D15)4522.2Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành  Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)45 Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh (D15)4514.2Ngôn ngữ Anh Toán, Ngữ văn, TIẾNG ANH × 2 (D01)2423.1Ngôn ngữ Trung Quốc Toán, Ngữ văn, TIẾNG ANH × 2 (D01)20Toán, Ngữ văn, TIẾNG TRUNG QUỐC × 2 (D04)57.3Văn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)27Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (D01,D02,D03)2624.1Công tác xã hội Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)60Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (D01,D02,D03)5018.2Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00)50Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (D01,D02,D03)50 Lưu ý:1. Nếu thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển theo các phương thức tuyển sinh sớm nhưng không đăng kí nguyện vọng xét tuyển vào Trường thì chỉ tiêu dư thừa theo các phương thức này sẽ được chuyển sang Phương thức 1. Có nghĩa là, các chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến theo Phương thức 1 ở bảng trên có thể tăng thêm.2. Thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển theo các phương thức tuyển sinh sớm chưa phải nộp hồ sơ về Trường như dự kiến ở Thông báo số 164/TB-ĐHSPHN ngày 27/01/2022.Sau khi lọc ảo, nếu có tên trong Danh sách thí sinh chính thức trúng tuyển vào Trường ĐHSP Hà Nội thì thí sinh sẽ nộp hồ sơ nhập học trực tiếp tại Trường vào ngày 23/09/2022.Theo TTHN 

Tuyển sinh 2022: Điểm chuẩn sẽ không thay đổi nhiều

Các phổ điểm môn thi năm 2022 đều nghiêng về bên phải như năm 2020, 2021 ngoại trừ môn Anh và môn Sinh. Vậy điểm chuẩn 2022 sẽ thay đổi ra sao? 1. Số điểm 10 giảm mạnhPhổ điểm môn tiếng Anh năm nay có dạng phân bố ít kỳ dị hơn năm 2021 (có hai đỉnh chuông). Số điểm 10 của các môn thi giảm mạnh, chỉ còn 5.560 (trong đó môn giáo dục công dân chiếm phân nửa) so với 24.318 điểm 10 ở năm 2021.Gánh trên vai trách nhiệm vừa dùng để xét tốt nghiệp THPT vừa dùng làm cơ sở cho các trường ĐH xét tuyển nên dù dạng phổ điểm lệch phải nhiều nhưng mức độ phân hóa của phổ điểm tất cả các môn đều khá tốt, kể cả ở mức điểm cao, vẫn thuận lợi cho các trường khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.Học sinh sẽ tốt nghiệp nếu có điểm xét tốt nghiệp không dưới 5,0 và không có môn thi nào bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống). Tổng số điểm liệt ở các môn năm 2022 giảm còn 1.094 (so với 1.280 ở năm 2021 và 1.262 ở năm 2020), trong đó môn tiếng Anh chiếm gần phân nửa số điểm liệt. Tuyển sinh 2022: Điểm chuẩn sẽ không thay đổi nhiều Với tình hình điểm trung bình lớp 12 vẫn được cho "rộng rãi" và điểm trung bình các môn thi đều cao, năm 2022 tỉ lệ tốt nghiệp của cả nước và của từng địa phương sẽ được quyết định bởi điểm liệt nhiều hay ít.Đến thời điểm này hàng loạt địa phương đã công bố tỉ lệ tốt nghiệp 2022 đạt cao nhất trong những năm gần đây và vượt mức 99%: Phú Thọ 99,71%, Hòa Bình 99,37%, Sóc Trăng 99,24%, Long An 99,6%, Bình Dương 99,7%...Như vậy tỉ lệ tốt nghiệp chung cả nước ở năm 2022 sẽ không thấp hơn năm 2020 và 2021 (trên 98%).Năm 2022 là năm đầu tiên mà điểm trung bình tất cả các môn thi đều đạt mức trên 5,0. Điểm trung bình của năm môn thi toán, sinh, địa lý, ngoại ngữ, giáo dục công dân giảm nhẹ, trong đó môn sinh lần đầu tiên giữ vị trí đội sổ thay cho môn sử và môn ngoại ngữ.Có bốn môn