Kinh nghiệm ôn thi trong 3 tuần cuối từ Thủ khoa Quan hệ công chúng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Kinh nghiệm ôn thi trong 3 tuần cuối từ Thủ khoa Quan hệ công chúng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chia sẻ từ Nguyễn Thanh Thảo - Thủ khoa Quan hệ công chúng năm 2020 - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; học sinh lớp Địa lí thầy Tùng khoá 2020. 

"Thời gian đúng là không chờ đợi ai thật, giờ này của 2 năm trước chị cũng giống như các em, là một cô nàng mang trong mình ước mơ “Đỗ Đại học”, ước mơ được lên Hà Nội học tập và làm việc,... Hồi đấy chị cũng rất mơ mộng nhưng người ta nói đúng, vì mình còn trẻ mà nên tội gì mà mình không thử, mình không trải nghiệm đúng không nào?

Để nói về chị và “ngành” của chị thì chắc chị phải kể mấy ngày mất, có khi cũng chưa hết chuyện nên là nay chị tập trung chia sẻ cho các em về một số kinh nghiệm mà chị rút ra được qua quá trình ôn thi và thành quả mà chị đã đạt được!"

1. ĐỘNG LỰC 

Chắc hẳn đi tới giai đoạn cuối này, các em đã ít nhiều được các thầy cô ở trường giảng dạy và trang bị cho mình nên Thanh Thảo chia sẻ về việc nuôi động lực, giữ tinh thần. 

"Thật ra, ban đầu chị có khá nhiều lựa chọn và gặp một số khó khăn nhất định cả trong cuộc sống lẫn trong việc học tập của mình. Lúc đó, chị dường như bị mất nhiều niềm tin, chị không nghĩ bản thân sẽ vượt qua được hay có thể làm được bất kỳ điều gì cả. Khoảng thời gian đó rất nhiều áp lực nhưng chị cũng là người tự cứu chính mình. Chị suy nghĩ lại mọi thứ, tìm lại nguồn cảm hứng và động lực cho mình. Thay vì nghĩ đến những thứ tiêu cực, những thứ có thể khiến chị dễ rơi vào trạng thái trì hoãn thực tại, chị đã nghĩ về ước mơ, nghĩ về phút giây cầm trên tay chiếc giấy báo trúng tuyển Đại học. Dần dần, chị tập trung trở lại, học và đọc nhiều hơn, làm đề nhiều hơn, tập viết nhiều hơn.

2. MỘT SỐ TIPS ÔN THI GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT  

Với môn Văn: Cần tổng rà soát các tác phẩm, đọc và nghiền ngẫm thật kỹ phần tác giả, phong cách nghệ thuật, nội dung của tác phẩm, nghệ thuật sử dụng trong bài. Bên cạnh đó, hãy tham khảo và “tủ” sẵn cho mình một số mở bài, kết bài tâm đắc, có thể sử dụng trong mọi kiểu đề, “nằm lòng” một số câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ, nhận xét, lời nhận định…. bởi nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong việc gây ấn tượng với người chấm thi. Song với đó, nên ôn tập lại những kỹ năng, kiến thức liên quan đến phần Đọc - hiểu để tránh mất điểm đáng tiếc. Giai đoạn cuối, chị không viết nhiều, thay vào đó chị đọc lại những bài làm của mình đã được cô giáo chữa trên lớp cùng với những tài liệu mà cô sưu tầm, tổng hợp và hướng dẫn.

Với môn Sử: đọc lại sách giáo khoa, các bảng biểu so sánh, chú ý các chi tiết, mốc thời gian, thời điểm quan trọng, các nội dung ghi chép kiến thức trên lớp mà chị được lắng nghe từ Cô giáo bộ môn và các bạn... Song song với việc học lý thuyết, xem lại các đề đã làm là rất cần thiết và quan trọng. Chị có lưu ý nhỏ là các em không nên  làm thêm đề hay làm thêm các bài thi thử, bởi giai đoạn này học cũng sẽ không được nhiều.

 Việc thi cử thực sự rất quan trọng nhưng sức khỏe cũng vô cùng cần thiết, nên đừng có tham mà ôm đồm nhiều quá mà gây áp lực cho bản thân khi chưa hoàn thành mục tiêu mà mình đề ra.

Với môn Địa: tập trung ôn tập lại kiến thức SGK, nằm lòng các công thức, kỹ năng sử dụng Atlat, cách nhận biết và nhận xét các loại biểu đồ.

Bên cạnh việc học tập, ôn luyện trên lớp cùng cô giáo phụ trách bộ môn, chị có thói quen xem lại các livestream của nhiều thầy cô, đặc biệt là thầy Tùng. Thầy dạy siêu chất lượng, siêu đáng yêu, các bạn cực kỳ thân thiện, dễ gần nên chị học rất thích. 

Nói đến đây, chị muốn kể cho các em nghe, quá trình chị biết đến thầy Tùng. Lớp 11 chị đã biết đến thầy, năm ấy chị hay làm bài kiểm tra của các anh chị và mạnh dạn nhắn với thầy “Thầy ơi, em mới là học sinh lớp 11, sang năm em mới thi Đại học, vậy em có nên đăng ký học trước không ạ?” Chị có ôn thi HSG Địa, có nhiều phần không biết toàn nhắn tin hỏi thầy. Nên học Địa thầy Tùng nhé! Các em không chỉ được học kiến thức mà còn được học về những kỹ năng cần thiết cho mình trong tương lai. Ngoài ra, chị đã có được rất nhiều mối quan hệ mới và tốt đẹp mà tới tận bây giờ vẫn còn duy trì!

Chị viết như vậy, không phải để quảng cáo gì cả, bởi đó là những lời mà một người đi trước muốn chia sẻ với các em. Đó là những gì chị đã trải nghiệm nên chị hiểu giá trị của nó ra sao". 

Dù mỗi người sẽ có một cách học, một cách vận dụng riêng nhưng hy vọng rằng, với những chia sẻ của chị có thể giúp ích cho các em trong ba tuần cuối cùng. 

Cố lên những chiến binh! Chúc các em luôn mạnh khỏe, lúc nào cũng cười tươi và nhất định sẽ đạt được ước mơ của mình trong năm nay nhé! 

 

← Bài trước Bài sau →