tăng điểm trung bình so với năm 2021. Trong đó môn sử có bứt phá ngoạn mục với mức tăng lên đến gần 1,4 điểm và có số lượng điểm 10 chiếm 1/3 tổng số, chỉ sau môn giáo dục công dân.Môn ngoại ngữ (chủ yếu là môn tiếng Anh) năm thứ hai liên tiếp tiếp tục có điểm trung bình môn thi vượt hơn 5, nhưng các tỉnh miền núi, biên giới vẫn có điểm trung bình ngoại ngữ thấp nhất.Chênh lệch điểm trung bình môn ngoại ngữ giữa địa phương có kết quả cao nhất (TP.HCM 6,4 điểm) với địa phương có kết quả thấp nhất (Hà Giang 3,79 điểm) lên đến 2,6 điểm, cho thấy việc nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ ở bậc phổ thông còn là một thách thức rất lớn đối với ngành giáo dục. 2. Điểm xét đại học sẽ ra sao?Xét tuyển ĐH vẫn là xu hướng chính của học sinh THPT. Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, trong số xấp xỉ 1 triệu học sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022 có đến gần 93% học sinh sẽ tham gia xét tuyển vào các trường ĐH.Với phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, năm 2022 các trường vẫn chủ yếu xét tuyển theo tổ hợp các môn thi và dự đoán phần lớn thí sinh cũng đăng ký xét tuyển theo các tổ hợp các môn của các khối thi truyền thống. Điểm trung bình các tổ hợp môn xét tuyển năm 2022 giảm trung bình 1 - 1,5 điểm so với năm 2021, ngoại trừ tổ hợp khối C (văn, sử, địa).Hiện số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp ở năm 2022 chưa biết chính xác trong khi chỉ tiêu dành cho xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp giảm khá nhiều (do phần lớn các trường dành nhiều chỉ tiêu hơn cho xét tuyển từ học bạ THPT và các phương thức khác).Do đó, dự đoán tuy mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển có thể sẽ vẫn ở mức 14 - 15 điểm như phần lớn các trường ĐH ở năm 2021, nhưng điểm chuẩn trúng tuyển sẽ không thay đổi nhiều ở tất cả các tổ hợp môn xét tuyển, thậm chí có thể giảm nhẹ do số lượng thí sinh có tổng điểm thi 3 môn của tổ hợp xét tuyển từ 25 điểm trở lên giảm so với năm 2021. 3. Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho hay phổ điểm kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho thấy kỳ thi năm nay về cơ bản ổn định, độ khó dễ không có xáo trộn quá lớn so với năm trước, ngoại trừ môn tiếng Anh và Lịch sử.Theo ông Đức, số liệu kết quả phân tích của một số môn thi năm nay cụ thể như sau:Môn Toán có số bài thi đạt điểm 8 trở lên là 214.717/tổng 982.728, đạt 21,8% (tỷ lệ năm ngoái là 25,8%).Ở môn Ngữ văn, số bài thi đạt điểm 7 trở lên là 414.969/981.407, đạt 42,28% (tỷ lệ năm ngoái là 41,7%).Môn Vật lý có số bài thi đạt điểm 8 trở lên là 74.045/325.525, đạt 22,74% (năm ngoái, tỷ lệ này là 18,3%).Môn Hóa học có số bài từ 8 điểm trở lên có sự tăng nhẹ, 91.246/327.370, đạt 27,8% (năm ngoái là 24,9%).Môn Sinh học, tỷ lệ điểm 8 trở lên chỉ đạt 4,84% (15.599/322.200), năm ngoái là 6,52%.Đáng chú ý là môn Lịch sử, năm 2021 chỉ có 266 điểm 10 và số điểm 8 trở lên là 5,44%, thì năm nay có tới 1.779 điểm 10 và tỷ lệ thí sinh đạt điểm 8 trở lên là 119.601/659.667, đạt 18,1%.Môn Địa lý năm nay số bài đạt điểm 8 trở lên đạt 16,72%, năm ngoái là 22%.Với môn Giáo dục Công dân, số bài đạt điểm 8 trở lên đạt 61,85%, năm ngoái là 71,5%.Môn tiếng Anh năm nay có sự điều chỉnh rõ rệt so với năm ngoái. Nếu năm ngoái tỷ lệ bài đạt 8 điểm trở lên là 18,3% thì năm nay, tỷ lệ này là 11,9%.Với phổ điểm như trên, ông Đức cho rằng, với nhiều tổ hợp xét tuyển sẽ không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyển."Mức phân hóa của đề thi năm nay ổn định cơ bản như 2021. Tổ hợp đạt điểm tối đa 3 môn cũng giảm đi rõ rệt. Nhưng tổ hợp điểm nằm trong khoảng 24-26 điểm sẽ không có biến động lớn.Các tổ hợp có Ngoại ngữ sẽ giảm rõ rệt. Ngược lại các tổ hợp có môn Lịch sử, Giáo dục công dân sẽ tăng rất rõ rệt.Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm ngoái" - ông Đức nhận định. 4. Khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại họcThạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng cho rằng với phổ điểm năm nay, có thể thấy với nhiều tổ hợp xét tuyển không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyến so với năm 2021.Cũng như ông Đức, ông Sơn nhận định các tổ hợp có môn Ngoại ngữ sẽ có mức điểm chuẩn giảm rõ rệt, còn tổ hợp có môn Lịch sử điểm chuẩn sẽ tăng rất rõ rệt."Điểm chuẩn năm nay có thể sẽ tăng nhưng chỉ từ 0,5-1 điểm ở những trường đại học đã có thương hiệu hay những ngành nghề "hot".Đa phần điểm chuẩn các tổ hợp xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 19-25 điểm. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm chuẩn sẽ vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm trước" - ông Sơn dự đoán.Với riêng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, theo ông Sơn, điểm trúng tuyển các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh... sẽ tăng nhẹ so với năm trước, ở mức từ 23-25 điểm. Các ngành như Cơ khí, Điện tử, Công nghệ sinh học, Công nghệ hóa học... điểm chuẩn nằm trong khoảng 16-18, tương đương năm trước".

Điểm sàn trường quân đội: Cao nhất 24,5, thấp nhất 15 điểm

Ban Tuyển quân sự Bộ Quốc phòng vừa thông báo điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ năm 2022 của 17 trường quân đội. Nhìn chung, mức điểm sàn các trường quân đội cũng tương tự năm ngoái.Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng vừa thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (còn gọi là điểm sàn) để nhận hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ năm 2022 của 17 trường thuộc Bộ Quốc phòng.Theo đó, khoảng cách điểm sàn giữa các trường khá lớn, có trường cao lên đến 24,5 điểm (với đối tượng nữ), nhưng có nhiều trường chỉ 15-16 điểm. Sinh viên Học viện Kỹ thuật quân sựCụ thể điểm sàn cho từng đối tượng tuyển sinh của từng trường như sau:  Ban Tuyển sinh quân sự cũng lưu ý thí sinh thực hiện theo lịch đăng ký nguyện vọng mà Bộ GD-ĐT đã quy định (từ ngày 22.7 đến 17 giờ ngày 20.8). Việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh hoặc trên cổng dịch vụ công quốc gia.Thí sinh đăng ký nguyện vọng vào các trường quân đội cần đặc biệt lưu ý hồ sơ của các em chỉ hợp lệ khi các em đã đủ điều kiện sơ tuyển, phải đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường thí sinh có nguyện vọng và đủ điều kiện dự tuyển.Trong thời gian đăng ký xét tuyển, thí sinh được đăng ký xét tuyển vào một trong các trường quân đội theo nhóm trường thí sinh đã sơ tuyển, theo đúng vùng miền và đối tượng tuyển sinh như sau:- Nhóm 1: Gồm các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, Phòng không -Không quân (hệ chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan Lục quân 1 (đối với các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía Bắc), Lục quân 2 (đối với các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía nam), Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.- Nhóm 2: Gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Phòng không - Không quân (hệ kỹ sư hàng không).Đối với các trường, các ngành có nhiều tổ hợp xét tuyển, thí sinh được đăng ký thay đổi tổ hợp xét tuyển trong trường hoặc trong ngành theo quy định.Các học viện, trường trong quân đội chỉ xét tuyển vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự đối với các thí sinh đã được thông báo đủ điều kiện sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trong các trường thuộc nhóm trường theo đúng quy định. Tuyển sinh ngành quân sự cơ sở Ngoài ra các trường Sĩ quan Lục quân 1 và Sĩ quan Lục quân 2 tuyển sinh ngành quân sự cơ sở trình độ ĐH và CĐ với mức sàn ĐH là 15,0 điểm, CĐ là 10 điểm (mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo thang điểm 30,0 và đã bao gồm cả điểm ưu tiên).Thí sinh đăng ký xét tuyển vào đào tạo ĐH ngành quân sự cơ sở, nếu không đạt ngưỡng điểm xét tuyển đại học, được đăng ký xét tuyển vào đào tạo trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở.Đối tượng tuyển sinh đào tạo ngành quân sự cơ sở gồm:Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chưa qua đào tạo; Cán bộ chỉ huy, chiến sĩ dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ; sĩ quan dự bị chưa xếp vào các đơn vị dự bị động viên; cán bộ chỉ huy, chiến sĩ dân quân tự vệ; cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên đang công tác tại cơ sở.Thí sinh dự tuyển đào tạo ngành quân sự cơ sở phải tham gia sơ tuyển và được Trường Sĩ quan Lục quân 1 hoặc Trường Sĩ quan Lục quân 2 thông báo đủ điều kiện sơ tuyển.

Điểm chuẩn trúng tuyển cao hơn điểm sàn nhiều không?

Khoảng cách giữa điểm sàn với điểm chuẩn đại học năm 2022 là bao nhiêu? Cùng lắng nghe GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ dưới đây.Đến hết ngày 2/8, các trường ĐH trên cả nước đều đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn). Trên các diễn đàn, nhiều thí sinh đặt ra thắc mắc về cơ hội trúng tuyển khi có mức điểm ngang bằng hoặc cao hơn không đáng kể so với điểm sàn. Với các ngành hot, điểm trúng tuyển khó sát điểm sànTheo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, điểm sàn là mức điểm tối thiểu thí sinh cần có để đủ điều kiện đăng ký xét tuyển. Khái niệm này khác với điểm chuẩn - là mức điểm trúng tuyển, được lấy từ trên xuống dưới theo chỉ tiêu nhà trường đã công bố. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức Ví dụ, ngành Công nghệ thông tin có điểm sàn là 22 điểm, có nghĩa tất cả thí sinh từ 22 điểm trở lên đều có thể nộp hồ sơ vào ngành này. Tuy nhiên, nhà trường sẽ lấy từ trên xuống, có thể 1.000 thí sinh nộp hồ sơ nhưng chỉ lấy 100 chỉ tiêu có điểm cao nhất. Như vậy, có thể 27 điểm mới là điểm trúng tuyển."Thí sinh cần hết sức cẩn thận. Chỉ những ngành học nào số hồ sơ đăng ký không cao, những ngành không hot thì điểm chuẩn mới có thể tương đối sát với điểm sàn, ví dụ các ngành khoa học cơ bản như Triết học, Lịch sử,… Còn với những ngành đang hot hiện nay, việc điểm sàn sát điểm trúng tuyển là điều rất khó. Vì thí sinh đặt hồ sơ vào càng đông, khoảng cách giữa điểm sàn và điểm chuẩn lại càng lớn", GS Đức nhấn mạnh. GS Nguyễn Đình Đức đưa ra lời khuyên: thí sinh nên căn cứ vào điểm chuẩn năm trước, phổ điểm các tổ hợp và chỉ tiêu năm nay của các trường để xác định mức điểm của mình có "an toàn" hay không, thay vì dựa vào điểm sàn.